MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH COVID –19 ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế xã hội thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH COVID –19 ĐỐI VỚ

VỚI VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.4.1. Năm giải pháp ngắn hạn

Nhiệm vụ ưu tiên quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn phải là phòng chống dịch Covid- 19 hiệu quả; bởi vì làm tốt điều này cũng chính là góp phần quan trọng ổn định kinh tế-xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai các gói hỗ trợ mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo; gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng (lên đến 300.000 tỷ đồng thuộc diện cho vay mới và cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ, giảm lãi/phí đối với dư nợ cũ khoảng 926.000 tỷ đồng; chính sách giảm lãi suất, điều hành kiểm soát lạm phát, tỷ giá…); gói hỗ trợ an sinh xã hội (khoảng 62.000 tỷ đồng, cho hơn 20 triệu người lao động, người yếu thế…); và các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay và sắp tới.

Thủ tục hành chính cần được giảm thiểu tối đa cùng với ứng dụng CNTT trong khâu hướng dẫn, tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ này, nhằm đảo bảo phần hỗ trợ quý báu sớm đến được với người dân, doanh nghiệp một cách đúng, trúng và hiệu quả.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, như là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2020 và cũng là động lực tăng trưởng dài hạn.

Nghiên cứu và cập nhật kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; cần có ngay những chính sách, biện pháp để khôi phục lại sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại Việt Nam. Chính phủ có thể cân nhắc thành lập Ban chỉ đạo phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, giúp việc cho việc phân tích,

cách ly như thế nào, điểm tối ưu giữa phòng chống dịch bệnh và khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội ra sao (Viện đầu tư và nghiên cứu BIDV, 2020).

3.4.2. Bảy giải pháp mang tính dài hạn

Việc nghiên cứu, lập và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường và đối tác (cả thương mại và đầu tư) là cấp bách, nhằm hạn chế tối đa việc phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một vài thị trường hay đối tác, cũng là chiến lược phân tán rủi ro theo thông lệ.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung nhiều hơn vào các yếu tố chất lượng, sáng tạo, bao trùm và bền vững; trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm làm chủ một số yếu tố đầu vào vừa là hạn chế nhập khẩu, vừa tăng tính chủ động trong nhiều tình huống khác nhau, vừa tạo việc làm và tăng khả năng kết nối giữa các khối doanh nghiệp. Cùng với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả, lâu dài gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới, hợp tác xã kiểu mới và quá trình đô thị hóa là rất quan trọng.

Nâng cao khả năng chống chịu đối với các cú sốc từ bên ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước; tăng yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm, quy định xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Cần có chiến lược dài hạn về cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, để từ đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện từng năm (thay vì ban hành nghị quyết từng năm như hiện nay).

Đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ và giao dịch điện tử, thanh toán điện tử; vừa là để tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp.

Tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, nhất là về nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển (R&D), gồm cả nghiên cứu sản xuất thuốc, dược phẩm, dược liệu và vaccine phòng và thuốc đặc trị bệnh Covid-19 phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Cần có đánh giá, báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm về dịch bệnh; thống kê thiệt hại, chi phí, tác động đối với kinh tế xã hội; rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó làm

cơ sở tham khảo đối với những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Đồng thời, những bài học hay, cách làm hay, hiệu quả trong quá trình phòng, chống dịch bệnh cần được lưu lại dưới dạng qui trình, sổ tay để thống nhất áp dụng sau này (Viện đầu tư và nghiên cứu BIDV, 2020).

3.4.3. Đối với kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

Giải pháp ứng phó chung đối với kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng

Tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng của dịch bệnh, tự nâng cao ý thức phòng dịch theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo Bộ Y tế. Vận động người dân không thông tin sai lệch về dịch bệnh; chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền và cơ quan y tế địa phương, kịp thời thông tin các trường hợp nghi nhiễm để có phương án cách ly, theo dõi điều trị, không để dịch lan rộng.

- Thực hiện tốt các gói an sinh xã hội và gói hỗ trợ doanh nghiệp để tạo niềm tin cho người dân, người lao động, người yếu thế và doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

- Bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, đề nghị các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu. Tăng cường quản lý thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, nhất là với các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch và các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân.

Đối với toàn xã hội

Thực hiện cách ly một cách triệt để, bài bản để cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây có cơ hội lây lan ra cộng đồng. Đối với bệnh nhân, ngành y tế đã tổ chức cách ly nghiêm ngặt tại bệnh viện. Riêng đối với các trường hợp F1, khi truy vết đều được nhanh chóng đưa ngay ra khỏi cộng đồng, kiên quyết không được cho tự cách ly tại nhà. Tại Đà Nẵng, nguy cơ tiểm ẩn từ các nguồn lây nhiễm dịch bệnh vào trong cộng đồng vẫn rất cao, đòi hỏi sự quan tâm, cảnh giác, nâng cao ý thức phòng, chống của cơ quan quản lý và mỗi người dân.

Thực hiện cách ly khoanh vùng thay vì cách ly toàn xã hội nhằm đảm bảo vấn đề đời sống cho người dân, vừa đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch.

Giải pháp ứng phó đối với lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung sản xuất những mặt hàng nông nghiệp thiết yếu: sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần, chứ không

phải sản xuất theo ý của mình; biết sản xuất sao cho tiết kiệm nhất với mức giá hợp lý nhất, mà vẫn bảo đảm chất lượng. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng; kết hợp nông nghiệp công nghệ cao với du lịch sinh thái như: Tham quan vườn hoa Đồng Tiền ở Hòa Minh.

Giải pháp ứng phó đối với lĩnh công nghiệp: Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 để tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế, tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; có chính sách đặc biệt hỗ trợ cho các ngành giao thông, du lịch; thực hiện chính sách thuế như miễn, dãn, khoanh nợ, giảm thuế xuất/nhập khẩu; trợ cấp việc làm và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp ứng phó đối với lĩnh vực dịch vụ: Thực hiện biện pháp kích cầu du lịch: Để thu hút khách quay trở lại với Việt Nam, với TP Đà Nẵng thì ngoài các giải pháp trong nội bộ các doanh nghiệp và những hình thức giảm giá thì các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đưa ra các giải pháp quảng cáo ngắn hạn mà cụ thể là sự kết hợp giữa các hãng lữ hành với các hãng hàng không và các hãng xe du lịch để bán vé trọn gói cho khách. Ví dụ cụ thể như sau:

- Khách mua vé máy bay sẽ được miễn phí một đêm lưu trú tại khách sạn hoặc được sử dụng một dịch vụ miễn phí nào đó trong khách sạn.

- Các hãng lữ hành có thể kết hợp với các hãng xe và các khách sạn phục vụ đưa đón khách từ sân bay miễn phí. Đây là hình thức rất hiệu quả, tạo cho du khách cảm giác an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế xã hội thành phố đà nẵng (Trang 79 - 83)