Nghiên cứu của Cameron và Quinn (2006) cho rằng: “Phân loại doanh nghiệp vào bốn loại văn hóa chính dựa trên bốn tiêu chí khác nhau: Văn hóa hợp tác (Collaborate – clan culture), Văn hóa sáng tạo (Create -Adhocracy” Culture), Văn hóa kiểm soát (Control -Hierarchy” Culture), Văn hóa cạnh tranh (Compete - Market” Culture), là sự kết hợp của hai biến giá trị trong khung giá trị cạnh tranh của Robert Quinn và John Rohrgough. Mỗi khung sẽ đại diện cho những giả định cơ bản, niềm tin và giá trị khác nhau của văn hóa doanh nghiệp. Không có việc văn hóa doanh nghiệp này tốt hơn văn hóa doanh nghiệp khác tuy nhiên có thể có những kiểu văn hóa doanh nghiệp phù hợp hơn với tình hình và ngữ cảnh cụ thể nào đó hơn một kiểu văn hóa doanh nghiệp khác”. Có thể phân tích bốn tiêu chí đó để đưa ra cáchđánh giá văn hóa doanh nghiệp có mức độ tin cậy cao như sau:
Văn hóa hợp tác (Collaborate –clan culture): Tập trung vào hai yếu tố là dài hạn và ngắn hạn, văn hóa hợp tác là một phong cách cởi mở, tạo một môi trường làm việc giữa các cá nhân một cách thân thiện, hòa đồng, đề cao tinh thần đồng đội.
Văn hóa sáng tạo (Create -Adhocracy” Culture): Việc thúc đẩy khả năng sáng tạo cho đội ngũ, dám chấp nhận đương đầu với thử thách và luôn có khao khát vươn lên vị trí dẫn đầu là một tiêu chí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Điều này tạo nên một môi trường mang tính năng động, sáng tạo và mỗi cá nhân đều có khả năng chủ động làm việc và tập trung vào kết quả lâu dài.
Văn hóa kiểm soát (Control -Hierarchy” Culture): Việc tạo ra một môi trường làm việc có tính nguyên tắc cao, các cá nhân bên trong luôn phải tuân thủ các nguyên tắc và làm việc theo quy trình. Giá trị cốt lõi của văn hóa này đó là tính nghiên túc và sự đảm bảo về lâu dài.
22
Văn hóa cạnh tranh (Compete -Market” Culture): Đề cao tinh thần cạnh tranh giữa các cá nhân, hướng tới việc đạt được các mục tiêu và kết quả đã đề ra.Văn hóa này hướng đến mục tiêu vươn lên dẫn đầu trên thị trường của doanh nghiệp cũng như tạo ra môi trường làm việc luôn hướng tới sự tang trưởng và phát triển.
Bảng 1.2. Cách thức thể hiện 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp của Cameron và Quinn
(Nguồn: Cameron, K.S., Quinn. R.E. (1999), "Diagnosing and Changing)
Chúng ta có thể nhật thấy được với 4 mô hình văn hóa này thì sẽ có sự phân hóa khác nhau về văn hóa giữa các doanh nghiệp khác nhau về ngành. Ví dụ một doanh nghiệp thiết kế thời gian sẽ tập trung vào văn hóa sáng tạo làm giá trị cốt loại, một doanh nghiệp về sản xuất thì sẽ có văn hóa kiểm soát để đảm bảo mọi thứ vận hành theo quy trình và và chính xác, một công ty chuyên về kinh doanh bán lẻ hoặc phân phối thì sẽ có khuynh hướng văn hóa nổi trội về sự cạnh tranh để tạo động lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh. Tuy nghiên khi nhìn nhận thì rất hiếm có doanh nghiệp nào chỉ tập trung vào một mô hình văn hóa nhất định, họ thường sẽ kết hợp với nhau để có thể tạo ra một mô hình chung mong muốn. Khi doanh nghiệp sử dụng các công cụ đánh giá VHDN thì họ sẽ quan sát được những điểm còn thiếu sót của mô hình hiện tại so với mô hình mà doanh nghiệp hướng tới, dẫn đến họ sẽ có một khung văn hóa chính và một khung văn hóa phụ để kiểm tra.
24
Việc sử dụng bốn mô hình nêu trên là công cụ để doanh nghiệp có thể nắm bắt những điểm yếu, điểm mạnh trong VHDN, từ đó đề ra các chiến lược và kế hoạch thay đổi trong tương lai. Việc xác định được loại hình VHDN trong tương lại cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ xây được một môi trường văn hóa hướng đi rõ ràng, bền vững và ngày càng phát triển phù hợp hơn với bản thân doanh nghiệp.