B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.4. Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến từng lĩnh vực kinh tế thành phố
phố Đà Nẵng
2.2.4.1. Lựa chọn ngành, lĩnh vực chi tiết để đánh giá
Tác giả lựa chọn một số ngành trong hệ thống các ngành kinh tế cấp 1 đóng góp lớn vào tỷ trọng GRDP của TP Đà Nẵng trong ba năm trở lại đây từ năm 2018 – 2020.
Với lĩnh vực nông – lâm – thủy sản: Tác giả lựa chọn các ngành sản xuất, chế biến nông - thủy sản, trong đó tập trung đánh giá một số mặt hàng chịu ảnh hưởng về hoạt động thương mại (khó khăn đầu vào và đầu ra).
Với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Tác giả lựa chọn các ngành chịu ảnh hưởng về đầu vào (do thiếu hụt nguồn nguyên liệu, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU) hoặc đầu ra (do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế, nhất là từ 5 thị trường vừa nêu) hoặc chịu ảnh hưởng do những biến động mạnh về giá hàng hóa trên thị trường. Trong đó, tác giả lựa chọn các ngành chính:
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo gồm có: Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống, dệt, sản xuất trang phục, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; Sản xuất thiết bị điện; CN chế biến, chế tạo khác;
+ Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí; + Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải và nước thải;
Với lĩnh vực dịch vụ: Tác giả lựa chọn các lĩnh vực chịu ảnh hưởng do biến động và xáo trộn hoạt động do dịch bệnh. Theo đó, nhóm lựa chọn 7 ngành chính: Du lịch; vận tải, kho bãi; bán lẻ; tài chính – ngân hàng.
Đời sống xã hội: Tác giả lựa chọn các chỉ tiêu về lao động việc làm, giáo dục, y tế.
2.2.4.2. Tác động của Covid-19 đến Nông – Lâm – Thủy sản
Lĩnh vực Nông – Lâm – Thủy sản gặp khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa. Nhiều mặt hàng nông nghiệp chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản xuất khẩu gặp khó khăn trong 9 tháng vừa qua do thị trường Trung Quốc và các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ sau tháng 3 dịch bệnh bùng phát ở các nước Châu Âu, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang các thị trường lớn này đều diễn ra rất chậm và giảm mạnh do các lệnh phong tỏa hạn chế đi lại giao thương dẫn đến việc hủy hợp đồng và trì hoãn xuất khẩu.
Các loại hải sản chủ yếu phục vụ xuất khẩu như cá hố, cá dũa, cá cờ, cá ngừ tiêu thị chậm và hạ giá do các nhà máy chế biến thu mua cầm chừng vì khó xuất khẩu. Các loài thủy sản có giá trị phục vụ nội địa như ghẹ, tôm, cá mú, mực cũng giảm mạnh do
các quán ăn, nhà hàng tạm nghỉ, người dân hạn chế đến chỗ tập trung đông người và đặc biệt giảm mạnh trong thời gian cách ly xã hội ở thời điểm bùng phát dịch lần thứ 2 tại TP Đà Nẵng.
Tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã là khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa của các hộ nông dân trên địa bàn TP Đà Nẵng gặp một số khó khăn nhất định. Theo điều tra của tác giả, tại một số hộ gia đình trồng rau ở huyện Hòa Vang bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid-19 vì không có đầu ra. Đầu ra của vùng sản xuất rau chủ yếu ở các quán ăn, nhà hàng, bếp ăn của trường học. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhiều cơ sở trên đóng cửa. Theo điều tra của tác giả có hơn 70% số rau thu hoạch không bán được. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid – 19 nhiều hộ nông dân vẫn duy trì sản xuất nhưng chỉ mang tính chất cầm chừng, không mở rộng quy mô, có một số loại hình phải dừng hẳn như sản xuất giá đỗ... khiến cho thu nhập của nhiều hộ nông dân sụt giảm.
2.2.4.3. Tác động đến công nghiệp – xây dựng
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020 hoạt động cầm chừng, do ảnh hưởng của 2 đợt dịch bệnh Covid – 19, đặc biệt đợt tái bùng phát dịch trong quý III đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp thành phố. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng, thiết bị đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất đang gặp khó khăn do dòng lưu chuyển hàng hóa thiếu hụt, phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự biến động về nguồn lao động.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ nhất rồi lần thứ hai chỉ cách nhau trong vài tháng đã khiến các doanh nghiệp ngành sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khi nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào dự trữ của doanh nghiệp này ngày càng cạn kiệt, khó bảo đảm cho việc sản xuất. Hầu hết các ngành công nghiệp đều giảm sản xuất so với cùng kỳ năm trước, hoạt động công nghiệp đối mặt với những khó khăn trong sản xuất, thị trường xuất khẩu hàng hóa thì bị đứt gãy; doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào vì phần lớn nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tính đến đầu tháng 10, theo điều tra của cục thống kê TP Đà Nẵng – có hơn 45,3% số doanh nghiệp đang trong tình cảnh thiếu hụt nguyên liệu, hàng hóa đầu vào.
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu, hàng hóa đầu vào từ nhập khẩu được các doanh nghiệp nhận định là do một số nguyên nhân như sau:
+ Số lượng doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu hàng hóa đầu vào từ nguồn nhập khẩu giảm đi (44% doanh nghiệp nhận định);
+ Giá nguyên liệu, hàng hóa đầu vào từ nhập khẩu tăng lên (34,1%); chi phí vận chuyển, lưu kho tăng (36,7%);
+ Doanh nghiệp gặp khó khăn trong lưu thông nguyên liệu, hàng hóa do thị trường nhập khẩu áp dụng biện pháp phong tỏa, đóng cửa (48,5%) và một phần do chất lượng nguyên liệu, hàng hóa đầu vào để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp giảm đi (10,3%).
Thiếu hụt nguồn cung trong nước:Có 44,6% doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu, hàng hóa đầu vào từ trong nước. Nguyên nhân của việc thiếu hụt nguyên liệu, hàng hóa đầu vào từ trong nước do:
+ Số lượng doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, hàng hóa đầu vào giảm (61% doanh nghiệp nhận định); giá nguyên liệu, hàng hóa đầu vào trong nước tăng (40,1%);
+ Chi phí vận chuyển, lưu kho tăng (37,8%);
+ Chất lượng nguyên liệu, hàng hóa đầu vào đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp giảm (12,4%).
+ Chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, nhiều chuyến bay thương mại cũng như hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa bị gián đoạn.
(Những kết quả này được đề cập trong bản báo cáo khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 (lần 2) tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng, 2020).
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng chịu tác động không kém với tỷ lệ doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu đầu vào lên đến 45% (trong đó thiếu hụt nguyên liệu từ nhập khẩu là 40,6%), tập trung nhiều nhất ở các ngành như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (71,4%); sản xuất kim loại (66,7%); sản phẩm điện tử, máy vi tính (62,5%); sản xuất trang phục (53,5%); dệt (57,1%); sản xuất giấy và các sản phẩm giấy (55,6%)…
năm 2020 cũng giảm mạnh, giảm 10,8% so với năm 2019.
Bảng 2.4. Chỉ số sản xuất công nghiệp của TP. Đà Nẵng tại một số thời kì
(Đơn vị: %)
Năm
Chỉ số sản xuất công nghiệp
9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kì năm trước 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm trước 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kì năm trước Toàn ngành CN +7,67 +4,10 -10,8 Khai khoáng -1,29 -20,58 -34,3
Công nghiệp chế biến, chế tạo +7,93 +4,19 -10,9
Sản xuất chế biến thực phẩm +12,56 +17,5 -4,9 Sản xuất đồ uống +11,24 +20,49 -4,8 Dệt -18,18 -17,56 -24,8 Sản xuất trang phục -1 +28,38 -33,5 Chế biến gỗ, lâm sản +38,15 -4,65 -33,5 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan -11,28 +0,67 -15,9 Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy -5,71 +20,06 -1,1 Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất +22,85 +23,25 -1,6
Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu
-7,88 +28,37 +58,0
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
+4,42 -10 -10,7
Sản xuất thiết bị điện +18,18 +4,16 -10,8
CN chế biến, chế tạo khác +27,64 +4,12 -13,5
Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí
+6,66 +5,73 -5
Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải và nước thải
+9,67 +14,43 -8,9
(Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)
Bảng số liệu trên thể hiện rõ hơn sự sụt giảm về chỉ số sản xuất công nghiệp của toàn TP Đà Nẵng trong 9 tháng đầu năm 2020. Trong đó, ngành khai khoáng giảm
34,3%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 10,9%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 5% và ngành sản xuất nước và xử lý nước thải, rác thải giảm 8,9% so với cùng kỳ 2019. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm 2018, 2019 các chỉ số này hầu hết đều tăng (trừ ngành khai khoáng). Chỉ số cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải và nước thải tăng 9,67% trong 9 tháng đầu năm 2018; tăng 4,43% trong 9 tháng đầu năm 2019. Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí tăng 9,67% trong 9 tháng đầu năm 2018; tăng 5,73% trong 9 tháng đầu năm 2019.
Hầu hết các ngành công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020 đều giảm sản xuất so với cùng kỳ năm trước. Các ngành sản xuất, chế biến giảm mạnh gồm: sản xuất trang phục giảm 33,5%; chế biến gỗ, lâm sản giảm 33,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa giảm 23,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 25,8%; dệt giảm 24,8%; sản xuất xe có động cơ giảm 17,9%; sản xuất giày dép giảm 15,9%; sản xuất giường tủ bàn ghế giảm 15,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 10,8% (Bảng 2.5)...
Tuy nhiên, khi xem xét biến động cùng kỳ 9 tháng đầu năm 3 năm qua, bên ngoài những biến động do nhiều nguyên nhân cung cầu, thì thấy rõ một số ngành công nghiệp chịu tác động bởi dịch bệnh nên có mức biến động đột biến như: Sản xuất dược phẩm tăng 58%; chế biến sữa tăng 7,4%; sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự tăng 12,5% so với cùng kỳ 2019 (Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020).
Như vậy, điểm chung của các ngành này đó là, tăng do nhu cầu lương thực tích trữ và nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch; giảm sâu do thực hiện giãn cách xã hội, các ngành sử dụng nhiều lao động giảm sản xuất, cho giãn việc hoặc cho công nhân nghỉ việc không lương...Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Đà Nẵng phải đối mặt với những khó khăn: Không có nguyên liệu đầu vào dẫn đến thiếu hụt đơn hàng cho đầu ra. Tình hình đại dịch diễn biến phức tạo khiến thông thương chậm, tiến độ giao hàng từ đó cũng chậm hơn. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp không những mất đơn hàng, còn phải bồi thường chi phí chậm tiến độ. Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc thiếu chuyên gia từ nước ngoài do nhu cầu chuyển giao công nghệ và vận hành máy móc.
Những doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi các công trình thi công bị đình trệ dẫn đến doanh nghiệp không thể tìm kiếm đơn hàng mới. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp chủ động đổi mới sản phẩm để thích ứng với tình hình, tuy nhiên vẫn không đủ để bù đắp những thiệt hại mà dịch bệnh lần hai đã gây ra.
Nhiều sản phẩm công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm sản lượng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có một số sản phẩm giảm mạnh như sau: Đá xây dựng (- 34,3%); gạch khối xây dựng (-25,7%); lốp hơi bằng cao su (-23,7%); ghế gỗ (-54%); đồ chơi (-40,5%); bia đóng chai (-21,5%); vải dệt (-47,5%); khăn (-45,2%); vỏ bào dăm gỗ (- 33,5%); bê tông trộn sẵn (-40,1%); bộ lọc dầu hoặc xăng cho động cơ đốt trong (- 53,2%)… Ngược lại, chỉ có một số sản phẩm có sản lượng tăng đáng kể như: Cao dán, bông băng gạc (+69,7%); sản phẩm đóng tàu (+82%); sắt thép không hợp kim dạng thỏi (+28,9%); thiết bị câu cá (+24,3%) (Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)…
Bảng 2.5. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2020 (tiếp theo trang sau)
Tên sản phẩm Đơn vị tính Cộng dồn 9 tháng đầu năm So với cùng kỳ năm trước (%) 9 tháng năm 2020 Đá xây dựng M3 1.294.275 -34.2
Gạch khối xây dựng 1000 viên 16.788 -25,7
Lốp hơi bằng cao su 1000 cái 696 -23.7
Ghế gỗ Chiếc 31.602 -54,0 Đồ chơi 1000 con 131.513 -40,5 Bia đóng chai 1000 lít 152.213 -21,5 Vải dệt 1000 m2 3.812 -47,5 Khăn Tấn 1.201 -45,2 Vỏ bào dăm gỗ Tấn 414.646 -33,5 Bê tông trộn sẵn M3 462.179 -40,1
Bộ lọc dầu hoặc xăng cho động cơ đốt trong
Bộ 2.235.209 -53,2
Cao dán, bao bông gạc
Kg 3.298.242 +69,7
Sắt thép không hợp kim dạng thỏi
Tấn 95.116 +28,9
Thiết bị câu cá Chiếc 3.503.225 +24,3
(Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp: Tình trạng nghỉ việc tạm thời do 2 đợt dịch Covid – 19 đã khiến chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 (Cục thống kê TP Đà Nẵng). Từ bảng số liệu dưới đây, có thể thấy chỉ số sử dụng lao động giảm hầu hết ở các loại hình kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 4,8%; lao động doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 4,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 5,1%.
Bảng 2.6. Chỉ số sử dụng lao động theo thành phần kinh tế 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ 2019
Thành phần kinh tế 9T/2020 so với cùng kỳ 2019 (%)
DN có vốn đầu tư nước ngoài -5,1
DN ngoài nhà nước -4,3
DN nhà nước -4,8
(Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)
Xét theo ngành kinh tế, ngành khai khoáng giảm 11%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,8%, ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt giảm 2,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,2%.
Bảng 2.7. Chỉ số sử dụng lao động theo ngành kinh tế năm 2020
Ngành kinh tế 9T/2020 so với cùng kỳ 2019 (%)
Khai khoáng -11
Sản xuất và phân phối điện khí đốt -2,4
Chế biến, chế tạo -4,8
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
-1,2
(Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)
Công nghiệp chế biến, chế tạo có vai trò quan trọng trong trong lĩnh vực công nghiệp, đóng góp lớn cho mức tăng trưởng kinh tế của toàn TP Đà Nẵng. Dịch bệnh Covid – 19 tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại TP Đà Nẵng trong 9 tháng đầu năm 2020. Dựa vào các chỉ số của toàn ngành chế biến, chế tạo 9 tháng đầu năm 2019 và 2020 dưới bảng 2.9 có thể thấy các chỉ số ngành chế biến chế tạo giảm so với cùng kỳ năm 2019: Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 10,9%; chỉ số tiêu thụ giảm 7,3%; chỉ số sử dụng lao động giảm 4,8%, chỉ số tồn kho tăng cao 32,7%. Trong khi đó, 9 tháng đầu năm 2019 chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số tiêu thụ đều tăng, lần lượt là: +5,05%; +5,88%. Chỉ số tồn kho giảm 34,07%; chỉ số sử dụng lao động giảm 13,71%.
Bảng 2.8. Chỉ số các ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng 2019 – 2020
9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước (%)
9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (%) Chỉ số sản xuất CN +5,05 -10,9 Chỉ số tiêu thụ +5,88 -7,3 Chỉ số tồn kho -34,07 +32,7 Chỉ số sử dụng LĐ -13,71 -4,8 (Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng, 2020)