Tác động đến các lĩnh vực xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế xã hội thành phố đà nẵng (Trang 68 - 74)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.5. Tác động đến các lĩnh vực xã hội

2.2.5.1. Dịch bệnh Covid-19 tác động đến lĩnh vực y tế, giáo dục

Trường học, bệnh viện là những nơi tập trung đông người. Đó là những nơi rất dễ lây lan dịch bệnh.

Lĩnh vực y tế chịu tác động hai chiều từ dịch bệnh Covid-19. Tình hình khám chữa bệnh liên quan đến dịch bệnh Covid-19 tăng cao, tuy nhiên tình hình khám chữa bệnh khác lại giảm đáng kể, trong vòng 6 tháng đầu năm 2020 tình hình khám chữa bệnh tuyến thành phố đạt 421.838 lượt, giảm 18% so với 6 tháng đầu năm 2019; số lượt khám bệnh tuyến quận, huyện là 400.901 lượt và giảm 36,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. Nhu cầu khám chữa bệnh khác của người dân trên địa bàn thành phố giảm đi đáng kể, Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ y tế giảm doanh thu do nhu cầu khám chữa bệnh giảm đi đặc biệt ở các bệnh viện tư, tỏng khi phải tăng chi để trang trải các biện pháp phòng ngừa rủi ro dịch bệnh. (Sở y tế TP Đà Nẵng, 2020).

mở rộng các cơ sở cách ly, khám chữa bệnh tập trung, xét nghiệm và điều trị Covid-19. Trên địa bàn TP Đà Nẵng có 28 cơ sở phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid 19 (Phụ lục 1).

Dịch bệnh Covid–19 đợt thứ hai bùng phát đại TP Đà Nẵng không rõ nguồn gốc và có mức độ lây lan trong cộng đồng Tại TP Đà Nẵng, TP Đà Nẵng phải tổ chức phong tỏa, xét nghiệm, cách ly tập trung trên diện rộng. TP Đà Nẵng đã thành lập bệnh viện dã chiến Tiên Sơn (Cung thể thao Tiên Sơn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhằm giảm tải cho các bệnh viện, trung tâm y tế đang bị phong tỏa, tập trung làm sạch ổ dịch tại ba bệnh viện: Đà Nẵng, C Đà Nẵng và Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Tối 30/7, Thành ủy Đà Nẵng đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến phục vụ cho phòng, chống Covid-19. Bệnh viện dã chiến tp. Đà Nẵng tại Cung thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu) được lắp đặt vào đầu tháng 8 khi dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát ở Đà Nẵng vào cuối tháng 7 vừa qua.

Đến ngày 22/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng có quyết định chính thức thành lập bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn dưới sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Y tế và hướng dẫn chuyên môn, đảm bảo các điều kiện tổ chức, hoạt động của Bệnh viện Đà Nẵng. Trước đó, một bệnh viện dã chiến khác được thành lập ở Trung tâm y tế huyện Hoà Vang để tiếp nhận các ca mắc COVID-19 để chữa trị. Bệnh viện dã chiến TP Đà Nẵng tại cung thể thao Tiên Sơn được thi công gấp rút trong hơn 3 ngày với quy mô gần 300 giường bệnh. Với hạ tầng kỹ thuật của Cung thể thao lớn nhất TP Đà Nẵng, theo thiết kế trong trường hợp dịch bệnh bùng phát có thể tận dụng các không gian khác tại đây để kê thêm giường bệnh, tăng quy mô lên khoảng gần 1.000 giường (Nguyễn Đông, 2020).

Lĩnh vực Giáo dục, đào tạo chịu tác động lớn từ dịch bệnh Covid-19, cụ thể là qua các đợt dịch thì học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Đà Nẵng nghỉ học trong thời gian dài. Trong đợt dịch thứ nhất nhất, sinh viên các trường đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng kóe dài thời gian nghỉ dịch từ 06/12/2020 đến hết ngày 26/04/2020. Các sinh viên quốc tế theo học tại các trường trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tạm thời chưa thể quay lại đơn vị của mình để học tập. Nhiều trường học, đặc biệt là những trường dân lập, tư thục chịu sự sụt giảm mạnh về doanh thu trong khi vẫn

phải gánh nhiều chi phí về mặt bằng, lương cho giáo viên, nhân viên. Trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, theo hướng dẫn chỉ đạo của thành phố, các trường học trên địa bàn tích cực triển khai dạy học trên internet theo chương trình tinh giản của Bộ GD- ĐT. Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến đối với các trường trên địa bàn huyện Hòa Vang, đặc biệt tại các xã Hòa Bắc, Hòa Phú gặp nhiều khó khăn do thiếu thiết bị phục vụ cho việc học trực tuyến cũng như hệ thống đường truyền internet trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Trong thời điểm xảy ra đợt dịch thứ hai tại TP Đà Nẵng có gần 11.000 thí sinh TP Đà Nẵng đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 (đợt 2), 100% học sinh phải thực hiện xét để đảm bảo kỳ thi được diễn ra an toàn. Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng cũng cho hay, qua rà soát, thống kê đến ngày 31/08/2020, tức là tại đợt thi thứ 2 này toàn TP có 01 thí sinh là F1, 03 thí sinh F2 và 66 thí sinh tại các khu cách ly y tế theo khoanh vùng ở một số địa bàn. Để bảo đảm an toàn, đồng thời có điều kiện theo dõi tập trung tình trạng sức khỏe của các thí sinh, Sở giáo dục Đà Nẵng có kế hoạch riêng để các thí sinh dự thi riêng tại điểm thi đặt tại trường THPT Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn). Trong đó, thí sinh thuộc diện F1 bố trí 1 phòng thi; 3 thí sinh diện F2 thi tại 2 phòng thi (do thi môn tổ hợp khác nhau); thí sinh tại các khu cách ly y tế, mỗi phòng thi bố trí không quá 12 thí sinh (Võ Văn Dũng, 2020).

2.2.5.2. Dịch bệnh Covid-19 tác động đến lao động – việc làm

Tình trạng lao động việc làm 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bênh Covid-19, tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng cao do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm. Tỉ lệ thất nghiệp chung toàn Tp Đà Nẵng 9 tháng đầu năm đã có hơn 190.000 lao động, trong đó: Hơn 20.600 lao động bị chấm dứt HĐLĐ; 70.120 lao động bị ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương và 99.280 lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm. Tính đến giữa tháng 09/2020, toàn thành phố có khoảng 22.234 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thành phố đã ban hành Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 20.937 người, với số tiền hơn 332.007 triệu đồng (Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020).

Dịch bệnh Covid-19 đợt hai đã tác động tiêu cực đến việc khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động sau thời gian giãn cách xã hội vào tháng 04/2020. Ở đợt dịch thứ nhất phần lớn các doanh nghiệp đều có chính sách giữ lại lao động, không

sa thải. Thì hệ lụy nghiêm trọng của đợt dịch thứ hai là hiện tượng cắt giảm lao động diễn ra trên diện rộng, tỷ lệ người lao động nghỉ việc, tạm thời nghỉ việc tăng lên. Các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp giữ lại lao động, tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 khiến cho các doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu trong khi các doanh nghiệp phải chi trả cho những phí phát sinh như tiền thuê mặt bằng, lãi ngân hàng, điện, nước… Các chỉ số về lao động, việc làm 9 tháng đầu năm 2020 giảm đáng kể so với cùng kỳ 2019. Trong đó, lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn bình quân 9 tháng đầu năm 2020 giảm 14,1% so với cùng kỳ 2019. Trong đó doanh nghiệp nhỏ lao siêu nhỏ giảm 20,3%; doanh nghiệp vừa giảm 18,5% doanh nghiệp quy mô lớn giảm 10%; doanh nghiệp nhà nước giảm 4% doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 17,6%; doanh nghiệp FDI Giảm 2,7%. Theo khu vực ngành kinh tế, khu vực dịch vụ có tỷ lệ lao động bình quân 9 tháng đầu năm 2020 giảm nhiều nhất so với cùng kỳ 2019: giảm 17,3%; Cụ thể: Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm: 48,7%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 25,8; dịch vụ vận tải, kho bãi giảm 18,2% (Cục thống kê TP. Đà Nẵng).

Theo kết quả khảo sát của tác giả về tình hình lao động việc làm của 110 người lao động trên địa bàn TP Đà Nẵng cũng cho thấy dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến việc làm. Theo kết quả khảo sát có hơn 50% lao động phổ thông trong số 110 người thuộc đối tượng khảo sát làm việc ở các khu công nghiệp; 10% là công chức, viên chức; hơn 20% lao động trong các công ty du lịch lữ hành.

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả, 2020)

Hình 2.8. Thu nhập của người lao động trước dịch bệnh Covid-19 năm 2020

Trong tổng số người lao động điều tra được có mức thu nhập trước khi diễn ra dịch bệnh Covid-19 trong đó có 27,27% lao động có thu nhập dưới 5 triệu đồng; 18,18% có mức thu nhập từ 11-15 triệu đồng; 13,64% lao động có mức thu nhập trên 15 triệu đồng; Mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng chiếm phần lớn 41,91%. Dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến việc làm khiến cho thu nhập của người lao động bị sụt giảm đáng kể, trong đó 31,91% lao động giảm dưới 10% thu nhập so với thời điểm trước dịch; 30% lao động giảm từ 30-40%; lao động giảm từ 10-20% chiếm 27,27%; 11,82% lao động giảm trên mức 40% so với mức thu nhập trước dịch, chủ yếu giảm ở mức này là lao động bị cho nghỉ việc không lương ở các khu công nghiệp và các công ty lữ hành. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp cắt giảm nhân lực, cho nghỉ việc tạm thời không lương. 27.27% 41.91% 18.18% 13.64% Dưới 5 triệu Từ 6 - 10 triệu 11 - 15 triệu Trên 15 triệu

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả, 2020)

Hình 2.9. Ảnh hưởng do Covid-19 đến thu nhập của người động năm 2020

30.91% 27.27% 30% 11.82% Thu nhập giảm số (%) Dưới 10% 10% - 20% 30% - 40% Trên 40%

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế xã hội thành phố đà nẵng (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)