Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Kết quả nghiên cứu thống kê

Trong 252 mẫu, mức độ hành vi trốn thuế của công ty đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam và khoảng 37,5%.

- Tinh thần thuế:

Ý thức thuế được xem là động lực nội tại để doanh nghiệp tuân thủ thuế. Dữ liệu cho thấy khoảng 23% doanh nghiệp xem xét gian lận thuế nếu họ có cơ hội là hoàn toàn có thể, mặt khác, 34% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng trốn thuế là hoàn toàn không thể trong bất kỳ hoàn cảnh nào và 19% cho có thể, 34% cho không thể.

- Thuế suất:

Liên quan đến thuế suất thì 30% đã xem xét mức thuế suất là rất thấp, 17% là thấp, 15% là vừa phải, 17% là cao và 21% là rất cao.

- Mức xử phạt:

20% đã xem xét mức xử phạt khi vi phạm pháp luật về thuế là rất thấp, 13% là thấp, 17% là vừa phải, 20% là cao và 30% là rất cao.

- Xác suất bị kiểm tra:

Trong số 252 doanh nghiệp thì 16% doanh nghiệp trong 12 tháng qua chưa có cơ quan thuế kiểm tra hoặc yêu cầu làm việc với cơ quan thuế; 84% là doanh nghiệp trong 12 tháng đã được cơ quan thuế kiểm tra hoặc yêu cầu làm việc để giải trình rõ trong hồ sơ của doanh nghiệp.

26% doanh nghiệp được khảo sát là doanh nghiệp siêu nhỏ (1-9 nhân viên), 34% là doanh nghiệp nhỏ (10-49 nhân viên) và 40% còn lại là doanh nghiệp vừa và lớn (>50 nhân viên)

- Chủ sở hữu

Trong số 252 khảo sát thu thập được, có khoảng 40% doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ hoặc thuộc gia đình quản lý, 60% doanh nghiệp do hơn 2 người làm chủ.

- Thời gian hoạt động

Doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn nhất là 1 năm, chiếm tỷ lệ 10% doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu nhất là 15 năm,chiến tỷ lệ 1%. Số năm trung bình của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là khoảng 6 năm.

- Hiệu quả kinh doanh

Số liệu cho thấy khoảng 62% doanh nghiệp được khảo sát tuyên bố rằng hiệu quả kinh doanh trong năm không cao hơn hoặc thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy năm 2013, 2014 vẫn là năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh. Điều này cũng phù hợp so với tình hình kinh tế của Việt Nam khi Chính phủ liên tục ban hành những chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: gia hạn nộp thuế, giãn nộp thuế, miễn và giảm thuế;...

2.2.2. Kết quả nghiên cứu hồi quy - Kết quả phân tích tương quan

C

Bảng 2.1. Kết quả phân tích tương quan

Dựa vào bảng phân tích tương quan trên ta thấy:

Biến ThueSuat, DoanhThu có tác động cùng chiều đến TronThue. Các biến độc lập còn tại có tác động ngược chiều đến TronThue

Không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiên trọng (tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình) do các hệ số trương quan có hệ số khác thấp (đều nhỏ hơn 0.8).

Kết quả tương quan trên phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới và phù hợp với kỳ vọng của trong giai đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu hổi quy tronth ue ttthue thuesu at xuphat kiemtr a quymo chusohu u sonam doanhth u tronthu 1.000 e 0 - 0.952 ttthue 0 1.0000 thuesu 0.757 - at 2 0.7620 1.0000 - 0.802 xuphat 6 0.7855 -0.6010 1.0000 - 0.781 kiemtra 7 0.7817 -0.6134 0.6399 1.0000 - 0.819 quymo 6 0.7937 -0.6101 0.7437 0.6875 1.0000 - chusoh 0.630 uu 5 0.5989 -0.4320 0.5846 0.5295 0.5555 1.0000 - 0.685 sonam 5 0.6657 -0.4653 0.5836 0.5279 0.5960 0.5459 1.0000 doanht 0.803 - - - - - hu 0 0.7739 0.6814 0.6808 0.6197 0.6758 -0.5179 0.6001 1.0000

Bảng 2.2. Kết quả nghiên cứu hồi quy

Mô hình có mức ý nghĩa là 0.0000 < 1% nên ta bác bỏ giả thiết H0(H0: hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0). Hay nói cách khác, mô hình phù hợp.

Chỉ tiêu R2 bằng 93,29% thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình là 93,29%.

Từ kết quả ước lượng mô hình trốn thuế, ta có thể thấy rằng:

● Tinh thần thuế: Kết quả cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ và ý nghĩa nghĩa thống kê giữa tinh thần thuế và trốn thuế. Như kỳ vọng, mức độ cao hơn về tinh thần thuế làm giảm đáng kể mức độ của hành vi trốn thuế.

● Thuế suất: Kết quả cho thấy mối quan hệ nhất quán và có ý nghĩa thống kê với hành vi trốn thuế. Cho thấy rằng thuế suất và trốn thuế có mối quan hệ cùng chiều. Thuế suất càng cao thì khả năng trốn thuế càng lớn.

● Mức xử phạt: Nghiên cứu cho thấy mức xử phạt có mối quan hệ ngược chiều với khả năng trốn thuế. Mức xử pht vi phạm pháp luật càng cao thì sẽ làm giảm hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.

● Xác suất kiểm tra: Các dấu hiệu của biến này phù hợp với mong đợi của lý thuyết, đó là cường độ kiểm tra cao hơn của cơ quan thuế sẽ dẫn đến mức độ tuân thủ tự nguyện cao hơn và từ đó hành vi trốn thuế thấp hơn.

● Quy mô doanh nghiệp: Cho thấy tác động ngược chiều đến việc trốn thuế. Doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì khả năng trốn thuế sẽ giảm đi.

● Chủ sở hữu: So với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ hoặc doanh nghiệp gia đình thì doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu ( Công ty cổ phần, công ty TNHH,...) được báo cáo là ít trốn thuế hơn. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng đưa ra.

● Năm thành lập: Kết quả cho thấy năm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự tác động ngược chiều đến trốn thuế. Sự gia tăng 1 năm hoạt động sẽ làm giảm trốn thuế đi 3,36%.

● Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng phần trăm thay đổi trong doanh thu hàng năm, có tác động cùng chiều đến trốn thuế. Các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả cho thấy trốn thuế cao hơn 7.8%.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)