Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp khác

3.2.1. Chống chuyển giá

Chuyển giá gắn với hoạt động của công ty đa quốc gia. Bởi công ty đa quốc gia là một tổ chức kinh doanh với nhiều công ty liên kết, chi nhánh hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia có chính sách thuế khác nhau, và có sự cạnh tranh thuế với nhau, dẫn đến việc công ty đa quốc gia sẽ tìm cách tận dụng lợi thế thuế của mỗi nước để làm lợi cho mình theo hướng tiết kiệm các khoản thuế phải nộp. Với đặc trưng nêu trên, công ty đa quốc gia có thể hoàn toàn sắp đặt các giao dịch nội bộ giữa các công ty liên kết để đạt được mục tiêu chung. Và, công ty đa quốc gia đã tạo ra các giao dịch nội bộ nhằm chuyển thu nhập về công ty liên kết ở quốc gia có thuế thu nhập thấp và/hoặc chuyển chi phí về công ty liên kết ở quốc gia có thuế thu nhập cao. Giao dịch như trên được gọi là chuyển giá. Chuyển giá được thực hiện giữa các công ty liên kết thông qua các giao dịch mua bán, li-xăng, cung cấp dịch vụ… Chuyển giá gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chống chuyển giá được các nước và các tổ chức quốc tế như OECD, UN rất quan tâm. Trong luật các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Australia, Trung Quốc…chuyển giá là một chế định độc lập so với quy chế chung về chống tránh thuế.

Cơ sở để xây dựng và phát triển cơ chế chống chuyển giá là nguyên tắc thị trường (arm’s length principle). Điều 9 của Hiệp định thuế mẫu của OECD định nghĩa về nguyên tắc thị trường như sau: “khi các điều kiện được xác lập hoặc đặt ra bởi hai doanh nghiệp trong quan hệ thương mại hoặc tài chính khác với các điều kiện được xác lập bởi hai doanh nghiệp không có quan hệ liên kết, dẫn đến một trong các doanh nghiệp này không được hưởng một khoản lợi nhuận mà đáng lẽ nó được hưởng, thì khoản lợi nhuận này sẽ được tính cho doanh nghiệp này và phải chịu thuế theo quy định”. Pháp luật của nhiều nước mặc dù có đề cập đến thuật ngữ “nguyên tắc thị trường” nhưng không đưa ra định nghĩa như thế nào là nguyên tắc thị trường. Ngay trong pháp luật của Mỹ, mặc dù cơ sở của cơ chế chống chuyển giá là nguyên tắc thị trường, nhưng không có

văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa thế nào là nguyên tắc thị trường. Tuy vậy, nguyên

tắc thị trường được hiểu là nguyên tắc sử dụng ứng xử của các bên độc lập làm tiêu chí để xác định việc phân bổ thu nhập và chi phí trong các giao dịch quốc tế giữa các công ty liên kết. Nó đòi hỏi các điều kiện trong giao dịch giữa các bên liên kết, như giá cả, chi phí, lợi nhuận phân chia, phải được xác lập một cách khách quan như giữa các bên không có quan hệ liên kết. Từ đó, pháp luật các nước đưa ra các tiêu chí, phương pháp xác định giá thị trường trong các giao dịch giữa các bên liên kết. Phương pháp xác định giá thị trường bao gồm: phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá cộng vốn lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp tách lợi nhuận. Ngoài ra, pháp luật các nước còn quy định các công cụ khác nhằm chống chuyển giá, như cơ chế về nghĩa vụ công khai thông tin giao dịch liên kết của người nộp thuế, thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), quyền ấn định giá giao dịch theo giá thị trường, quyền truy thu số thuế bị lẩn tránh…

3.2.2. Chống vốn mỏng

Vốn mỏng chủ yếu được biểu hiện ở tình trạng mà một công ty tìm kiếm nguồn vốn thông qua vay vốn thay vì tăng vốn chủ sở hữu. Mặc dù là một trong những hình thức tránh thuế phổ biến, nhưng không thể áp dụng quy chế chung về chống tránh thuế để xử lý đối với vốn mỏng. Bởi vì huy động vốn để mở rộng hoặc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh là nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, việc vay vốn hay tăng vốn chủ sở hữu đều có mục đích kinh doanh, và mục đích kinh doanh khó có thể được coi là mục đích phụ được. Rõ ràng trong cấu trúc vốn mà vốn vay chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp sẽ được lợi về thuế. Mặc dù vậy, nếu doanh nghiệp lợi dụng cấu trúc vốn mềm dẻo, ngân sách nhà nước sẽ bị sụt giảm tương ứng với số thuế mà người nộp thuế được hưởng lợi. Vì vậy, có hai cách tiếp cận để chống lại vốn mỏng.

Cách thứ nhất, luật cố định một tỷ lệ tối đa giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nếu vượt quá tỷ lệ cố định này thì phần vốn vay vượt mức quy định được đối xử như là vốn góp dưới góc độ thuế. Tức là, lãi trả cho phần vốn

đơn giản, dễ áp dụng cho cơ quan thuế. Tuy nhiên cách này tạo ra sự cứng nhắc khi mà nhu cầu vốn của từng doanh nghiệp là rất đa dạng.

Cách thứ hai, tiếp cận theo nguyên tắc thị trường (arm’s length approach). Theo cách thức này, cơ quan thuế sẽ tiến hành so sánh việc vốn hóa của người nộp thuế với bên thứ ba. Qua đó, cơ quan thuế đánh giá đúng bản chất của hoạt động vốn hóa của người nộp thuế theo nguyên tắc thị trường. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu như yếu tố kinh tế, yếu tố thương mại… để trả lời câu hỏi với điều kiện như vậy thì liệu một bên thứ ba có làm như vậy hay không? Tức là kiểm tra xem cấu trúc vốn hiện hành và lãi trả có phù hợp với nguyên tắc thị trường hay không? Nếu phù hợp với nguyên tắc thị trường, vấn đề vốn mỏng không đặt ra. Mặc dù đây là cách thức hợp lý, nhưng lại ít được áp dụng ở nhiều nước. “Thứ nhất, cách thức này được coi là mang tính chủ quan, và khó có thể bảo đảm sự rõ ràng cho các cổ đông không cư trú… Thứ hai, mặc dù cách thức tiếp cận theo nguyên tắc thị trường thừa nhận sự khác nhau về điều kiện thương mại giữa các ngành, nhưng không có hướng dẫn rõ ràng về việc tập quán nào được thừa nhận trong phạm vi mỗi ngành. Vì vậy, việc xác định một tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu trong phạm vi một ngành có thể mang đậm tính chủ quan và không thể hiện được gì ngoài sự dự đoán”.

Ngoài ra còn có cách thứ ba để dung hoà hai cách trên là áp dụng cách xác định tỷ lệ cố định và nguyên tắc thị trường. Cách thức này nhằm khắc phục nhược điểm của hai cách thức nêu trên. “Vì vậy, để có được cách thức tốt nhất chống vốn mỏng, IFA đề xuất việc kết hợp cả hai cách thức, nguyên tắc thị trường và tỷ lệ cố định. Nghĩa là, một tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu vẫn tồn tại, nhưng chỉ sử dụng như một sự tham khảo và có thể thay đổi nếu một người nộp thuế cụ thể có thể chứng minh tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay tại thời điểm đó là phù hợp với ngữ cảnh như vậy”.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)