Cần tăng tỉ lệ %ROR (tỉ lệ tiền mặt thu hồi) đối với nhóm nợ trên 180 ngày của cả bộ phận THN nội bộ và các đối tác thuê ngoài.
Bộ phận THN nội bộ:
Đề xuất tăng chỉ tiêu thu tiền mặt đối với các nhóm nợ vừa nhảy sang nhóm B7 (nợ > 180 ngày) vì theo tình hình thực tế thì tình hình tài chính của khách hàng sẽ quay lại ổn định sau 06 tháng khó khăn và tiết kiệm được chi phí thuê đối tác ngoài
Rà soát lại lịch sử tác động của danh sách KH B7 để giữ lại các hồ sơ vay được đánh giá vẫn còn khả năng thu hồi, các hồ sơ còn lại mới bắt đầu chuyển sang các đối tác thuê ngoài
thuê ngoài, mục đích đảm bảo tính bảo mật thông tin Khách hàng và cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin chi tiết về hợp đồng vay quá hạn để các đối tác thuê ngoài kịp thời xử lý và thực hiện việc THN
Đối tác thuê ngoài:
Gia tăng số lượng các đối tác bên ngoài để đảm bảo tỷ lệ độ phủ hồ sơ ở tất cả các địa bàn, vùng miền và tạo ra sự canh tranh hiệu suất THN của các đối tác cùng 1 vùng miền, đồng thời giúp đánh giá được chất lượng của các đối tác trong cùng 1 khu vực và cùng phân khúc khách hàng
Xây dựng khung phí thưởng/phạt gắn liền với chỉ tiêu thu tiền mặt đối với các đối tác thuê ngoài.
Xác định các cơ chế quản lý để đảm bảo các chỉ số vận hành hoạt động THN của các đối tác phù hợp năng suất làm việc và đảm bảo được tỉ lệ thu hồi thành công tại các phân khúc nợ khách hàng quan trọng, đồng thời là cơ sở để so sánh và thúc đẩy bộ phận THN nội bộ, từ đó thống kê được chi phí và kết quả THN để đưa ra được chiến lược nên sử dụng bộ phận THN nội bộ hay sớm đưa nợ xấu ra đối tác thuê ngoài để xử lý
Xây dựng bộ tiêu chí để lựa chọn đánh giá các đối tác thuê ngoài:
Bảng 2.34: Bộ tiêu chí đánh giá đối tác thuê ngoài Tiêu chí đánh giá 1. Tư cách pháp và đại pháp luật
Tiêu chí đánh giá 2. Năng lực và nghiệm trong vực nợ
- Đảm bảo tính bảo mật thông tin khách hàng;
3. Hệ thống - Có hệ thống lưu trữ thông tin cuộc gọi và
quản lýlịch sử tác động đến khách hàng. Có hệ thống trung tâm Call Center:
- Hệ thống auto dialer hoặc autocall; - Có giải pháp làm việc tại nhà WFH trong các giai đoạn khẩn cấp.
TỔNG 100
hợp tác
Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát và định kì đánh giá các đối tác thuê ngoài
3.2.4. Điều chỉnh cơ chế thưởng hiệu suất thu nợ phù hợp với chỉ tiêu theo từng nhóm nợ:
Kiểm soát tỉ lệ nợ chuyển sang nhóm nợ cao hơn gắn liền với chỉ số nợ xấu NPL, do đó cần xây dựng cơ chế tính thưởng phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu chiến lược từng thời điểm khác nhau.
Hiện tại đang xảy ra nhiều bất cập tại các Khối THN tại các công ty tài chính như sau:
- Hệ số tính thưởng không thể hiện chính xác được hiệu quả THN
- Đối với các nhân viên hỗ trợ công tác THN cho các bộ phận THN trực tiếp và THN pháp lý thì chưa có khung tính thưởng hiệu quả làm việc.
- Đối với các bộ phận THN xử lý nhiều nhóm nợ thì chưa xác định rõ trọng số thưởng đối với từng nhóm nợ, xảy ra việc mâu thuẫn lợi ích, công tác THN sẽ tập trung vào nhóm nợ dễ thu và có mức thưởng tốt hơn
- Chưa kiểm soát tốt được ngân sách chi trả thưởng cho nhân viên
Vì vậy cần xây dựng cơ chế tính thưởng gắn liền với chiến lược THN một cách hợp lý:
- Thúc đẩy năng lực nhân viên bằng các chính sách thưởng hợp lý theo độ khó của và chỉ tiêu của từng nhóm nợ
- Tạo động lực cạnh tranh thu nhập giữa các nhóm nợ khác nhau
- Đối với giai đoạn nợ sớm điều chỉnh chỉ tiêu thu nợ 1 kì phù hợp với mục tiêu kinh doanh, hạn chế nhân viên THN yêu cầu tất toán trong giai đoạn nợ sớm để làm giảm lợi nhuận kinh doanh của công ty.
- Tập trung, khuyến khích xử lý các trường hợp tất toán đối với các khoản nợ xấu và có cơ chế tính thưởng riêng đối với việc thanh lý hợp đồng.
3.2.5. Xây dựng đội ngũ nhân lực thu hồi nợ gắn liền với định hướng kinhdoanh của công ty: doanh của công ty:
Hiện tại, đội ngũ nhân viên THN đa phần là nhân viên kí hợp đồng qua công ty thứ 3 dẫn đến các chính sách, quyền lợi cho người lao động chưa hợp lí so với nhân viên chính thức của các công ty tài chính. Do đó cần có cơ chế khuyến khích các nhân sự làm việc hiệu quả để đánh giá và cân nhắc vào các vị trí chính thức, tạo ra đội ngũ nhân lực chuyên môn cao cho các bộ phận THN
Phân bổ lại số lượng hợp đồng cho phù hợp với từng vị trí THN qua điện thoại/trực tiếp/pháp lý… đảm bảo đủ thời gian tác nghiệp và hoạt động THN hiệu quả; tránh trường hợp giao quá nhiều hồ sơ cho 1 vị trí, dẫn đến việc không sát sao trong công việc.
Tại các công ty đang xảy ra việc mất cân bằng số lượng nhân viên và đội ngũ quan lý tại từng nhóm nhỏ, do đó cần có cơ chế xây dựng và dựa theo từng chức năng bộ phận THN, vùng miền mà xác định được số lượng nhân viên mỗi team nhỏ và các cấp nhân viên quản lý như Trưởng nhóm, Giám sát THN.
3.2.6. Phát triển hệ thống công nghệ hỗ trợ công tác THN ở gốc độ chiến lược THN:
Hiện tại, các báo cáo dữ liệu thông tin chi tiết về khoản vay, số tiền thanh toán tại 01 số công ty tài chính vẫn đang thực hiện một cách thủ công, do đó dẫn đến việc chậm trễ trong việc phân bổ hồ sơ đầu tháng, các khoản thanh toán của khách hàng vẫn chưa hạch toán kịp lúc, đặc biệt trong giai đoạn cuối tháng dẫn đến nhảy nhóm nợ sang nhóm cao hơn
Đối với khách hàng có có nhiều khoản vay, hệ thống cần linh hoạt hạch toán tiền thanh toán theo như yêu cầu lựa chọn hợp đồng thanh toán của khách hàng, thay vì hệ thống tự hoạch toán theo các quy tắc riêng (ưu tiên HĐ trễ hẹn cao ngày hơn, dư nợ lớn hơn hoặc có ngày giải ngân sớm hơn…). Vấn đề này dẫn đến khả năng cao các khoản vay mới của khách hàng dễ bị nhảy sang nhóm nợ cao hơn, tăng rủi ro tín dụng xấu đối với các khoản vay mới
Giai đoạn dịch bệnh kéo dài dẫn đến việc giãn cách xã hội, người lao động bắt buộc phải làm việc tại nhà (WFH), tuy nhiên khối THN của các công ty tài chính chưa có phương án kế hoạch làm việc hợp lý, cần chuẩn bị các kế hoạch kịch bản, cũng như phát triển lại các hệ thống hỗ trợ làm việc tại nhà
- Cải tiến các ứng dụng thu hồi nợ trên Mobile, vì trường hợp nhiều user làm việc tại nhà và sử dụng ứng dụng cùng lúc sẽ làm cho server bị quá tải, hệ thống ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng đến công tác THN hằng ngày
- Đối với bộ phận THN qua điện thoại trong lúc WFH cần cung cấp các giải pháp về việc kiểm soát thời lượng cuộc gọi, ghi âm lịch sử trao đổi… vì đa phần là sử dụng điện thoại cá nhân, sim công ty cung cấp để thưc hiện cuộc gọi… dẫn đến chi phí vận hành cao và không hiệu quả
- Chuẩn bị trước các phương án, kịch bản, số lượng nhân viên WFH hoặc số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng theo ca, ngày chẵn lẽ…
- Cung cấp công cụ làm việc như máy tính, laptop để người lao động thực hiện WFH, vì lí do trong giai đoạn dịch Covid-19 xảy ra và kéo dài, các bộ phận THN trở nên bị động vì không chuẩn bị kịp các máy móc thiết bị văn phòng cho nhân viên
3.2.7. Thực hiện việc chuyển đổi số
Sự phát triển của công nghệ Fintech đòi hỏi việc chuyển đổi số trên toàn thế giới cũng như Việt Nam từ nhiều năm qua. Đại dịch Covid 19 thúc đẩy mạnh mẽ thêm quá trình này và theo các tác giả xu hướng này sẽ định hình lại hoạt động của các CTTC trong thời gian tới trong nhiều khía cạnh.
Tiếp thị và bán hàng:
- Tiếp thị số (digital marketing) sẽ ngày càng được tăng cường và chiếm vị trí hàng đầu của việc bán hàng qua gặp mặt trực tiếp và bán hàng qua hệ thống điện thoại viên.
- Các công cụ số (digital tools), dù chưa thay thế hoàn toàn một số tác nghiệp cần con người sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình thực hiện giao dịch.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data):
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc đánh giá, xếp hạng tín dụng đã bắt đầu được một số CTTC hàng đầu thực hiện. Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nhờ các ưu điểm sau.
- Giảm sự can thiệp của con người trong việc ra quyết định cho vay.
- Rút ngắn thời gian thẩm định với mỗi khách hàng, đồng thời xử lý được khối lượng lớn công việc với thời gian ngắn.
- Tận dụng dữ liệu lớn về khách hàng để nâng cao chất lượng thẩm định và cập nhật thông tin nhiều chiều về khách hàng nhanh chóng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là rất lớn, tốc độ dự báo tăng trưởng tín dụng tiêu dùng dự kiến từ 20% -30%/năm trong thời gian 03 năm tới, vì thế các bộ phận THNN của các CTTC phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng cho vay. Để đảm bảo tỉ lệ nợ NPL của các CTTC luôn nằm trong ngưỡng cho phép và đạt lợi nhuận tối đa trong công ty thì việc phát triển xây dựng hệ thống công nghệ phục vụ cho việc đánh giá KH, năng cao năng suất THN của nhân viên THN và đưa ra chiến lược THN hợp lý theo từng giai đoạn là rất quan trọng.
KẾT LUẬN
Vai trò của việc kiểm soát tỉ lệ nợ dịch chuyển sang nhóm nợ cao rất quan trọng, tỷ lệ dịch chuyển nợ tăng sẽ kéo theo NPL tăng, nợ xấu tăng dẫn đến chi phí dự phòng tăng. Trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc tăng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy các công ty tài chính cần phải kiểm soát tốt tỷ lệ trôi nợ , đặc biệt là tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ ở tất cả các nhóm nợ. Ngoài việc nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ kết hợp với các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn nợ xấu xuất hiện, cần phải thực hiện tuân thủ theo các quy định thông tư của NHNN về việc cơ cấu lại các khoản vay. Cần thực hiện các giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu được thực hiện một cách đồng bộ và tổng thể, các công ty tài chính có thể kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu NPL ở ngưỡng cho phép <= 3% theo đúng quy định của NHNN và chỉ tiêu kế hoạch của công ty.
Trong giai đoạn chung từ năm 2018-2020 cả 02 CTTC Mcredit và Shinhan Việt Nam đều luân chuyển linh hoạt kết hợp song song hoặc áp dụng riêng lẻ mô hình THN qua điện thoại và THN trực tiếp tại nhà nhằm kiểm soát tỉ lệ dịch chuyển nợ từ B0-B6. Đồng thời, để đảm bảo cân đối chi phí hoạt động của khối THN đối với các hợp đồng WO (>B7) tại 02 CTTC Mcredit & Shinhan Việt Nam nên phân tích sâu về hành vi trả nợ của phân khúc này để phân bổ hợp đồng có khả năng quay lại thanh toán cho đội THN Pháp Lý tại 02 công ty này, từ đó chuyển các hợp đồng khó thu hơn sang đối tác ngoài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT
1. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Luật các tổ chức tín dụng, ngày
16/06/2010
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 43/2016/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2005). Quyết định của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN. Ban hành về quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
6. Trần Hoàng Ngân và các cộng sự, (2014). Thực trạng nợ xấu của NHTM Việt Nam và giải pháp phòng ngừa.
7. ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (2020), Công ty tài chính Việt Nam: Cơ hội
và Thách thức hậu Covid. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 25, tháng 10 năm 2020, tại địa chỉ
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cong-ty-tai-chinh-viet-nam-co-hoi-va- thach-thuc-hau-covid-76655.htm
8. ThS. Trương Thị Đức Giang (2019), Quản lý nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm, tại địa chỉhttps://tapchitaichinh.vn/ngan- hang/quan-ly-no-xau-tai-mot-so-ngan-hang-thuong-mai-va-bai-hoc-kinh-nghiem- 307699.html
Nam, tại địa chỉ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-trang-ve-hoat- dong-cho-vay-tieu-dung-tai-cac-cong-ty-tai-chinh-o-viet-nam-336586.html
10. PGS., TS. Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí Tài chính, số 11, 2012,, tr.7-9.
11. Các báo cáo nội bộ tại 02 CTTC Mcredit & Shinhan Việt Nam
B. TIẾNG ANH