9. Cấu trúc của khóa luận
2.2.3. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực và DHPH theo định hướng giáo dục STEM, việc đánh giá năng lực của HS là cần thiết, nhằm xác định đúng thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp. Với định hướng đào tạo người lao động, đáp ứng nhu cầu trong thời đại 4.0, việc đánh giá năng lực sáng tạo của người học là hợp lí. Tuy nhiên, để giúp việc kiểm tra, đánh giá năng lực một cách chính xác, ta có thể thực hiện theo các cách sau:
- Sử dụng phối hợp các biện pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau: viết, vấn đáp, thí nghiệm, trắc nghiệm khách quan, tự luận khách quan.
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập có tính suy luận, lập luận cao, vận dụng lí thuyết và thực tiễn.
- Kiểm tra tính linh hoạt, tháo vát trong thực hành, thực nghiệm.
- Kiểm tra khả năng tìm ra phương án giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn, đơn giản, linh hoạt, sáng tạo.
- Đánh giá các biểu hiện của năng lực. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014; 2018)
Dựa vào các tiêu chí của chủ đề STEM, các biểu hiện của năng lực sáng tạo và các cách kiểm tra, đánh giá năng lực đã nêu trên, có thể cụ thể hoá cách đánh giá năng lực sáng tạo trong DHPH theo định hướng giáo dục STEM như bảng sau:
Trang 29
Bảng 2.2. Cách đánh giá năng lực sáng tạo trong DHPH theo định hướng giáo dục STEM Các khả năng được đánh giá Hình thức đánh giá
Khả năng phát hiện vấn đề. Hình thức vấn đáp và trả lời các câu hỏi. Khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng
đã học khả năng lập luận, phân tích,
Hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận khách quan, câu hỏi và bài tập định hướng Khả năng phối hợp nhiều kĩ thuật, tính linh
hoạt
Hình thức quan sát và ghi chép
Khả năng phát triển ý tưởng cải tiến sản phẩm
Hình thức bài ghi chép và vấn đáp ý tưởng