Đánh giá chung về công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 72)

TNHH Công nghệ Nam Đăng

3.3.1. Về các biểu trưng trực quan

Tác giả đã tổng hợp kết quả về nhận thức của người lao động đánh giá việc xây dựng các giá trị hữu hình của công ty trong bảng sau:

Bảng 3.1: Đánh giá của người lao động về các biểu trưng trực quan mà công ty NDT đang xây dựng

Nguồn: Kết quả khảo sát do tác giả thực hiện

Nhìn vào kết quả ở bảng trên cho thấy số điểm tổng hợp đánh giá chung về các giá trị hữu hình tại công ty là 3.41/5.00. Đây là một kết quả khá tốt, cho thấy NDT đã và đang xây đựng được các giá trị hữu hình về VHDN một cách bài bản. Yếu tố “Đồng phục” được cán bộ và nhân viên công ty đánh giá rất tốt, với số điểm cao nhất là 3.96 điểm. Điều này thể hiện được NDT đã có sự đầu tư chuẩn mực về mặt hình ảnh cho nhân viên, cũng như thể hiện rõ việc muốn gây ấn tượng tốt đẹp và sự ghi nhớ của khách hàng với nhân viên công ty thông qua đồng phục. Yếu tố tích cực kế tiếp là “Kiến trúc” và “Khẩu hiệu” cũng đạt số điểm đánh giá khá cao lần lượt là 3.77 và 3.68 điểm, hầu hết các nhân viên đều rất thoải mái khi làm việc tại trụ sở chính của NDT cũng như đồng thuận với khẩu hiệu : “Chung sức thành công”

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đối với cấp độ các giá trị hữu hình trong VHDN mà công ty đang xây dựng. Ở đây có thể kể đến yếu tố “Phong cách ứng xử”

53

được đánh giá thấp nhất với 2.84 điểm, thể hiện sự thiếu nghiêm túc và tính đồng bộ trong quá trình làm việc trong và ngoài doanh nghiệp của nhân viên công ty. Nguyên nhân chính của vấn đề này theo quan sát của tác giả thấy được là trong giờ làm việc, các nhân viên trong công ty còn sử dụng điện thoại cá nhân để lên mạng, nhiều nhân viên vẫn còn tập trung lại thành nhóm để nói chuyện riêng, có nhiều khi còn sử dụng ngôn ngữ không lịch sự, gây ra tiếng ồn và gây khó chịu làm ảnh hưởng tới khách hàng.

Yếu tố “Nghi lễ” và “Ấn phẩm nội bộ” theo đánh giá của người lao động tại công ty cũng chỉ đạt mức trung bình lần lượt đạt 3.13 và 3.2 điểm, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế, đầu tiên đó là các chương trình nghi lễ tại công ty đã thực hiện nhiều năm nay nhưng hầu như không có gì đổi mới về mặt số lượng hoặc nội dung của nghi lẽ, các buổi tổ chức lặp đi lặp lại với cùng một nội dung qua từng năm, thể hịeen sự chưa chuyên nghiệp và đồng bộ trong khâu tổ chức thực hiện các chương trình văn hóa tại công ty. Thứ hai là về ấn phẩm nội bộ cũng còn khá ít so với tuổi đời của công ty là trên 10 năm, nhiều văn bản chưa được ban hành như quy trình xử lí các tình huống hay sự cố bất trắc có thể xảy ra, quy định về phòng chống cháy nổ, quy trình hướng dẫn bảo mật thông tin khách hàng,…điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng VHDN của công ty.

3.3.2 Về các giá trị được tuyên bố

Tác giả đã tổng hợp kết quả về nhận thức của người lao động đánh giá việc xây dựng các giá trị được chấp nhận của công ty, bao gồm hai yếu tố là “Tầm nhìn, sứ mệnh” và “Giá trị cốt lõi” trong bảng sau:

Bảng 3.2: Đánh giá của người lao động về các giá trị được tuyên bố tại NDT

Nguồn: Kết quả khảo sát do tác giả thực hiện

Kết quả cho thấy rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong các giá trị được chấp nhận của VHDN mà NDT đã xây dựng. Yếu tố “Tầm nhìn và sứ mệnh” được đánh giá cao với 3.57 điểm, điều này thể hiện sự đồng thuận lớn trong tập thể của công ty NDT khi thực tế cho thấy sự lãnh đạo của Tổng giám đốc theo tầm nhìn và sứ mệnh đã lựa chọn mang lại những thành công rực rỡ cho sự phát triển của công ty trong suốt giai đoạn từ khi hình thành cho đến bây giờ. Việc chèo lái con thuyền NDT đã được thực hiện một cách chuẩn mực và hợp lí, đây là điểm rất mạnh trong VHDN tại NDT và nên được tiếp tục duy trì và phát huy đến những thế hệ nhân viên kế tiếp.

Vấn đề còn tồn tại ở đây trong các giá trị được chấp nhận đó là yếu đố “Giá trị cốt lõi” với điểm đánh giá khá thấp chỉ đạt 2.87. Nguyên nhân chính theo tác giả quan sát được là NDT chưa hoàn toàn phổ biến giá trị cốt lõi đến toàn bộ nhân viên trong công ty, khiến người lao động còn mù mờ và không hiểu bản chất. Trong quá trình khảo sát trực tiếp khi tới câu hỏi về giá trị cốt lõi thì có khá nhiều nhân viên thắc mắc và không có nhận thức gì về giá trị cốt lõi của NDT hiện tại. Đây là một điểm yếu khá lớn trong công tác xây dựng VHDN cũng như truyền thông nội bộ bên trong công ty cần phải khắc phục sớm để tạo sự đồng bộ và gắn kết trong toàn thể nhân viên NDT cùng hướng đến mục tiêu chung cũng như công tác và làm việc đúng với bốn chữ “Tín – Tâm –Trí –Nhân” mà công ty đã đề ra.

3.3.3 Về các giá trị ngầm định

Tác giả đã tổng hợp kết quả về nhận thức của người lao động đánh giá việc xây dựng các giá trị ngầm định của công ty, bao gồm hai yếu tố là “Phong cách lãnh đạo công bằng, dân chủ” và “Môi trường làm việc như gia đình” trong bảng sau:

Bảng 3.3: Đánh giá của người lao động về các giá trị ngầm định tại NDT

Nguồn: Kết quả khảo sát do tác giả thực hiện

55

Kết quả trong bảng thể hiện rõ việc các giá trị ngầm định tại NDT đều được xây dựng và phát triển rất tốt. Yếu tố “Phong cách lãnh đạo dân chủ” đạt 3.77 điểm, phù hợp với thực tế tại NDT khi ngay từ ban đầu, người sáng lập đã đề ra chủ trương lãnh đạo dân chủ. Điều này khuyến khích các thành viên trong công ty tham gia vào các công việc chung. Nhờ vậy mà giúp họ hòa nhập và gắn kết với nhau. Đồng thời, phong cách lãnh đạo này cũng giúp nhân viên hiểu nhau hơn để tạo nên kết quả công việc tốt nhất và sẵn sàng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Ở góc độ người lãnh đạo thì phong cách dân chủ giúp mở rộng quan điểm và góc nhìn của bản thân, tiếp nhận nhiều ý kiến và kinh nghiệm hơn, từ đó có nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định chính xác hơn. Nhờ vậy mà kế hoạch hoặc chiến dịch được lên một cách khách quan và toàn diện nhất. Trên hết là giúp xây dựng văn hoá công ty hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Lãnh đạo sẽ lắng nghe ý kiến của nhân viên, hiểu mong muốn của họ để có những thay đổi tích cực hơn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên.

Về yếu tố “Môi trường làm việc như gia đình”, điểm đánh giá đạt cực cao là 4.11/5 điểm, thể hiện tất cả người lao động đang làm việc tại trụ sở chính NDT đều coi công ty như là ngôi nhà thứ hai của mình. Trên thực tế công ty NDT hiện nay, với những người làm việc văn phòng, mỗi ngày 8 tiếng đồng hồ, có người còn ở lại trễ hơn bởi áp lực công việc ngày càng lớn. Do đó, chọn một nơi làm việc để có thể yên tâm cống hiến, để có thể xem là gia đình thứ hai của mình chính là một phần rất quan trọng để phát triển sự nghiệp và cân bằng cuộc sống.Thấu hiểu được sự mong đợi này từ nguồn nhân lực, ban lãnh đạo công ty đã có những hoạt động chăm sóc nhân viên khá toàn diện được triển khai rất đa dạng và là một cấu phần quan trọng trong xây dựng VHDN của NDT.

Chăm lo sức khỏe cho nhân viên là một trong những ưu tiên hàng đầu của NDT. Chính vì vậy, hằng năm công ty đầu tư ngân sách rất lớn cho chương trình chăm sóc y tế cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên công ty được thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe như tennis, bóng đá, yoga, gym…

Khoảng tháng 6 và tháng 7 hằng năm là thời gian nhộn nhịp cho chương trình Ngày hội Gia đình của NDT. Để nhân viên có thể chủ động sắp xếp thời gian

phù hợp với bản thân và gia đình, công ty đã đưa ra nhiều lựa chọn về địa điểm và thời gian tham gia cho từng nhóm nhỏ. Những chuyến đi như thế luôn là những khoảng thời gian tuyệt vời giúp các gia đình có thêm thời gian bên nhau, cùng chia sẻ với gia đình của đồng nghiệp và càng tăng thêm sự gắn kết giữa gia đình với công ty.

Điểm duy nhất còn hạn chế về các giá trị ngầm định trong VHDN mà NDT đã xây dựng đó là trong kết quả khảo sát, vẫn còn tồn tại số lượng nhỏ các ý kiến hoàn toàn không đồng ý hay không đồng ý. Cụ thể kết quả khảo sát ở Phụ lục 2 cho thấy với yếu tố “Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng” ghi nhận 1 ý kiến hoàn toàn không đồng ý và 3 ý kiến không đồng ý, yếu tố “Môi trường làm việc như gia đình” ghi nhận 2 ý kiến không đồng ý. Điều này thể hiện rõ tổn tại một vài nhân viên chưa hòa nhập được vào các giá trị ngầm định của NDT, lý do có thể kể đến là các nhân viên nhất là những nhân viên ở bộ phận cấp thấp trong công ty chưa nhìn thấy rõ được mục đích, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì, bản thân họ cảm thấy những việc làm, hành động đó có thể thừa thãi và không có ý nghĩa gì, đồng thời họ cũng chưa nhận thức được các lợi ích về vật chất và tinh thần mà văn hóa doanh nghiệp đem lại cho họ. Một phần lý do là lãnh đạo công ty chưa thật sự sâu sát, chưa giám sát, chưa quản lý chặt chẽ cũng như chưa đôn đốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo cho nhân viên và tạo sự hòa nhập tuyệt đối như đã đề ra. Những cá nhân này nếu không được thấm nhuần và hiểu rõ về các giá trị ngầm định, sẽ dần dần cách ly bản thân ra khỏi tập thể công ty, cũng như gây ra sự kém hiệu quả trong mục tiêu kinh doanh chung của NDT.

57

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG

4.1. Các căn cứ cho việc đề xuất giải pháp

4.1.1. Quan điểm, định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của NDT

Với tầm nhìn và sứ mệnh đã được xác định là “Dẫn dắt thị trường điện gia dụng Việt Nam và khu vực”, Nam Đăng chủ trương xây dựng VHDN của NDT trở thành một nguồn lực thật sự trong quá trình cạnh tranh: VHDN chính là một thế mạnh để xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu NDT. Khi công nghệ đã toàn cầu hóa, cạnh tranh về giá không còn là vấn đề hàng đầu thì chính VHDN sẽ quyết định chiến thắng.

Để thực hiện được điều đó, công ty xác định cần phải thấu hiểu và truyền đạt các giá trị cốt lõi đến toàn bộ người lao động: Thông qua việc xây dựng và phát triển và duy trì VHDN , công ty sẽ định hướng và điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và hành động của toàn bộ người lao động. Quy mô của công ty ngày càng lớn mạnh, vai trò của VHDN càng trở nên quan trọng, VHDN trở thành chất kết dính của toàn bộ hệ thống trong công ty.

Xây dựng một trường văn hóa mạnh và hướng vào con người: Con người bao gồm khách hàng, đối tác và toàn bộ người lao động của công ty. Việc xây dựng VHDN hướng vào con người phải đảm bảo xuất phát từ nội bộ của công ty.

Xây dựng VHDN trên cơ sở đề cao các giá trị đạo đức: Định ra các giá trị đạo đức đang theo đuổi. Trong đó đề cao và giáo dục CBNV về các giá trị đạo đức đúng theo giá trị cốt lõi của công ty đó là: Tín – Tâm - Trí – Nhân

4.1.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa doanh ngiệp của NDT

NDT xác định xây dựng nền văn hóa với các đặc điểm nổi bật sau:

Mỗi người lao động trong công ty đều thấm nhuần văn hóa chung của doanh nghiệp, nỗ lực phấn đấu phục vụ khách hàng tốt nhất.

Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của các thế hệ đi trước. Liên tục hoàn thiện và đổi mới văn hóa hiện tại.

Xây dựng văn hóa thể hiện rõ lợi ích của mỗi thành viên gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp.

Đoàn kết cùng nhau đẩy mạnh các giá trị văn hóa của NDT đến toàn bộ thành viên, khách hàng và đối tác.

4.2. Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHHcông nghệ Nam Đăng công nghệ Nam Đăng

4.2.1. Các hoạt động phổ biến kiến thức chung

(1) Nâng cao sự nhận thức về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo nên, chính vì vậy, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là có sự hiểu biết, nỗ lực xây dựng của ban lãnh đạo mà còn do tập thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp tạo nên. Nếu chỉ có ban lãnh đạo xây dựng và chấp nhận mà không có sự chấp nhận đồng thuận của các thành viên thì đó không được coi là văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, lĩnh vực kinh doanh điện gia dụng thông minh chung và tại Hồ Chí Minh nói riêng đang ngày càng phát triển, vì vậy, công ty cần phải nâng cao sự nhận thức về văn hoá doanh nghiệp cho tất cả các thành viên để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững hơn nữa. Một số giải pháp giúp nâng cao sự nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho Nam Đăng như sau:

Cần chú trọng đến đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường, bắt kịp những phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo của tổ chức bằng việc thường xuyên tuyên truyển về truyền thống, các giá trị cốt lõi của Công ty tới nhân viên, mỗi tháng một lần công ty tổ chức các lớp đào tạo tập huấn về văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên đặc biệt là những nhân viên mới vào làm việc để nhân viên tăng thêm nhận thức và hiểu biết của mình với các kiến thức chung và tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển chọn nhân viên một cách kĩ lưỡng, tuyển những người có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc, có tính cách đạo đức tốt. Ban lãnh đạo cần chọn ra những nhân viên lâu năm tiêu biểu, gương mẫu, có đức tính tốt, hòa đồng để hướng dẫn cho các nhân viên mới vào làm việc, bởi việc để nhân viên mới vào đã tiếp xúc

59

với nhân viên cũ có thái độ tiêu cực sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính cách và công việc sau này của người nhân viên mới. Công ty cũng nên quản lý thời gian một cách có hiệu quả và cân bằng thời gian làm việc của nhân viên và thời gian nghỉ ngơi để họ có thêm cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng.

(2) Nâng cao hình ảnh người lãnh đạo

Trong phần các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã cho biết người lãnh đạo có vai trò và ảnh hưởng rất to lớn tới nề nếp, phong cách làm việc của công ty. Vì vậy, để có thể phổ biến được kiến thức về văn hóa doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÂN TÍCH văn hóa DOANH NGHIỆP của CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NAM ĐĂNG và các đề XUẤT để xây DỰNG, PHÁT TRIỂN văn hóa DOANH NGHIỆP (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w