DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH COVID –19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế xã hội thành phố đà nẵng (Trang 43 - 48)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH COVID –19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

2.1. DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH COVID – 19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NẴNG

Tính đến ngày 17/12/2020 Tại TP Đà Nẵng có tổng cộng 412 ca mắc Covid – 19. Trong đó: có 365 ca đã bình phục; 31 ca tử vong; 16 ca đang điều trị. Từ cuối năm 2019 đến nay, trên toàn thế giới ghi nhận sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Đợt dịch thứ nhất bùng phát tại Việt Nam thì tính đến ngày 15/06/2020, trên địa bàn TP Đà Nẵng ghi nhận 06 trường hợp mắc Covid -19, trong đó có 05 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài vào tp. Đà Nẵng, 01 trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh; toàn bộ 06 bệnh nhân đều đã điều trị khỏi và xuất viện. Tính từ ngày 09/03/2020 đến ngày 23/07/2020, TP Đà Nẵng không ghi nhận trường hợp mắc bệnh do lây nhiễm tại cộng đồng.

Đối với đợt dịch thứ hai, Trưa 25/7/2020, Bộ Y tế công bố ca nhiễm thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây và chấm dứt chuỗi 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Việt Nam, Đà Nẵng đã trở thành tâm dịch của cả nước. Chủ yếu các trường hợp mắc bệnh có liên quan đến BV Đà Nẵng và các trường hợp F1, F2, có yếu tố gia đình. Bên cạnh đó, các ổ dịch khác cũng là các bệnh viện lớn lân cận như BV C Đà Nẵng, BV phụ sản – nhi Đà Nẵng, BV phổi Đà Nẵng (phụ lục 2 và 3).

Với chủng Virus mới xâm nhập vào TP Đà Nẵng với sự lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, bên cạnh đó không rõ nguồn gốc của F0 nên dịch bệnh lây lan rộng trên địa bàn thành phố. Có thể thấy hầu hết các quận, huyện trên địa bàn thành phố đều có ca nhiễm Covid - 19 (Hình 2.1)

(Nguồn: Lê Ngọc Hành, 2020)

Hình 2.1. Bản đồ phân bố bệnh nhân nhiễm COVID - 19 tại TP Đà Nẵng năm 2020

Ngoài ra có trường hợp phát hiện ca mắc tại các điểm xét nghiệm diện rộng tại cộng đồng (ổ dịch, điểm nóng) và các trường hợp đã được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở y tế, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân của Bệnh viện Đà Nẵng âm tính trong các lần xét nghiệm trước, nhưng phát hiện dương tính khi xét nghiệm trước khi hoàn thành cách ly. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, thành phố đã khẩn trương, chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kịp thời triển khai các biện pháp chống dịch quyết liệt trên diện rộng: tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg toàn thành phố và giãn dần các biện pháp khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát; thực hiện phong tỏa một số khu vực nơi tập trung các bệnh viện, khu dân cư; tiến hành truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly kịp thời các đối tượng F1, F2; tập trung tối đa nguồn lực (của địa phương, của Trung ương và tỉnh bạn hỗ trợ) để điều trị bệnh nhân Covid-19, nhất là những bệnh nhân có bệnh nền nặng; nâng cao năng lực xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị của hệ thống y tế. Trong khoảng thời gian bùng phát dịch đợt hai tại tp. Đà Nẵng, số ca nhiễm Covid – 19 mới hàng ngày rất cao, có những ngày số ca nhiễm Covid - 19 lên tới 45 ca trong ngày 31/07/2020; 25 ca nhiễm trong ngày 01/08/2020; 34 ca nhiễm trong ngày 05/08/2020. (Hình 2.2)

(Nguồn: Sở Y tế TP Đà Nẵng, 2020)

Hình 2.2. Số ca nhiễm mới hàng ngày từ 28/07/2020 đến ngày 26/08/2020

Đến 00 giờ, Ngày 28 tháng 7, TP Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Đối với đợt dịch thứ 2 này, tính từ ngày 24/7, thành phố ghi nhận 389 ca mắc Covid-19, đã xác định được 11.621 đối tượng F1; 15.967 đối tượng F2; đã thực hiện xét nghiệm 325.835 lượt người; trong đó đã chữa khỏi 353 trường hợp và có 34 trường hợp tử vong. Tính từ ngày 1/9/2020 đến nay, tp. Đà Nẵng không ghi nhận ca mắc Covid-19 do lây lan trong cộng đồng và không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 mới. Tuy nhiên thì Đà Nẵng vẫn có nguy cơ bùng phát dịch do xâm nhập từ bên ngoài như các chuyến bay cứu trợ, nhập cảnh trái phép (Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020).

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID – 19 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Dịch bệnh Covid – 19 gây khó khăn đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là dịch vụ - du lịch chịu tác động mạnh nhất của Covid-19. Trong 21 ngành cấp 1 đóng góp vào GRDP TP Đà Nẵng thì có 10 ngành chiếm tỷ trọng lớn như công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ, thông tin truyền thông, ăn uống lưu trú…. với tổng tỷ trọng khoảng 83 - 85% GRDP. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid – 19 các ngành kinh tế của TP Đà Nẵng chịu nhiều thiệt hại lớn, đặc biệt đối với các ngành cấp 1 đóng góp lớn vào GRDP của thành phố.

kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (01/1997) (Cục thống kê TP. Đà Nẵng, 2020).

(Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011 - 2020

Trong mức sụt giảm của toàn nền kinh tế thành phố, khu vực dịch vụ giảm 4,62%; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 2,40%; khu vực nông – lâm – ngư nghiệp là khu vực duy nhất tăng ở mức 2,28%; thuế sản phẩm giảm 2,40%.

Quy mô và cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020:

+ Quy mô toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 51.062 tỷ đồng, thu hẹp hơn 918 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Khu vực công nghiệp và xây dựng 261 tỷ đồng; thuế sản phẩm 12 tỷ đồng; riêng khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng thêm 114 tỷ đồng so với cùng kỳ (Cục thống TP Đà Nẵng).

+ Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế có sự dịch chuyển nhẹ giữa 3 khu vực, tỷ trọng VA khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp – xây dựng giảm nhẹ; trong đó tỷ trọng khu vực nông – lâm, thủy sản và thuế có xu hướng tăng lên, đây là khu vực ít chịu tác động của dịch bệnh Covid – 19 hơn so với các khu vực còn lại tuy nhiên khu vực này

chỉ chiếm % nhỏ trong cơ cấu kinh tế TP Đà Nẵng (Cục thống TP Đà Nẵng).

(Nguồn: cục thống kê TP Đà Nẵng, 2019)

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2019

(Nguồn: cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)

Hình 2.5. Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2020

22,20% 64,25% 11,36% 2.16% Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Nông - lâm nghiệp - thủy sản thuế SP trừ trợ cấp SP 22.09% 63.92% 11.57% 2,42% Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Nông - lâm nghiệp- thủy sản Thuế SP trừ trợ cấp SP

Kinh tế TP Đà Nẵng đang đứng trước những thách thức, bởi những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp chủ lực cho tăng trưởng đã chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid- 19.

Trong khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng là thành phố đầu tiên có mức tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2020. Mức độ tăng trưởng của TP Đà Nẵng chênh lệch nhiều so với các thành phố còn lại trong nhóm. TP Đà Nẵng thấp hơn và thậm chí xuống mức tăng trưởng âm trong khi các thành phố khác vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Điều này phần lớn do kinh tế TP Đà Nẵng phụ thuộc chủ yếu vào các ngành dịch vụ - du lịch và hoạt động này gần như tê liệt trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid- 19. Trong bảng dưới đây có thể thấy Hải Phòng có mức độ tăng trưởng cao là 10,87%, nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2020 nhiều dự án, nhiều công trình trọng điểm được khởi công, nhiều dự án có giá trị đầu tư cao có ý nghĩa chiến lược đối với TP Hải Phòng được thực hiện đã góp phần rất lớn cho mức tăng trưởng chung của TP Hải Phòng. Trong khi đó một số dự án quan trọng của TP Đà Nẵng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên bị trì hoãn, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội.

Bảng 2.1. Mức độ tăng trưởng kinh tế của các TP trực thuộc Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2020

(Đơn vị: %)

Thành phố Hà Nội TP HCM Hải Phòng Cần Thơ Đà Nẵng

Mức độ tăng trưởng

kinh tế

3,39 1,02 10,87 1,43 -3,61

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2020)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế xã hội thành phố đà nẵng (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)