9. Cấu trúc của khóa luận
1.3.3. Các hình thức dạy học phân hóa
1.3.3.1. Phân hóa theo mức độ nhận thức
Lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ đơn vị kiến thức này sang đơn vị kiến thức khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Mỗi lớp học có nhiều nhịp độ nhận thức khác nhau, GV cần phải linh hoạt trong quá trình dạy học để tất cả HS trong lớp đều nắm được kiến thức cần có.
1.3.3.2. Phân hóa theo năng lực người học
Căn cứ vào năng lực thực chất của mỗi HS (có thể thông qua kết quả học tập) để tập hợp các HS có cùng năng lực về một số môn. Dựa trên trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng.
1.3.3.3. Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập
Đối với những nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, nghiên cứu, GV cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung học tập cho HS nhóm này tự học. Đối với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao thì GV phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung, liên hệ những vấn đề thực tiễn giúp HS tăng sự hứng thú, động cơ học tập.
1.3.3.4. Phân hóa theo nghề nghiệp tương lai
Ở bậc THPT các em đã có hứng thú riêng về một môn học hay sở thích về một hoạt động nào đó. Phân hoá dạy học trong trường hợp này là tổ chức lớp chuyên (lớp nâng cao), tất cả HS đều phải học một số môn bắt buộc, đó là các môn công cụ cần thiết cho tất cả mọi người, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, còn lại sẽ được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập phù hợp với khả năng, sở trường, đáp ứng nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mỗi HS.
Trang 20
Căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của từng HS với môn học để GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá nhận thức.