Đây là một phương pháp nghiên cứu dựa trên các bài khảo sát mô hình văn hóa tổ chức của Denison. Cơ sở cho mô hình này là hai cuộc khảo soát liên quan đến doanh nghiệp: Khảo sát VHDN và khảo sát toàn diện người lãnh đạo. Mô hình đo lường bốn đặc điểm thiết yếu của của doanh nghiệp: Sứ mệnh, tính nhất quán, sự tham chính và khả năng thích ứng. Mỗi đặc điểm này chia thành ba chỉ số với mục đích cung cấp cho người sử dụng mô hình các dữ liệu cần thiết trong việc thay đổi và cải tiến VHDN phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty, ngoài ra còn có thể đánh giá VHDN có đạt hiệu quả hay chưa để điều chỉnh. Dựa trên mười hai thành phần này, Denison đã phát triển các bài khảo sát để nghiên cứu VHDN. Mô hình này là kết quả của hơn 25 năm nghiên cứu và được ông hoàn thành và năm 1990, cung cấp một cái nhìn toàn diện và chính xác về những gì nên làm với VHDN.
Bất kì tổ chức mạnh nào cũng dựa trên các giá trị đạo đức để đưa ra những hành
vi chuẩn mực. Điều này tạo nên một môi trường văn hóa tích cực mà ở đó tất cả các nhân viên bên trong doanh nghiệp đều cảm nhận được. Đánh giá VHDN được coi là điều cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào gia nhập thị trường quốc tế. Bởi lẽ khi đã có VHDN vững mạnh thì sẽ có khả năng thích nghi được với sự thay đổi văn hóa trên nền quốc gia khác nhau. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận rằng VHDN tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng thường không đưa ra được những dẫn chứng chính xác và những thay đổi nào là cần thiết để mang lại nhiều tác động tích cực nhất. Và mô hình văn hóa tổ chức của Denison đã giải quyết được vấn đề đó và với những khảo sát của mô hình có thể mang lại sự hài hòa cho VHDN ở cả bên trong và bên ngoài tổ chức.
Mô hình văn hóa tổ chức Denison bao gồm bốn thành phần được chia nhỏ thành tổng số 12 nguyên tắc quản lý. Hình bên dưới là sự giải thích chi tiết về các khía cạnh quan trọng bên trong doanh nghiệp:
(Nguồn: Denison, D.R. (1990))
Hình 1.2. Mô hình tổng thể đánh giá văn hoá doanh nghiệp của Denison
Đầu tiên là yếu tố khả năng thích ứng, đây là chỉ số cho bạn biết được mức độ hoàn thiện của quy trình bên trong một tổ chức và khả năng thay đổi chúng nếu cần. Khả năng thích ứng nằm ở góc phần tư tính linh loạt trong mô hình Denison dành cho VHDN, và bao gồm các thành phần: Đổi mới, định hướng khách hàng và tổ chức học tập. Ở góc phần tư thứ hai chúng ta sẽ thấy chủ đề cho cuộc khảo sát đó là sứ mệnh. Sứ mệnh sẽ đề cập đến các câu hỏi về hoạt động của nhân viên để đóng góp vào các mục tiêu và kết quả chung. Bên trong sứ mệnh có các thành phần để đảm bảo sự ổn định cho doanh nghiệp: Tầm hình, hệ thống mục tiêu và định hướng chiến lược. Phần thứ ba của cuộc khảo sát đó là sự tham chính. Các câu hỏi đề cập đến việc điều phối mọi người trong một tổ chức và tạo ra ý thức trách nhiệm và quyền tự chủ cho mỗi cá nhân. Điều này khiến nhân viên cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp. Phần thứ ba này dựa trên tính linh hoạt và sự tập trung bên trong doanh nghiệp nên sẽ bao gồm ba phần: Trao quyền, định hướng làm việc nhóm và phát triển năng lực. Phần cuối cùng là tính nhất quán, khảo sát sẽ đề cập đến các hoạt động điều phối và giám
26
sát khi thiết lập hệ thống quản trị nội bộ bên trong doanh nghiệp. Thành phần này bắt nguồn từ sự ổn định và tập trung nội bộ nên sẽ bao gồm các thành phần sau: Những giá trị cốt lõi, sự đồng thuận, hợp tác và hội nhập.
Dựa trên các thành phần này, người sử dụng mô hình của Denison có thể tạo ra một cuộc khảo sát toàn diện cho nhân viên bên trong doanh nghiệp. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ được phân tích theo phương pháp tổng hợp của Denison để từ đó đưa ra được một báo cáo rõ ràng và hoàn chỉnh. Điều này giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn toàn cảnh, rõ nét và sâu sắc hơn về các bộ phận khác nhau bên trong doanh nghiệp cũng như văn hóa của các bộ phần đó. Để từ đó người lãnh đạo có thể cải thiện được VHDN hiệu quả hơn, bền vững hơn và phát triển hơn.
Ở thời điểm bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng 3 mô hình đó là mô hình của Schein, Quinn và Denison để áp dụng vào việc phân tính và đánh giá VHDN. Tuy nhiên thì sự hiệu quả chính xác của các mô hình này thì vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải. Mức độ hiện thực hóa các kết quả từ mô hình vào VHDN của các doanh nghiệp vẫn còn rất ít, có thể nói hiện tại chỉ có những doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc vào VHDN từ những bước như thiết kế bảng hỏi, tiến hành điều tra, phân tích bằng công cụ SPSS để xử lý dữ liệu…mới có thể thật sự tận dụng hết khả năng của các mô hình trên. Đặc biệt là việc lựa chọn mô hình đúng với doanh nghiệp hiện tại để áp dụng cũng là một vấn đề khá đau đầu cho nhiều nhà lãnh đạo hiện nay.