LONG NHÃN NHỤC

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 7 docx (Trang 36 - 44)

Xuất xứ:

Bản Kinh.

Tên khác:

Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dƣợc Khảo).

Tên khoa học:

Euphoria longana Lamk.

Họ khoa học:

Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).

Mô tả:

Cây cao 5-7m. Lá mọc so le, kép, hình lông chim, gồm 5-9 lá chét, nguyên, hẹp, dày, cứng, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm. Ra hoa vào tháng 2-3, màu vàng nhạt, mọc từng chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh rời nhau, 6-10 nhụy, bầu 2-3 ô. Quả hành tròn, vỏ ngoài ráp, màu vàng nâu, bên trong có cùi mọng nƣớc ngọt (áo hạt), giữa có hạt đen bóng.

Địa lý:

Trồng nhiều ở khắp nơi.

Thu hái, chế biến: Vào tháng 6-8, khi Nhãn chín thì hái về.

Bộ phận dùng:

Cùi của quả.

Bào chế:

+ Chọn loại Nhãn lồng đã chín, cùi dày, ráo nƣớc, đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40-500C đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra, bóc vỏ lấy cùi rồi sấy ở nhiệt độ 50- 600C tới độ ẩm dƣới 18%, cầm không dính tay là đƣợc. + Long nhãn đã chế biến rồi nhƣng sợ để lâu có nhiễm trùng, nên đem chƣng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn thì gĩa nát với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nƣớc đặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.

Bảo quản:

Đóng gói trong các thùng kín, để nơi khô mát.

Thành phần hóa học:

+ Trong Long nhãn có: Adenine, Choline, Glucose, Sucrose (Trung Dƣợc Học).

+ Trong Long nhãn có: Sacaroza, Glucoza, Protein, Acid Tatric, Chất béo, Sinh tố A,B. Các men Amylaza, Peroxitdaza. Hạt nhãn có Saponin, Chất béo (Dƣợc Liệu Việt Nam).

+ Cùi nhãn tƣơi có: Nƣớc 77,15%, Tro 0,01%, Chất béo 0,13%, Protid 1,47%, hợp chất có Nitrogen tan trong nƣớc 20,55%, Saccacrose 12,25%, Vitamin A, B. Cùi nhãn khô có nƣớc 0,85%, Chất tan trong nƣớc 79,77%, Chất không tan trong nƣớc 19,39%, Tro 3,36%. Trong phần tan trong nƣớc có Glucose 26,91%, Sacarose 0,22%, Acid tartric1,26%, Chất có Nitrogen 6,309%. Hạt nhãn chứa tinh bột, Saponin, Chất béo và Tanin. Lá chứa Quercetrin, Quercetin, Tanin (Tự Điển Cây Thuốc Việt Nam).

+ Stigmasterol, Fucosterol (Hsu Hong Ling và cộng sự, Hua Hsueh 1977, (4): 103 – C A, 1980, 92: 377761z).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng chống nấm: nƣớc ngâm Long nhãn, trong ống nghiệm có tác dụng ức chế đối với nha bào của nấm (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng kháng phóng xạ: Long nhãn nhục hợp với Cáp giới (Mỗi 1ml thuốc có Long nhãn nhục 1g, Cáp giới 0,5g), cho chuột uống theo liều 20ml/kg, liên tục 10 ngày, thấy có tác dụng tăng sức đề kháng; Uống liều 15ml/kg liên tục 14 ngày huyết áp trở lại trạng thái bình thƣờng; Uống 15ml/kg liên tục 10 ngày, thấy chuột tƣơi tỉnh, khỏe mạnh; Uống 20ml/kg liên tục 7 ngày thấy trọng lƣợng chuột tăng (Trung Quốc Trung Dƣợc Tạp Chí 1989, 14 (6): 365).

Tính vị:

+Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh). +Vị ngọt, chua (Tân Tu Bản Thảo). +Vị ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn). +Vị ngọt, tính ấm (Trung Dƣợc Học).

Quy kinh:

+Vào kinh Tỳ, Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vào kinh Can, Tâm, Tỳ (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa). +Vào kinh Tâm, Thận (Bản Thảo Tái Tân).

+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dƣợc Học).

Tác dụng:

+Khử độc (Danh Y Biệt Lục).

+Dƣỡng huyết, an thần, ích trí, liễm hãn, khai Vị, ích Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo). +Đại bổ âm huyết (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa).

+Bổ Tâm, Tỳ, dƣỡng huyết, an thần (Trung Dƣợc Học).

Chủ trị:

+ Chủ trị ngũ tạng tà khí, chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản Kinh). + Trị lo nghĩ quá mức, lao thƣơng Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hƣ phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhƣợc (Trung Dƣợc Học).

Kiêng kỵ:

+ Có đờm hỏa hoặc thấp ở Trung tiêu: không dùng (Trung Dƣợc Học).

+ Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Liều dùng: 12-20g/ ngày.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên: Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng Sâm 12g, Đƣơng qui 8g, Phục thần 12g, Long nhãn nhục 12g, Toan táo nhân 12g, Mộc hƣơng 4g (cho sau), Viễn chí 6g, Chích thảo 4g, sắc nƣớc uống (có thể cho thêm Gừng tƣơi và Đại táo) (Quy Tỳ Thang - Tế Sinh Phƣơng).

+ Ôn bổ Tỳ Vị, trợ tinh thần: Long nhãn nhục, nhiều ít tùy dùng, ngâm rƣợu 100 ngày, mỗi ngày uống (Long Nhãn Tửu – Vạn Thị Gia Sao).

+ Trị Tỳ hƣ, tiêu chảy: Long nhãn khô 14 trái, Sinh khƣơng 3 lát, sắc uống (Tuyền Châu Bản Thảo).

+ Trị sinh xong bị phù thũng: Long nhãn khô, Sinh khƣơng, Đại táo, sắc uống (Tuyền Châu Bản Thảo).

Tham khảo:

+ Quế viên… đại bổ âm huyết… Dùng trong bài Quy Tỳ Thang cùng với Liên nhục, Khiếm thực để bổ Tỳ âm, làm cho Tỳ vƣợng để thống huyết, quy kinh. Nếu thần chí mỏi mệt, Tâm kinh thiếu huyết, dùng làm thuốc trợ lực cho Sinh địa, Mạch môn để bổ dƣỡng âm huyết. Nếu gân xƣơng mỏi yếu, dùng làm thuốc trợ lực cho Thục địa, Đƣơng quy để tƣ bổ Can huyết (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa).

+ ―Ngoài việc dùng trong các phƣơng thang ra, phép ăn Long nhãn thì phải giữ cho khí hòa, Tâm tĩnh, đồng thời phải thấm nƣớc bọt nuốt dần vào cổ họng, là phƣơng pháp đem Khảm Thủy điền thay Ly Hỏa. Ngƣời có chứng lao thì khuyên họ ăn thƣờng xuyên 1 tháng sẽ khỏi bệnh, đây là phép bí truyền của kẻ tu hành. Cách ăn Long nhãn nhƣ sau: Canh năm, không dùng nƣớc, ăn 1 quả Long nhãn, dùng lƣỡi đƣa lên răng mà lấy cùi, bỏ hột, tức là phép ‗Thiệt lãm hoa trì‘, rồi sẽ nhằn cho cùi thành cao, hòa với nƣớc bọt nuốt ực xuống mạnh nhƣ nuốt vật cứng, xong rồi lại làm nhƣ thế mà ăn quả thứ 2. Ăn tất cả 9 quả, chừng 1 giờ thì xong. Đến giờ Thìn, giờ Tỵ lại ăn 9 quả; khi đi ngủ lại ăn 9 quả. Trong 1 ngày ăn tất cả 4 lần‖ (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).

+ ―Long nhãn nhục, uống nhiều thì mạnh chí, thông minh, dùng lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu. Trong thang Quy Tỳ, Long nhãn có công dụng ngang với Nhân sâm, vì Tỳ đƣợc bồi bổ thì trung khí đầy đủ, nguồn sinh hóa không kiệt, 5 Tạng đều thỏa mãn thì trăm tà đều tiêu hết. Vả lại vị ngọt thì nuôi đƣợc huyết, bổ cho Tâm mà làm mạnh thần‖ (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu). + ―Long nhãn dùng trong bài Quy Tỳ Thang, cùng với Liên nhục, Khiếm thực để bổ Tỳ âm, làm cho Tỳ vƣợng, thống huyết, quy kinh. Nếu thần chí mệt mỏi, Tâm kinh huyết thiếu, dùng làm thuốc trợ lực cho Sinh địa, Mạch môn để bổ dƣỡng Tâm huyết. Trƣờng hợp gân cốt mệt mỏi, dùng làm thuốc trợ lực cho Thục địa, Đƣơng quy để tƣ âm, bổ Can huyết‖ (Trung Dƣợc Học).

+ ―Long nhãn vị ngọt, thể nhuận, màu đỏ tía, chẳng những bổ khí của Tỳ Vị mà còn tƣ âm huyết bất túc, không có dính nhờn của Thục địa, ủng tắc khí của Đại táo, là vị thuốc rất tốt về ích khí, bổ huyết. Cho nên trong bài Quy Tỳ Thang, dùng Long nhãn để chữa Tâm Tỳ bị tổn thƣơng. Ngƣời gìa yếu sau khi ốm, Tỳ khí hƣ nhƣợc, chỉ dùng 1 vị này đun lên lấy nƣớc

uống thay trà rất hay. Nếu dùng để ăn thì lấy quả Vải làm quý, nếu dùng để tu bổ thì lấy quả Nhãn là tốt‖ (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

+ ―Long nhãn nhục và Tang thầm đều là những vị thuốc tốt để tƣ bổ, cả 2 đều có công dụng bổ huyết, ích hƣ. Tuy nhiên, Tang thầm có tác dụng bổ huyết, tƣ âm. Thiên về tƣ bổ Can, Thận, tính của nó hay tức phong, lợi thủy. Chữa Can, Thận âm huyết không đủ thƣờng dùng vị thuốc này. Còn Long nhãn nhục, bổ huyết, ích khí, công dụng thiên về bổ Tâm, Tỳ, an thần, dƣỡng huyết. Chữa Tâm khí huyết bất túc phải dùng đến vị này (Trung Dƣợc Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

LONG NÃO

Xuất xứ:

Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu.

Tên khác:

Kim Cƣớc Não, Cảo Hƣơng, Thƣợng Long Não, Hƣ Phạn, Băng Phiến Não, Mai Hoa Não, Mễ Não, Phiến Não, Tốc Não, Cố Bất Bà Luật, Long Não Hƣơng, Mai Hoa Băng Phiến, Yết Bà La Hƣơng, Bà Luật Hƣơng, Nguyên Từ Lặc, Chƣơng Não, Não Tử, Triều Não (Trung Dƣợc Học), Dã Hƣơng (Dƣợc Liệu Việt Nam).

Tên khoa học:

Cinnamomum camphora N. et E.

Họ khoa học:

Họ Long Não (Lauraceae).

Mô Tả:

Cây gỗ, cao 10-15m. Lá đơn nguyên, hình mũi mác, mặt trên xanh, mặt dƣới màu nhạt hơn, có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá lông chim. Ở gốc của gân giữa với 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ. Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu vàng lục, đều,

lƣỡng tính. Đế hoa lõm, mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy. Bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến. Nhụy hữu thụ, có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, cấu tạo bởi 4 ô phấn nhỏ, chồng lên nhau 2 cái một. Mỗi ô nhỏ mở bởi 1 cái lƣỡi gà quay về phía trong đối với 2 vòng ngoài và quay về phía ngoài đối với vòng trong cùng. 2 bên chỉ nhụy của vòng này mang tuyến nhỏ. Bộ nhụy gồm 1 tâm bì. Bầu thƣợng, vòi hình trụ phồng ở ngọn. Một noãn đảo. Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lai. Hạt không nội nhũ.

Địa lý:

Trồng khắp nơi.

Thu hái, Sơ chế:

Lấy gỗ vào mùa xuân, mùa thu [ cây 40-50 tuổi trở lên có nhiều Long não] (Dƣợc Liệu Việt Nam).

Bộ phận dùng:

Bột kết tinh sau khi cất gỗ và lá cây Long não. Bột Long não màu trắng, mùi thơm đặc biệt, có khi đƣợc nén thành khối vuông hoặc tròn.

Bào chế:

+Chặt nhỏ cây, cành lá, chƣng cất lấy Long não thô rồi lại thăng hoa tinh chế lần nữa để đƣợc bột Long não tinh chế. Cho vào khuôn để có những cục hoặc khối Long não.

+Chẻ nhỏ thân, cành, rễ, lá, đem cất với nƣớc sẽ đƣợc Long não và tinh dầu (Dƣợc Liệu Việt Nam).

+Ngâm cồn 600 với tỉ lệ 1/10 để xoa bóp (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc).

Bảo quản:

Đựng vào lọ kín. Thêm Đăng tâm để không mất hƣơng vị.

Thành phần hóa học:

+Tinh dầu và Long não tinh thể d-Camphora (Trung Dƣợc Học).

+Tinh dầu Long não cất phân đoạn sẽ đƣợc tinh dầu Long não trắng (dùng chế Cineola), tinh dầu Long não đỏ (chứa Safrola, Carvacrola), tinh dầu Long não xanh (chứa Cadinen,

Camhoren, Azulen] (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dƣợc).

+Trong gỗ có khoảng 0,5 Long não đặc, 2% tinh dầu Long não (Dƣợc Liệu Việt Nam). + Rễ, thân. Lá chứa tinh dầu gồm những thành phần: d-Camphor, a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen (Trung Dƣợc Học).

+ Thành phần chủ yếu của gỗ, lá và rễ long não là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lƣợng tinh dầu và long não tinh thể thay đổi.

Long não thiên nhiên, có tinh thể màu trắng, mùi thơm đặc biệt, vị nóng, ở nhiệt độ thƣờng, lao não thang hoa đƣợc, tín tan trong nƣớc, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ (cồn, Ête, Clofoc) quay phai + 430. Tính chất long não là một xeton.

Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ đƣợc tinh dầu long não trắng (dùng chế Xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa Safrola, Cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphoren, azlen) (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng đối với trung khu thần kinh: Long não có tác dụng hƣng phấn trung khu thần kinh, tăng cƣờng hô hấp và tuần hoàn, nhất là trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng rõ. Cơ chế tác dụng là lúc tiêm dƣới da, thuốc kích thích tại chỗ gây phản xạ hƣng phấn.

+Bôi vào da, Long não gây cảm giác ấm, kích thích và diệt khuẩn. Long não cũng gây cảm giác mát, tê.

+Uống trong, Long não kích thích niêm mạc dạ dày: liều nhỏ gây cảm giác ấm áp dễ chịu; Liều cao gây buồn nôn, nôn.

+Tác dụng đối với tim mạch: Long não có tác dụng hƣng phấn cơ tim đối với tim đang suy yếu nhƣng với liều thông thƣờng không có tác dụng nào đối với cơ tim. Trong 1 số thí nghiệm cho thấy đối với trung khu mạch máu, chỉ khi nào chức năng bị suy kiệt, thuốc mới có tác dụng hƣng phấn.

+Tác dụng dƣợc động học: Long não đƣợc hấp thu dễ và nhanh qua da, niêm mạc bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc dạ dày. Thuốc bị Oxy hóa ở gan đƣợc Campherenol, sau đó chuyển hóa kết hợp với Glucoronic và bài tiết ra nƣớc tiểu (Trung Dƣợc Học).

Độc tính của thuốc: Liều uống 0,5-1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu đau, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2 g dẫn đến yên tĩnh nhất thời và tiếp theo là vỏ não bị kích thích gây co giật, cuối cùng là suy hô hấp và chết. Uống 7-15g và tiêm bắp 4g gây chết. Cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng vì thuốc đƣợc cơ thể giải độc nhanh và thƣờng đƣợc cứu sống (Trung Dƣợc Học).

Tính vị:

+Vị đắng, cay, tính ấm, có độc ít (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu). +Vị cay, tính nhiệt, không độc (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+Vị cay, tính nóng, có độc (Trung Dƣợc Học). +Vị cay, tính nóng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+Vào kinh Tâm, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân). +Vào kinh Can (Bản Thảo Tối Yếu). +Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dƣợc Học).

+Vào kinh Phế, Tâm, Vị (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Tác dụng:

+Sát trùng, trừ giới tiễn, liệu dƣơng, hóa sang (Bản Thảo Phẩm Hội Tinh Yếu). +Thông quan khiếu, lợi trệ khí, trừ thấp, sát trùng (Bản Thảo Cƣơng Mục). +Khứ phong thấp, sát trùng, khai khiếu, trừ dịch uế (Trung Dƣợc Học). +Trừ uế khí, sát trùng, thông quan, lợi khiếu (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

+Uống trong trị thổ tả thuộc hàn thấp, các chứng đau ở vùng tim và bụng. Dùng ngoài: rửa hoặc xông chữa ghẻ lở, hắc lào, cƣớc khí (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Kiêng kỵ:

+Có thai và khí hƣ: không dùng (Trung Dƣợc Học).

+Không phải là chân hàn và ngƣời có thấp nhiệt: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Liều dùng: Uống trong: 0,1-0,2g thuốc tán hoặc rƣợu. Dùng ngoài: lƣợng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+Trị bụng đau do uế khí thuộc sa chứng: Chƣơng não, Một dƣợc, Minh nhũ hƣơng. Tán bột, uống 0,01g với nƣớc trà (Chƣơng Não Tán - Trƣơng Sơn Lôi phƣơng).

+Trị lở loét do nằm lâu: Long não, Não sa, mỗi thứ 2g. Trƣờng hợp chƣa loét, dùng 200ml cồn 75%, chế với thuốc thành Tinctura, bôi. Nếu đã loét, dùng cao mềm Hoàng liên Tố, phối hợp với thuốc bôi ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+Trị hậu môn bị thấp chẩn lở ngứa: Long não, Minh phàn đều 2g, Mang tiêu 20g, hòa với nƣớc sôi 600ml, đợi ấm, ngâm mông vào 10 phút, ngày 2 lần (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+Trị chàm ở chân thƣờng bội nhiễm hoặc loét: Long não 3g, Đậu hũ 2 miếng, trộn nát, đắp ngoài (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+Trị răng sâu đau: Long não, Chu sa, lƣợng bằng nhau, tán bột, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+Trị trẻ nhỏ bị lở ngứa: Long não, Hoa tiêu, Mè đen, lƣợng bằng nhau, tán bột, trộn với Vaselin, bôi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+Trị giun kim: Long não 1g, Hắc bạch sửu 3g, Binh lang 6g. Tán bột. Trƣớc khi đi ngủ, lấy 100ml nƣớc sôi, hòa thuốc, đợi nƣớc ấm 300C, lấy ống tiêm hút thuốc bơm vào hậu môn, liên tục 3-5 lƣợt. Kết quả tốt (Tào-Mỹ-Hoa - Thƣợng Hải Trung Y Dƣợc Tạp Chí 1985, 5:34). +Trị đau khớp do bong gân: dầu Long não, dầu Tùng tiết, trộn đều, bôi chỗ đau (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

Tham khảo:

―‖Long não thông khiếu rất mạnh, ngƣời lớn, trẻ nhỏ bị bệnh đờm dãi bế tắc hoặc thình lình bị kinh sốt: dùng Long não rất hay‖ (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

―Long não chẳng những nóng mà còn bốc, gần giống nhƣ Xạ hƣơng, nó có thể giúp sức đƣợc cho Quế, Phụ tử nhƣng vì ngƣời ta dƣơng khí dễ động mà âm khí dễ hao, cho nên, uống Long não nhiều thì sẽ động dƣơng mà hao âm vậy‖ (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).

―Long não vào xƣơng, những bệnh gió độc ngấm vào xƣơng tủy mới nên dùng nó. Nếu bệnh ở huyết mạch, ở da thịt mà cũng dùng Long não, Xạ hƣơng thì nhƣ là dãn cho gió độc đi vào xƣơng tủy, giống nhƣ dầu thấm vào giấy bản: nó có thể vào mà không có thể ra‖ (Trân Châu Nang).

―Long não rất cay, hay chạy, cho nên có thể làm tan đƣợc khí nóng, thông đƣợc chỗ đọng tụ. Phàm những bệnh mắt đau, hoặc họng đau và những chứng giang mai nhiều khi phải dùng đến nó‖ (Bản Thảo Tập Yếu).

―Chƣơng não và Băng phiến đều có mùi thơm khác hẳn, lại đều có vị cay, cho vào miệng lúc đầu cảm thấy nóng rát nhƣ đốt, sau đó mát dịu. 2 vị này tác dụng gần giống nhau, dùng ít thì

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 7 docx (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)