Thực tế thực hiện các biện pháp giảm tình trạng trốn thuế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực tế thực hiện các biện pháp giảm tình trạng trốn thuế của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tình hình thu thuế các công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ số đang có những tín hiệu trái chiều. Một mặt, theo giải trình của Bộ

trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội hồi tháng 11/2017, thì “kinh doanh điện tử trên Google cũng đã thực hiện kê khai nhưng chưa thu được”. Mặt khác, ông Dũng cho biết Uber và Grab đã tự giác kê khai, nộp thuế; Tổng cục Thuế cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, trên cơ sở đó tăng thu của Uber và Grab lần lượt là 67 tỉ và 3 tỉ đồng.

Như là một phần của gói giải pháp nhằm thu được nhiều thuế hơn từ những công ty này, Bộ Tài chính đề xuất Ngân hàng Nhà nước yêu cầu việc thanh toán cho các dịch vụ quảng cáo trực tuyến được tiến hành thông qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia (Napas). Đồng thời, bộ này cũng đề xuất các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và khai báo nộp thuế nhà thầu.

Tuy vậy, những giải pháp trên đã và sẽ vấp phải những trở ngại pháp lý. Chẳng hạn, giải pháp thực hiện thanh toán qua Napas có thể là hữu hiệu nhưng có người đã chỉ ra rằng vì Google hay Facebook chưa thành lập pháp nhân ở Việt Nam thì khó thuyết phục được họ thực hiện thanh toán qua Napas.

Còn với giải pháp buộc các công ty này mở văn phòng đại diện và khai báo nộp thuế nhà thầu thì cần lưu ý rằng trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chẳng hạn như CPTPP có điều khoản quy định rằng một nước thành viên CPTPP không được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên khác phải thiết lập hoặc duy trì văn phòng đại diện hay bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào, hoặc phải sinh sống, trên lãnh thổ của thành viên đó như một điều kiện để cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Như vậy, với quy định này, Việt Nam chắc không thể buộc pháp nhân đại diện cho, ví dụ như Google ở Singapore, phải mở văn phòng đại diện hoặc lập pháp nhân khác ở Việt Nam như là một điều kiện để được cung cấp các dịch vụ số tại Việt Nam. Và cũng cần lưu ý thêm rằng nhiều nước vẫn đang (muốn) đánh thuế lên các công ty đa quốc gia này kể cả chúng không có pháp nhân đại diện ở nước sở tại. Do đó, một giải pháp khác Việt Nam có thể thực thi được là phối hợp song phương và đa phương với các

cơ sở thuế mà OECD và các nước thuộc nhóm G20 đang thực hiện, có sự tham gia của những nước trong khu vực như Singapore.

Theo đó, các công ty đa quốc gia sẽ phải chuẩn bị một báo cáo gồm các số liệu chủ chốt (doanh thu, lợi nhuận trước thuế, thuế đã trả và số lượng nhân viên) cho tất cả các nước tham gia mà chúng có hoạt động tạo doanh thu. Bản báo cáo này sẽ được cơ quan thuế vụ ở mỗi nước xem xét, đánh giá xem liệu họ đã thu được đủ thuế hay chưa, liệu có tình huống công ty tạo ra nhiều doanh thu và tuyển dụng nhiều nhân viên ở Ấn Độ nhưng lại nộp phần lớn thuế ở Hồng Kông/Singapore hay không?

Những sự phối hợp quốc tế như thế này sẽ buộc các công ty đa quốc gia phải tái cơ cấu lại hoạt động và phân bổ doanh thu và lợi nhuận tại các quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam, nhằm phản ánh chính xác hơn tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận của chúng tại các nước này.

KẾT LUẬN

Bài tiểu luận đã tổng hợp, phân tích, lý giải và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự trốn thuế của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Tuy chưa thật đầy đủ và toàn diện, song đã đạt được một số kết quả sau: - Khái quát hóa những vấn đề về thuế, cơ sở lý thuyết và khung phân tích, tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Trên cơ sở phân tích theo mô hình nghiên cứu, đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng tới sự trốn thuế của các doanh nghiệp này như: Tinh thần thuế, Thuế suất, Xác suất bị kiểm tra, Quy mô doanh nghiệp, Chủ sở hữu, Thời gian hoạt động, Hiệu quả kinh doanh. Từ đó đưa ra được những đề xuất giải pháp phù hợp đối với các cơ quan thuế và Chính phủ nhằm hạn chế sự trốn thuế của các doanh nghiệp này.

và thời gian nghiên cứu có hạn, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của giảng viên để nội dung của nghiên cứu hoàn thiện hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu đặt ra từ công tác quản lý thuế ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ SUẤT ĐẾN KHẢ NĂNG TRỐN THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)