Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức dạy học stem theo quan điểm dạy học phân hóa chủ đề phân bón hóa học trong dạy học hóa học lớp 11 (Trang 86 - 112)

9. Cấu trúc của khóa luận

3.5.1. Đánh giá định tính

Thông qua quan sát hình ảnh, video các tiết học theo định hướng giáo dục STEM được thực nghiệm, cùng với ý kiến của HS và GV thực nghiệm, có thể nhận thấy:

- Tiết học được tổ chức theo định hướng DHPH kết hợp giáo dục STEM rất được các em HS quan tâm, thích thú.

- Thông qua chủ đề dạy học, nhiều HS được cơ hội phát triển nhiều năng lực, trong đó có năng lực sáng tạo.

- Các chủ đề dạy học phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thuận lợi

- Hoạt động dạy học thu hút sự quan tâm, đầu tư của HS.

- Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, GV trong và ngoài tổ chuyên môn hỗ trợ.

Khó khăn

- Hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ thời gian dài, phân phối chương trình khó đảm bảo được yếu tố thời gian cho hoạt động.

Trang 77

- Một số GV còn e ngại trong việc khối lượng nội dung kiến thức mà HS nhận được và thời gian cần cung cấp cho chủ đề.

- Vẫn còn một số HS chưa thật sự quan tâm, chưa cố gắng thực hiện hoạt động như kế hoạch đề ra.

3.5.2. Đánh giá định lượng

Dưới sự dẫn dắt của GV, các nhóm HS đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Các em đã biết cách vận dụng các kiến thức liên quan để giải quyết một vấn đề thực tiễn, đã tìm hiểu các điều kiện khác nhau, đưa ra điều kiện phù hợp nhất để tạo được sản phẩm.

Sau khi đánh giá kết quả mức độ hiệu quả của chủ đề đối với đối tượng HS đã được chọn bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, với lớp 11/9 gồm 45 HS (lớp thực nghiệm DHPH kết hợp giáo dục STEM) và lớp 11/5 gồm 41 HS (dạy học truyền thống) thuộc trường THPT Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. ta có bảng kết quả như sau:

Số điểm Số HS lớp 11/9 đạt điểm (HS) Phần trăm số HS đạt điểm trên tổng số HS cả lớp (%) Số HS lớp 11/5 đạt điểm (HS) Phần trăm số HS đạt điểm trên tổng số HS cả lớp (%) 1 điểm 0 HS 0 % 5 HS 12 % 2 điểm 0 HS 0 % 8 HS 19 % 3 điểm 6 HS 13 % 5 HS 12 % 4 điểm 7 HS 16 % 4 HS 10 % 5 điểm 4 HS 9 % 8 HS 20 % 6 điểm 5 HS 11 % 8 HS 20 % 7 điểm 8 HS 18 % 3 HS 7 % 8 điểm 9 HS 20 % 0 HS 0 % 9 điểm 6 HS 13 % 0 HS 0 % 10 điểm 0 HS 0 % 0 HS 0 % Từ đó, ta có biểu dồ sau:

Trang 78

Qua bảng so sánh trên, ta nhận thấy điểm số thấp nhất mà HS lớp 11/9 nhận được là 3 trong khi đối với lớp 11/5 số điểm thấp nhất là 1 điểm. Điểm số cao nhất mà HS lớp 11/9 nhận được là 9, cao hơn 2 điểm so với số điểm cao nhất của lớp 11/5 là 7 điểm.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 Điểm STT

Bảng so sánh điểm số của hai lớp 11/9 và 11/5 thuộc trường THPT Thanh Khê - Đà Nẵng

Điểm lớp 11/9 Điểm lớp 11/5 1 điểm 0% 2 điểm 0% 3 điểm 13% 4 điểm 16% 5 điểm 9% 6 điểm 11% 7 điểm 18% 8 điểm 20% 9 điểm 13% 10 điểm 0% Phần trăm điểm số lớp 11/9 trường THPT Thanh Khê - Đà Nẵng

Trang 79

So sánh giữa hai biểu đồ thể hiện phần trăm điểm số của hai lớp 11/9 và 11/5, ta thấy số điểm mà HS hai lớp nhận được nhiều nhất rơi vào điểm 5, điểm 6 (đối với lớp 11/5) và điểm 7, điểm 8 (đối với lớp 11/9). Số điểm 9 mà lớp 11/9 nhận được cũng chiếm một tỉ lệ khá cao so với tổng số HS của cả lớp (lên đến 13%), trong khi đó lớp 11/5 không có HS nào nhận được điểm 9. Có thể nhận thấy mức độ hiệu quả của chủ đề đối với đối tượng HS của lớp 11/9 (DHPH kết hợp giáo dục STEM) là cao hơn so với đối tượng HS của lớp 11/5 (dạy học truyền thống).

Sau khi đánh giá kết quả mức độ biểu hiện năng lực sáng tạo của các đối tượng HS đã được chọn bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, với lớp 11/9 gồm 45 HS (lớp thực nghiệm DHPH kết hợp giáo dục STEM) thuộc trường THPT Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. ta có bảng kết quả như sau:

Nhóm

Đánh giá các tiêu chí dựa trên mức độ biểu hiện

Tổng điểm Điểm thang 10 1. Phát hiện 2. Vận dụng các kiến thức, kĩ 3. Phối hợp nhiều kĩ thuật và vật 4. Có ý tưởng cải tiến 1 điểm 12% 2 điểm 19% 3 điểm 12% 4 điểm 10% 5 điểm 20% 6 điểm 20% 7 điểm 7% 8 điểm 0% 9 điểm 0% 10 điểm 0% Phần trăm điểm số lớp 11/5 trường THPT Thanh Khê - Đà Nẵng

Trang 80 những vấn đề mới. năng đã học, đề xuất phương án giải quyết vấn đề. liệu khác nhau thực hiện phương án đã lựa chọn. phương án giải quyết vấn đề. 1 2 3 2 3 10 8, 33 2 2 3 3 2 10 8,33 3 2 3 3 3 11 9,16 4 2 2 2 3 9 7,5 TB 2 2,75 2,5 2,75 10 8,33

* Điểm thang 10 = Tổng điểm ×10 12

Theo kết quả đánh giá, có thể nhận thấy qua việc thực nghiệm DHPH kết hợp giáo dục STEM, các HS của các lớp thực nghiệm đều thể hiện năng lực sáng tạo ở mức độ

8 - 10

• HS thể hiện năng lực sáng tạo ở mức độ cao

6 - 8

• HS thể hiện năng lực sáng tạo ở mức độ trung bình

4 - 6

• HS thể hiện năng lực sáng tạo ở mức độ thấp

0 - 4

Trang 81

trung bình và cao. Trung bình tỉ lệ các HS thể hiện năng lực sáng tạo ở mức độ cao. Dựa vào bảng kết quả và so sánh, tôi có một số nhận định sau:

- Các lớp thực nghiệm đều có sự phát triển năng lực sáng tạo cho HS thông qua định hướng DHPH kết hợp giáo dục STEM.

- HS ở lớp thực nghiệm định hướng DHPH kết hợp giáo dục STEM có điểm số trong bài kiểm tra cao hơn so với lớp thực nghiệm dạy học theo phương pháp truyền thống. Có thể thấy DHPH kết hợp giáo dục STEM không những giúp HS nâng cao khả năng sáng tạo mà còn giúp HS tiếp nhận nội dung kiến thức bài học tốt hơn, tư duy cao hơn và có khả năng áp dụng kiến thức đã học ra thực tiễn.

- Thông qua phỏng vấn HS các lớp sau thực nghiệm, tôi nhận thấy, các HS rất thích thú với hoạt động dạy học này, các em được vui chơi, thoả sức sáng tạo và phát triển nhiều năng lực khác của bản thân. Tiết học không nhiều áp lực, HS tích cực tìm tòi và học hỏi.

Trang 82

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tôi trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm chủ đề “Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức dạy học STEM chủ đề Phân bón hóa học theo định hướng nhiều lựa chọn phù hợp phân hóa với nhiều đối tượng HS trong dạy học Hóa học lớp 11” đối với đối tượng là HS hai lớp 11/9 và 11/5 thuộc trường THPT Thanh Khê – Thành phố Đà Nẵng. Kết quả thực nghiệm cho thấy năng lực sáng tạo của HS đã được phát triển. Thông qua việc trả lời các câu hỏi định hướng, HS có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Không những lựa chọn được phương án phù hợp, HS còn có ý tưởng cải tiến quy trình và sản phẩm. Điều đó được làm rõ thông qua từng biểu hiện của năng lực sáng tạo. Bên cạnh đó, HS còn được phát triển thêm nhiều kĩ năng (quan sát, so sánh, phân tích,…) và năng lực khác (năng lực giao tiếp và hợp tác, tính toán, công nghệ, khoa học, thẩm mĩ,…) phù hợp với bối cảnh phát triển thời đại 4.0.

Trang 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khóa luận đã thực hiện được những mục đích ban đầu đề ra:

1. Hệ thống được những cơ sở lý luận về việc nâng cao năng lực sáng tạo dạy học STEM, quan điểm DHPH. Đây là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH hoá học ở trường phổ thông. Với cơ sở lí luận này tôi đã định hướng cho việc nghiên cứu của đề tài.

2. Thiết kế hai chủ đề STEM theo quan điểm DHPH chủ đề Phân bón để vận dụng vào dạy học.

3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm với 2 lớp 11 tại trường THPT Thanh Khê – Thành phố Đà Nẵng.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, triển khai hoạt động dạy học định hướng giáo dục STEM theo quan điểm DHPH trong dạy học Hóa học là hoạt động rất cần thiết. Thông qua hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, học sinh có cơ hội phát triển nhiều năng lực chuyên môn và năng lực cốt lõi, trong đó phải kể đến năng lực sáng tạo. Đặc biệt vận dụng quan điểm DHPH GV xây dựng nhiều dự án cùng một nội dung học tập theo mô hình STEM sẽ tăng cường nhiều cơ hội cho học sinh lựa chọn theo nhu cầu sở thích cá nhân, điều này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu định hướng DHPH ở cấp THPT đề ra trong các định hướng đổi mới giáo dục và trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. Khuyến nghị

Hoá học là môn khoa học tự nhiên, HS học hóa học được chia ra theo thành từng nhóm nhỏ có khả năng tiếp nhận, xử lí và áp dụng kiến thức là khác nhau. Vì vậy, dạy học theo định hướng DHPH kết hợp giáo dục STEM là một phương thức rất phù hợp và cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. Để việc DHPH các chủ đề STEM ở trường phổ thông hiện nay đạt được hiệu quả cao, tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:

Trang 84

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chuyên môn.

- Định hướng đổi mới phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học, nâng cao tương tác giữa GV và HS.

- Tạo môi trường gắn kết, trao đổi, hỗ trợ chuyên môn, các hoạt động giáo dục giữa các thành viên trong tổ chuyên môn, giữa các tổ chuyên môn trong cùng một trường, giữa các cấp học và bậc học.

Đối với các trường Đại học Sư phạm:

- Thay đổi hình thức đào tạo GV, xây dựng các môn học định hướng tiếp cận HS, đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong các môn học có liên quan.

Đối với trường THPT:

- Tích cực xây dựng các tiết học theo chủ đề, tiết học trải nghiệm.

- Tổ chức sinh hoạt, bồi dưỡng chuyên môn về dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng DHPH kết hợp giáo dục STEM.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, các tiết học ngoài lớp học, …

Đối với GV:

- Tích cực tham gia đổi mới phương pháp dạy học. - Tích cực trao dồi chuyên môn, kiến thức liên môn.

- Xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh để đạt được mục tiêu đề ra.

Đối với HS:

- không ngừng học hỏi, tìm tòi, phát triển bản thân.

Thông qua các chủ đề thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: Để phát huy hiệu quả của chủ đề thực nghiệm, GV cần xác định rõ biểu hiện và sử dụng quy trình dạy học hợp lí, đồng thời, lưu ý về trình độ, điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của HS, cũng như các kĩ thuật chia nhóm và lựa chọn thời gian thực nghiệm phù hợp.

Trang 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), SGK Hóa học 11 chuẩn. NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/qh11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, điều 28 chương II, mục 2.

3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

4. Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm 2017 – 2018.

5. Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH ngày 01/09/2016 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016-2017.

6. công văn 2998/GDĐT-GDTrH chỉ đạo về hướng dẫn thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường trung học năm học 2017-2018.

7. Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục “Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM” (Lê Xuân Quang, 2017).

8. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục “Tổ chức hoạt động dạy học STEM về dòng điện xoay chiều (Vật lí 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS” (Đỗ Thị Thanh Hải, 2018).

9. Khoá luận tốt nghiệp đại học “Mô hình STEM đơn giản về chủ đề ánh sáng – màu sắc” (Ngô Thị Phượng, 2017).

TIẾNG ANH

10. Tapping America’s potential: The education for innovative initiative. Retrieved July 30, 2007.

11. Breiner, J.M., Harkness, S.S., Johnson, C.C., & Koehler, C.M. (2012). What is STEM?

Trang 86

12. Hubelbank, J., Billiar, K., Camesano, T., & Oliva, T. (2014). Teaching STEM by Design. Advances in Engineering Education.

Trang 87

PHỤ LỤC I. Mẫu phiếu đánh giá (dành cho cả hai dự án)

1. Mẫu phiếu đánh giá dành cho GV

1.1. Mẫu phiếu đánh giá sô 1: Bài trình bày kế hoạch dự án

STT Tiêu chí

Điểm tối

đa Điểm đạt được

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nội dung trình bày

1

Nêu được quy trình thử nghiệm: Cách chọn nguồn rác thải sinh hoạt phù hợp để chế tạo phân bón hữu cơ/ chọn được loại phân bón hóa học phù hợp trên thị trường để pha chế dung dịch thủy canh, cách chọn cây trồng thử nghiệm, cách đánh giá cây trồng, cách thu thập bằng chứng thử nghiệm.

25

2

Dựa trên những kiến thức đã học và những kiến thức có liên quan giải

thích được quy trình đó. 15

3

Nêu rõ được cách xác định nguyên liệu và cách sử dụng dung dịch phân bón hữu cơ tự làm từ rác thải sinh hoạt/ các thông số của dung dịch thủy canh pha chế từ phân hóa học: Tỉ lệ nguyên tố hóa học, độ pH, hệ số căng mặt ngoài của dung dịch.

Trang 88

Hình thức trình bày 4 Trình bày nội dung to, rõ ràng, sinh

động, hấp dẫn người nghe. 15

5 Ứng dụng tốt CNTT trong bài trình

bày 15

6 Trình bày đúng thời gian cho phép

(từ 3-5 phút/nhóm) 10

Bổ sung

7

Trả lời đúng ít nhất một câu hỏi phản biện từ GV hoặc HS của các nhóm khác

10

Tổng 100

1.2. Mẫu phiếu đánh giá số 2: Sản phẩm

STT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nội dung trình bày

1

Nêu được quy trình thử nghiệm: Cách chọn nguồn rác thải sinh hoạt phù hợp để chế tạo phân bón hữu cơ/ chọn được loại phân bón hóa học phù hợp trên thị trường để pha chế dung dịch thủy canh, cách chọn cây trồng thử nghiệm, cách đánh giá cây trồng, cách thu thập bằng chứng thử nghiệm.

Trang 89

2

Xác định được nguyên liệu và cách sử dụng dung dịch phân bón hữu cơ tự làm từ rác thải sinh hoạt/ các thông số của dung dịch thủy canh pha chế từ phân hóa học: Tỉ lệ nguyên tố hóa học, độ pH, hệ số căng mặt ngoài của dung dịch.

10

3

Đưa ra các nhận định hay các chú ý khi sử dụng dung dịch phân bón hữu cơ tự làm từ rác thải sinh hoạt/ dung dịch thủy canh từ phân bón.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và tổ chức dạy học stem theo quan điểm dạy học phân hóa chủ đề phân bón hóa học trong dạy học hóa học lớp 11 (Trang 86 - 112)