Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 33 - 41)

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

2.3.1. Đóng góp của nghiên cứ

Mối quan hệ cùng chiều (tích cực) của thuế suất với hành vi trốn thuế được tìm thấy và giải thích. Trong khi đó các nghiên cứu trước đây có sự không rõ ràng về tác động của thuế suất và hành vi trốn thuế trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của các tác giả được đề cập ở trên. Lưu ý rằng mô hình truyền thống của Allingham và Sandmo (1972) dự đoán một hiệu ứng không rõ ràng về thuế suất và trốn thuế đó là khi có sự kết hợp với hiệu ứng thu nhập (là mức thuế suất tăng lên, số thuế doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn, lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp thấp hơn, và trong sự hiện diện của lo ngại rủi ro bị kiểm tra và truy thu thuế, sợ bị phạt nên trốn thuế ít hơn) và một ảnh hưởng thay thế (tăng thuế suất làm tăng thuế phải nộp nghĩa là sự trở lại của trốn thuế cao hơn các đối tượng nộp thuế thích lựa chọn mạo hiểm để trốn thuế.) Tuy nhiên, từ những bằng chứng và kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực giữa các mức thuế suất và trốn thuế. Mức thuế suất cao hơn sẽ dẫn đến mức độ trốn thuế cao hơn. Do vậy, Chính phủ nên xem xét lộ trình cắt giảm thuế suất của một số loại thuế cho doanh nghiệp.

Tinh thần thuế của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ mạnh mẽ và tác động ngược chiều đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có ý thức thuế càng cao thì càng tự nguyện tuân thủ nộp thuế so với các doanh nghiệp khác. “Động lực nội tại” hay các hành vi tuân thủ tự nguyện là một yếu tố rất quan trọng khi điều trị trốn thuế doanh nghiệp.

Ngoài ra mức trốn thuế khác nhau giữa các doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh khác nhau. Quy mô doanh nghiệp, tình trạng pháp lý, số năm hoạt động kinh doanh có tác động tiêu cực và ngược chiều với hành vi trốn

thuế.khi doanh nghiệp có quy mô hoạt động kinh doanh lớn, do nhiều người quản lý, hoạt động lâu năm thì trốn thuế ít hơn doanh nghiệp khác.

Nhiều nghiên cứu cho rằng mức tiền phạt quá cao có thể sẽ gây ra những tác động không mong muốn, thậm chí làm cho hành vi trốn thuế tăng lên. Tuy nhiên, từ nghiên cứu có khẳng định rằng có một mối quan hệ mạnh mẽ và tiêu cực giữa các mức xử phạt và trốn thuế. Mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế càng cao thì sẽ làm giảm hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Do vậy, Chính phủ khi nghiên cứu xây dựng chính sách thuế nên duy trì mức xử phạt đủ răn đe để doanh nghiệp tăng cường thuế trong điều kiện nguồn nhân lực của cơ qua thuế giới hạn.

Một phát hiện đặc biệt quan trọng trong chương này là khẳng định mối quan hệ và ý nghĩa của xác suất kiểm tra. Các dấu hiệu của biến này là sự phù hợp với mong đợi của lý thuyết, đó là cường độ kiểm toán cao hơn của cơ quan thuế sẽ dẫn đến mức độ tuân thủ tự nguyện cao hơn và từ đó hành vi trốn thuế thấp hơn. Nếu các chính sách kiểm toán của các cơ quan thuế đang chuyển hướng tới các công ty lớn nhằm tối đa hóa nguồn thu để hoàn thành dự toán pháp lệnh của cơ quan cấp trên giao bằng cách tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có quy mô và doanh thu lớn thì sẽ tạo ra một số lượng lớn các đối tượng nộp thuế nhỏ hơn có xu hướng trốn thuế. Do đó, bài tiểu luận cung cấp 1 góc nhìn mới cho cơ quan thuế xây dựng chiến lược kiểm tra thuế trong tương lai. Chiến lược kiểm tra của cơ quan thuế nên định hướng đến các công ty nhỏ hơn, do những doanh nghiệp nhỏ (quy mô, số lượng chủ sở hữu, số năm hoạt động kinh doanh trên thị trường, doanh thu) có xu hướng trốn thuế nhiều hơn.

Nghiên cứu đã cho thấy khả năng trốn thuế của doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam, một đề tài rất ít được tìm thấy trong các nghiên cứu của Việt Nam trong khi nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp này thì chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu. Ngoài ra, nó còn cung cấp mối quan hệ tích cứu và có ý nghĩa thống kê giữa các mức thuế suất và trốn thuế doanh nghiệp, từ đó cung cấp thêm bằng chứng về

nay, góp phần vào việc đưa ra mức thuế tối ưu nhất cho doanh nghiệp và nhà nước. Việc nghiên cứu thực nghiệm về tinh thần thuế và trốn thuế cho thấy rằng các hoạt động của Quốc hội (cơ quan lập pháp) và Chính phủ (cơ quan hành pháp) có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngoài ra, các yếu tố răn đe, chẳng hẹ như thuế suất, mức xử phạt và xác suất kiểm tra cũng có tác động mạnh mẽ và ý nghĩa thống kê liên quan đến mức độ trốn thuế của doanh nghiệp.

2.3.2. Hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù nghiên cứu đã thu được kết quả đóng góp liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam nhưng vẫn còn một số hạn chế cần được giải quyết như:

- Chưa có nghiên cứu rõ ràng về các yếu tố tác động đến tinh thần thuế

Có 8 yếu tố tác động đến tinh thần thuế, các yếu tố này tập trung vào các yếu tố thể chế (tin tưởng vào cơ quan quản lý thuế, tin tưởng và hệ thống pháp luật, mức độ tham nhũng, chi phí tuân thủ); các chỉ số nhân khẩu học, xã hội học (tuổi tác, trình độ học vấn, giới tính của chủ sở hữu/ chủ tịch doanh nghiệp) và yếu tố tham gia hiệp hội nghề nghiệp. Ý thức thuế là động lực nội tại để nộp thuế, khi tinh thần thuế tăng lên thì người nộp thuế có xu hướng tăng tuân thủ tự nguyện và từ đó làm giảm trốn thuế. Do đó, việc nghiên cứu rõ hơn các yếu tố quyết định đến tinh thần thuế sẽ làm cho bài tiểu luận khách quan và chính xác hơn.

- Hạn chế liên quan đến chất lượng số liệu:

Do việc khảo sát doanh nghiệp phải hoàn toàn dựa vào nhận thức cá nhân nên có thể dẫn đến nhận thức chủ quan và dễ bị chi phối bởi những đặc điểm cá nhân. Khảo sát hành vi trốn thuế khác phức tạo, vì trốn thuế được coi là một hoạt động trái pháp luật và không mong muốn, do đó làm cho cá nhân khác miễn cưỡng thừa nhận hành vi trốn thuế của mình. Ngoài ra, do nỗi sợ bị xử phạt hoặc sợ bị kiểm tra, do đó các cá nhân hoặc là cung cấp những câu trả lời không đúng sự thật hoặc là từ chối khảo sát.

vậy, đã kết hợp cơ sở dữ liệu thực tế để đối chiếu và kiểm soát nhằm tăng sự chính xác cho nghiên cứu

- Chưa nghiên cứu đến tác động của các yếu tố vĩ mô:

Do hạn chế về dữ liệu và kiến thức, nghiên cứu chưa đề cập đến tác động của các yếu tố vĩ mô như thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,.. chưa được đề cập đến. Các mối quan hệ giữa các yếu tố trên đến trốn thuế của doanh nghiệp chưa được khám phát hết nên có thể bị bỏ sót một số biến quan trọng.

- Chưa phân biệt được tác động của các loại thuế khác nhau đến hành vi trốn thuế: nhu tác động của từng mức thuế suất của từng loại thuế đến hành vi trốn thuế. Do đó việc nghiên cứu và điều tra các mối quan hệ giữa mỗi loại thuế với việc trốn thuế sẽ có những khuyến nghị chính sách tốt hơn trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là quy mô đóng góp vào ngân sách cho từng loại thuế là khác nhau.

2.3.3. Đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo

Do nhu cầu và tầm quan trọng của việc nghiên cứu ảnh hưởng của thuế suất đến việc trốn thuế, một số định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đề làm sáng tỏ những vấn đề còn hạn chế trong kết quả nghiên cứu:

- Thứ nhất, tìm hiểu mối quan hệ của các yếu tố đến tinh thần thuế từ đó cung cấp đầy đủ thông tin về tinh thần thuế trong mô hình trốn thuế của doanh nghiệp. Các biến thể chế có thể có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần thuế/ trốn thuế; điều đó cho thấy rằng nhận thức của doanh nghiệp về chất lượng thể chế có ảnh hưởng đáng kể đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

- Thứ hai, nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng nghiên cứu đến mối quan hệ giữa các yết tố kinh tế vĩ mô (GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,..) và hành vi trốn thuế của doanh nghiệp thông qua việc thu thập dữ liệu thống kê từ các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.

quan hệ giữa từng loại thuế (thuế Giá trị gia tăng thuế thu nhập doanh

nghiệp, thuế nhà thầu, chuyển giá, giao dịch liên kết,..) và hành vi trốn thuế. Đặc biệt là mối quan hệ giữa chuyển giá và hành vi trốn thuế do các doanh nghiệp đa quốc gia thường trốn thuế thông qua chuyển giá và thuế giá trị gia tăng hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (hai loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước)

- Thứ tư, kết quả hồi quy cho thấy mô hình chỉ giải thích được khoảng 90% tác động của các yếu tố lên hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Còn lại 10% tác động đến hành vi trốn thuế là do các yếu tố khác nhưng chưa được nghiên cứu trong đề tài này. Do vậy nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu và khám phá các yếu tố khác có tác động đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp đa quốc gia.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)