Tình hình thực hiện thu hồi nợ của các công ty tài chính tại TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu về THU hồi nợ của các CÔNG TY tài CHÍNH tại hồ CHÍ MINH (Trang 48)

2.2.1. Hoạt động của các công ty tài chính

Thị phần

Trong giai đoạn trước năm 2018 công ty FE Credit, Home Credit, HD SaiSon và Shinhan Finance (tên gọi trước là Prudential Finance) luôn nằm trong top các công ty có thị phần cho vay lớn, tuy nhiên trong năm 2018 thì thị phần cho vay của

các công ty này có phần giảm nhẹ so với năm 2017. Từ năm 2018 MB Shinsei đã mạnh mẽ gia tăng thị phần nhanh gấp gần 5 lần so với năm 2017. Thị phần cho vay trong giai đoạn gần đây của 02 công ty của MAFC và SHB Finance cũng đang tăng nhanh.

Bảng 2.1: Thị phần cho vay tiêu dùng các CTTC

(Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019 - Issue 7)

Hiệu quả hoạt động

Bình quân ngành của CTTC về tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM (Net Interest Margin) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE qua các năm đều cao hơn 20%. Các tỷ lệ này của các CTTC cao hơn rất nhiều so với của các ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của CTTC vẫn ở trong tầm kiểm soát và thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu gộp của ngành ngân hàng (nợ xấu-NPL có tính đến nợ tái cơ cấu và trái phiếu VAMC). Dù đang phát triển tốt, hoạt động tài chính tiêu dùng đã xuất hiện các dấu hiệu cần chú ý. ROE của các CTTC đã bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu dù vẫn trong tầm kiểm soát đã tăng dần qua các năm. ROE của các CTTC hàng đầu như FE Credit, MB Shinsei, HomeCredit có xu hướng giảm.

Bảng 2.2: Số liệu bình quân ngành

(Nguồn: FiinGroup (2019). Vietnam Consumer Finance Report 2019 - Issue 7)

Các sản phẩm chủ yếu: Các CTTC hoạt động cho vay mạnh tại mảng cho vay tiền mặt đối với phân khúc KH không đáp ứng được điều kiện vay tín dụng tại các tổ chức ngân hàng trong nước. Đặc biệt việc đẩy mạnh cho vay trả góp các sản phẩm tiêu dùng luôn là một lợi thế cạnh tranh của CTTC trong phân khúc vay tiêu dùng so với các ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các sản phẩm cho vay trung bình ngành 2018 của các CTTC

Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của một số CTTC

(Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính của các CTTC)

Một điểm cần lưu ý là tỷ lệ NPL năm 2019 của các CTTC hàng đầu đang ở mức khá cao: FE Credit (5.97%), MB Shinsei (6.5%) và HD Saison (5.44%). Home Credit (2.51%) là công ty trong top đầu duy nhất có tỷ lệ NPL dưới 3%. Thêm vào đó, các công ty có tăng trưởng tín dụng lớn trong thời gian trước năm 2020 đều có nợ xấu tăng nhanh như SHB Finance và MB Shinsei. Cơ quan quản lý nhìn nhận cho vay tiền mặt tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng. Hoạt động này đã tăng mạnh trong thời gian qua và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của nhiều công ty. Lợi ích của cho vay tiền mặt là dễ dàng tăng dư nợ, tuy nhiên chất lượng tín dụng của các khoản vay này đang là nguy cơ đối với hiệu quả hoạt động của các CTTC.

Dựa theo tỉ lệ tăng mạnh thị phần cho vay và tỉ lệ NPL nằm ở mức cao của công ty tài chính MB Shinsei và đánh giá chất lượng thu hồi nợ của công ty tài chính Shinhan sau khi mua lại một trong các công ty tài chính lớn tại Việt Nam là Prudential Việt Nam thì trong nội dung luận văn này học viên ngoài các tìm hiểu chung về hoạt động thu hồi nợ tại các công ty tài chính; thì học viên sẽ tập trung phân tích sâu về hai hoạt động thu hồi nợ tại 02 công ty tài chính MB Shinsei và Shinhan.

2.2.2 Tình hình thực hiện thu hồi nợ tại các công ty tài chính

phân loại các nhóm nợ theo như số ngày trễ hẹn của khoản vay như sau:

- B0: Là các khoản vay có DPD = 0 tại thời điểm đầu tháng

- B1 New: Là các khoản vay có DPD = 0 (B0) tại thời điểm đầu tháng và trở thành 1 - 30 DPD (B1) trong tháng.

- B1: Là các khoản vay có DPD từ 1-30 tại thời điểm đầu tháng

- B2: Là các khoản vay có DPD từ 31 - 60 tại thời điểm đầu tháng

- B3, B4, B5…: Mỗi Bucket (B) tương ứng với DPD 30 tại thời điểm đầu tháng

Tùy theo định hướng của mỗi CTTC có thể điều chỉnh tỉ lệ trích lập dự phòng từ nhóm nợ dưới tiêu chuẩn trở lên, tại CTCC FeCredit khi khoản vay bị trễ hẹn rơi vào nhóm nợ nghi ngờ thì tỉ lệ trích lập dự phòng là 100%. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo mức tỉ lệ trích lập dự phòng tối thiểu của từng nhóm nợ theo quy định của NHNH Việt Nam

Bảng 2.4: Phân loại nhóm nợ tại các công ty tài chính theo quy định của NHNN Việt Nam Nhóm nợ Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn

công ty các công ty tài chính như sau:

- Gọi nhắc nợ sớm hoặc gửi tin nhắn sms, email nhắc nợ sớm đối với các khoản vay chưa trễ hẹn

- Tùy theo chiến lược THN tại từng công ty thì hoạt động THN qua điện thoại tại từng phân khúc nợ riêng biệt từ B1-B3 như tại công ty MCredit, FE Credit, Home Credit, sau đó mới chuyển sang hoạt động THN tại địa bàn tại các phân khúc nợ > B4

- Hầu hết bộ phận THN của tất cả các CTTC hiện tại đều xây dựng hệ thống Auto Dialler & AutoCall để tăng năng suất làm việc của nhân viên THN qua điện thoại từ 100-120 phút thời lượng gọi điện thoại lên 150-180 phút/ngày.

- Một số công ty thì kết hợp cả hai hình thức THN qua điện thoại và THN tại địa bàn để tăng hiệu quả THN như tại công ty tài chính Shinhan,VietCredit, Mirae Asset, HD Saison đối với các khoản vay bắt đầu nợ quá hạn từ 1- 180 ngày; đối với công ty Mirae Asset thì việc kết hợp 2 hoạt động THN này kéo dài tới 360 ngày, sau đó mới bắt đầu chuyển sang phòng THN pháp lý hoặc chuyển sang đối tác thuê ngoài

- Đối với các khoản vay nợ quá hạn > 180 ngày ( nhóm WO) thì sẽ được chuyển sang các đối tác thuê ngoài để xử lý, các công ty tài chính đang áp dụng hình thức này là Shinhan,VietCredit, Mirae Asset, HD Saison. Hoặc một số công ty vẫn tiếp tục chuyển sang phòng THN pháp lý của công ty tiếp tục xử lý tiếp và nếu các khoản vay đó không thể thu hồi được thì mới chuyển sang đối tác thu nợ ngoài; các công ty tài chính đang áp dụng là MCredit, FE Credit, Home Credit.

Theo như mô tả tổng quan hoạt động THN của các công ty tài chính thì 02 công ty Mcredit và Shinhan đều đại diện cho các hình thức hoạt động THN riêng lẽ hoặc kết hợp chung đối với từng phân khúc nợ. Vì vậy, trong nội dung đề tài này và dựa trên các số liệu thu thập được từ 02 công ty tài chính Mcredit và Shinhan, học viên sẽ đánh giá về thực trạng và kết quả của hoạt động thu hồi nợ của 02 công ty này từ đó có nhận xét chung về việc THN của các công ty tài chính.

Bảng 2.5: Tổng quan hoạt động THN tại các công ty tài chính

Phân khúc Ngày trễ hẹn Mcredit

B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B11 > B12 > 361 ngày Nhắc nợ sớm Nhắc nợ sớm

THN qua điện THN qua điện

thoại/sms/thư thoại/sms/thư nhắc nợ + THN tại nhắc nợ địa bàn (Field +

skip tracing) THN tại địa bàn

(Field + skip tracing) Chuyển sang đối Legal (Thu hồi tác thuê ngoài (Thu nợ Pháp lý - kết

hồi nợ Pháp lý - kết hợp tác động hợp hoạt độngCall, Field nội

THN Call, Field tại bộ + chuyển nợ các công ty đối tác) đối tác thuê

ngoài và thực hiện khởi kiện

ra tòa) Nhắc nợ sớm THN qua điện thoại/sms/thư nhắc nợ THN qua điện thoại/sms/thư nhắc nợ + THN tại địa bàn (Field

thoại/sms/thư thoại/sms/thư nhắc nhắc nợ nợ + THN tại địa bàn

(Field + skip tracing)

THN tại địa Chuyển sang đối tác

bàn (Field +thuê ngoài (Thu hồi

skip tracing)nợ Pháp lý - kết hợp hoạt động THN Call,

Field tại các công ty đối tác)

Legal (Thu hồi nợ Pháp lý - kết hợp tác động Call, Field nội bộ + chuyển nợ đối tác thuê ngoài và thực hiện khởi kiện ra tòa)

SMS + email nhắc nợ THN qua điện thoại/sms/thư nhắc nợ + THN tại địa bàn (Field + skip tracing)

Chuyển sang đối tác thuê ngoài (Thu hồi nợ Pháp lý - kết hợp hoạt động THN Call, Field tại các công ty đối tác)

2.2.2.1. Thực trạng thu hồi nợ tại công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (Mcredit)

Trung tâm THN tại Mcredit đã triển khai các biện pháp THN để gắn liền với mục giảm tỉ lệ nợ xấu theo như kế hoạch năm 2019 như sau:

- Xác định đảm bảo số lượng nhân viên TNH để xử lý được các khoản vay quá hạn, tránh xảy ra trường hợp quá tải trong công việc.

- Chuẩn hóa các dữ liệu, báo cáo, phân tích, thông tin liên lạc…và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động THN và xử lý nợ xấu. Ngày 31/05/2019 công ty Tài Chính TNHH MB Shensei (Mcredit) và EbixCash (Ấn Độ) kí kết phát triển dự án “ Hệ Thống Quản Trị THN” bao gồm việc xây dựng và phát triển hệ thống phần mền quản lý THN, tự động hóa các nghiệp vụ phân bổ hồ sơ, cập nhập ngay lập tức

các thông tin, lịch sử thanh toán của các khoản vay trên phần mền THN(dành cho bộ phận THN qua điện thoại) và các ứng dụng di động (dành cho bộ phận THN địa bàn). Việc này giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động THN hằng ngày, từ đó kiểm soát tốt hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.

- Trong năm 2019, TT TNH Mcredit phát triển phòng chiến lược và phân tích THN bằng việc tuyển dụng thêm các vị trí mới chuyên viên phân tích và kiểm soát chất lương THN tại các nhóm THN (Hardcall) và có kế hoạch xây dựng giải pháp kiểm soát các Biên nhận thu tiền của các nhân viên THN địa bàn, giảm thiểu tỉ lệ gian lận đối với một số nhân viên và bảo vệ hình ảnh thương hiệu Mcredit

- Thay đổi hoạt động THN, chia nhỏ hơn các phân khúc nợ để quản lý

+ Thử nghiệm nhóm nhắc nợ sớm Predue, nhóm Softnew (nợ từ 3-5 ngày sau ngày due), nhóm BOM( nợ từ 6-10 ngày sau ngày due)

+ Đối với các khoản vay có lịch sử thanh toán vào ngày đến hạn sẽ không giao cho nhân viên THN qua điện thoại nhắc nợ, để tiết kiệm chi phí trả thưởng

+ Kết hợp mô hình vừa Call và Field đối với các phân khúc nợ B2 và B3, nghĩa là một tài khoản đang nợ quá hạn sẽ được áp dụng song song 02 hình thức THN là vừa bị tác động THN qua điện thoại và trong lúc đó nhân viên THN tại địa bàn sẽ xác minh tình trạng cư trú, công việc của KH.

+ Bộ phận THN địa bàn hàng tháng rà soát lại trường hợp các tài khoản vay quá hạn có địa chỉ hộ khẩu tại các tỉnh thành và kịp thời phân bổ cho các nhân viên THN xác minh tình trạng cư trú, tìm cách liên lạc với người thân.

+ Bộ phận chiến lược kết hợp với bộ phận nhân sự để xây dựng lại cơ chế tính thưởng mới, lương cơ bản và xác định các mức chỉ tiêu phù hợp với từng giai đoạn

+ Thực hiện đánh giá và phân bổ lại nhân viên tại phòng THN Pháp lý : ưu tiên xử lý các hồ sơ nợ xấu nhóm nợ > 180 ngày theo hình thức Tố tụng, tuyển dụng các nhân lực phù hợp với nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan khởi kiện dân sự

+ Thành lập thêm đội ngũ nhân viên THN pháp lý qua điện thoại đối với các khoản nợ đã được trích lập dự phòng rủi ro WO “Written-off Loans”.

hiện thu hồi nợ các khoản nợ đã WO với mục tiêu gia tăng tỉ lệ tiền mặt thu hồi về tại nhóm nợ này và tạo tính cạnh tranh đối với phòng Thu hồi nợ Pháp lý của Mcredit

Theo báo cáo “Kế hoạch hành động 2019 của TT THN- Mcredit” thì kế hoạch hành động trọng tâm của năm 2019 như sau:

Bảng 2.6: Chương trình hành động trọng tâm năm 2019

STT Chương trình hành động trọng

tâm

1 Đảm bảo tỷ lệ NPL trước W/O

<=11%

2 Quản lý tốt hoạt động thuê nợ

ngoài

Đầu mối phối hợp với IT triển khai thành công các dự án phục 3

vụ công tác thu hồi nợ

4 Rà soát, quy hoạch, xây dựng hệ

thống văn bản nội bộ

Chi tiết vận hành và hoạt động của từng nhóm nợ tại Mcredit trong năm 2019 như sau.

Nhóm nợ B0-B1 (0- 30 ngày): theo số liệu của “Báo cáo TT TNH- Mcredit năm 2019” tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng dư nợ của nhóm này là 8,533 tỷ đồng (hơn 503,946 hợp đồng quá hạn) . Từ tháng 07/2019 đến hết 12/2019 số lượng nhân viên tại nhóm nợ này tăng từ 132 đến 162 nhân viên để đảm bảo được mục tiêu số

Bảng 2.7: Chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B0 – B1

(ĐVT: Triệu đồng)

Nguyên nhân thực tế từ đầu tháng 01 đến tháng 06/2019 tỉ lệ dịch chuyển nợ không ổn định tại nhóm B0-B1 vì phương thức THN áp dụng là THN qua điện

thoại, tuy nhiên sau khi thay đổi kết hợp 1 hợp đồng nợ B0-B1 sẽ được THN qua 02 hình thức Call và Field thì tỉ lệ nợ dịch chuyển đã ổn định theo kế hoạch đưa ra

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo giải

T h o u sa n d s 600 500 400 300 200 100 -

350 300 250 1,863 200 150 100 50 168 0

Nhóm nợ B2 (31- 60 ngày): Kết hợp mô hình vận hành THN song song giữa THN qua điện thoại (Call) và THN tại địa bàn (Field), nhằm ngăn chặn nợ chuyển sang nhóm nợ xấu. Từ đầu tháng nhóm THN (HardCall) tiến hành hoạt động liên lạc THN khách hàng qua điện thoại, những hồ sơ không kết nối được sẽ được chuyển sang nhóm Field để tiến hành xử lý xác minh tình trạng và THN trực tiếp. Đến cuối T12/2019 số lượng nhân sự nhóm Harcall cần 24 nhân lực và nhóm Field cần 111 nhân sự trên tất cả địa bàn cả nước

Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu thu hồi nợ theo định biên nhân sự nhóm B2

Tương tự nhóm B0-B1 sau khi áp dụng kết hợp chung mô hình THN qua điện thoại và tại địa bàn thì tỉ lệ dịch chuyển nhóm nợ của nhóm B2 đã tốt hơn so với giai đoạn đầu năm 2019. Sau 08 tháng đầu năm 2019 chỉ áp dụng THN qua điện thoại đối với nhóm B2 thì việc áp dụng thêm THN tại địa bàn đã giúp giảm tỉ lệ nợ dịch chuyển nợ sang nhóm cao hơn. Lí do lực lượng THN tại địa bàn có mặt tại hầu hết các khu vực trong nước, trong khi THN qua điện thoại đa phần chủ yếu tập trung theo trụ sở làm việc chính tại Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dịch chuyển nợ theo số hợp đồng mỗi tháng theo giải pháp B2 năm 2019.

H u n d re d s

No of Cases Roll forward

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện số nhân viên thu hồi nợ Call và Field phân

140 120 100 80 60 40 22 20

Nhóm nợ B3 (61 – 90 DPD): Tiếp tục kết hợp THN qua 02 hình thức Call và Field để ngăn chặn tỉ lệ chuyển nợ sang nhóm nợ xấu. Việc chặn tỉ lệ nợ dịch chuyển từ B2 tốt sẽ ngăn chặn các lượng hợp đồng chuyển sang B3, giảm áp lực về việc ngăn chặn nợ từ nhóm B3 sang B4. Đến T12/2019 tổng lượng hợp đồng và tổng nợ giảm tầm 50% nên số lượng nhân viên tại nhóm này cần 16 nhân viên Call

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu về THU hồi nợ của các CÔNG TY tài CHÍNH tại hồ CHÍ MINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w