Chủ nghĩa hiện thực

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây II - Chương 3 pptx (Trang 27 - 29)

Những cơ sở làm nảy sinh chủ nghĩa hiện thực

CƠ SỞ XÃ HỘI

Thái độ bất bình của mọi tầng lớp nhân dân trước thời đại tư bản chủ nghĩa phát

triển. Nhu cầu tìm hiểu thực trạng xã hội khiến văn học hiện thực phát triển...

CƠ SỞ TƯ TƯỞNG

Triết học duy vật phát triển ở Tây Âu có mấy điểm chính:

+ Có một thế giới khách quan tồn tại ngoài ý thức con người

+ Ý thức con người có thể hiểu được thế giới đó

+ Ngành mĩ học phát triển với các nhà mĩ học như Bielinski, Sernysevski, Hegel

CƠ SỞ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, CÔNG NGHỆ, IN ẤN XUẤT BẢN...

Cơ sở của nguyên tắc sáng tác này là: các tính cách và hoàn cảnh trong tác phẩm

nghệ thuật được cắt nghĩa ở bình diện xã hội-lịch sử, sự liên hệ theo quy luật nhân quả

giữa chúng (quyết định luận xã hội) được khám phá trong sự phát triển về chất (chủ nghĩa

lịch sử) nhờ việc điển hình hóa các sự kiện tồn tại, tức là tương ứng với thực tại nguyên khởi. Theo một ý tưởng của Ănghen, “chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi, bên cạnh tính chân

thực của các chi tiết, tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển

hình”. Ở tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, con người được bộc lộ như một sinh thể xã hội, tương tác với các điều kiện sống khách quan (quyết định luận xã hội chính là mối liên hệ điển hình giữa tính cách và hoàn cảnh).

Chủ nghĩa hiện thực nảy sinh như sự thừa kế đồng thời như sự đối lập với chủ

nghĩa lãng mạn. Các nghệ sĩ hiện thực chủ nghĩa đầu tiên: các nhà văn như Puskin,

Stendhale, Balzac, Dickens…đã không tự gọi mình là những nhà hiện thực chủ nghĩa. Tư tưởng lý thuyết đương thời không ý thức ngay được về ý nghĩa của một bước ngoặt trong

nghệ thuật mà sau này sẽ được nêu lên: cho đến tận những năm 20 – 30 thế kỉ XIX, toàn bộ nghệ thuật thế giới trong việc lí giải con người và xã hội vẫn đặt chúng bên ngoài những điều kiện cụ thể của một môi trường xã hội ở một thời gian lịch sử nhất định. Ở

chủ nghĩa hiện thực, tính cách con người được khám phá một cách gián tiếp, thông qua

cái riêng, với tư cách là sự biểu thị cái chung ; điểm trọng tâm ở đây là giá trị của cái duy

nhất không lặp lại xét về mặt lịch sử, các vấn đề xã hội - lịch sử ở đây hiện diện như là

tuyến chính yếu của nghệ thuật.

Vào giữa thế kỉ XIX, các đối thủ văn học của nhà văn Pháp Champleury (1821-

1899) đã gọi những sáng tác phê phán sắc cạnh của ông và những người cùng xu hướng

với ông là “chủ nghĩa hiện thực”. Champleury chấp nhận cách gọi này, đặt tên một cuốn

sách tập hợp các bài báo là là “Chủ nghĩa hiện thực” (Réalisme,1857), mặc dù ông giải

thích nó phần lớn theo tinh thần chủ nghĩa tự nhiên và phi lịch sử. Ở Nga, thuật ngữ này

được nhà phê bình Annenkov (1812-1887) áp dụng lần đầu vào văn học (1849), trong khi

các nhà phê bình như Bielinxki, Dobroliubov, Pixarev (1840-1868) không dùng nó. Với ý

nghĩa là một nguyên tắc sáng tác cơ bản, thuật ngữ này trở nên thông dụng ở Nga và châu Âu từ những năm 60 thế kỉ XIX. Chỉ ở phê bình văn học và nghệ thuật dưới thời Xôviết

từ những năm 20- 30 thế kỉ XX, ý nghĩa của khái niệm này như một phương pháp sáng

tác mới được đề xuất và sử dụng. Cho đến gần cuối thế kỉ XX, nhiều nhà lý luận ở châu Âu và phương Tây vẫn hiểu “chủ nghĩa hiện thực” như sự phản ánh cái thực tại có sẵn,

không phân biệt nó với “chủ nghĩa tự nhiên”. Ở học thuật Xô viết trong những năm 60- 80 thế kỉ XX có nhiều cuộc tranh luận về chủ nghĩa hiện thực, về các giới hạn thời gian

của nó trong lịch sử văn học nghệ thuật thế giới. Một số nhà lý luận áp dụng khái niệm

này vào nghệ thuật Phục hưng, nghệ thuật thế kỷ XVII, nghệ thuật Ánh sáng…Một số

khác chỉ gắn điểm khởi đầu của nó với chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX; ở khuynh hướng nghệ thuật này, việc khám phá tính cách được gắn liền với thời gian lịch

sử, với việc phân tích các vấn đề xã hội. Nhiều nhà nghệ thuật học thừa nhận chủ nghĩa

hiện thực đã có trong nghệ thuật tạo hình các thế kỷ XVII – XVIII, đôi khi của các thế kỷ xưa hơn nữa. So với văn học, chủ nghĩa hiện thực nói ở hội họa gắn bó nhiều hơn với

những phương tiện miêu tả tạo hình gây được ảo giác xác thực thị giác; nhưng dấu hiệu

chủ yếu của chủ nghĩa hiện thực ở đây là khám phá tính cách xã hội của con người, thể

hiện những niềm vui, nỗi lo về thời đại cụ thể của mình và biểu lộ những tâm trạng tương ứng (nhất là loại hội họa có chủ đề, nơi mà chân dung không giữ vai trò quyết định). Vì

vậy có thể cho là ở nghệ thuật tạo hình nói chung, chủ nghĩa hiện thực chỉ giành được

chỗ đứng chắc chắn vào thế kỷ XIX chứ không thể sớm hơn.

Khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” được áp dụng chẳng những vào văn học và nghệ thuật tạo hình là các lĩnh vực mà sự phản ánh thực tại bằng hình tượng có thể đạt tới

tính xác thực cảm giác-thị giác, mà còn được áp dụng vào khu vực được gọi là nghệ thuật

biểu cảm. Ví dụ ở âm nhạc, chủ nghĩa hiện thực là sự truyền đạt những tâm trạng, những

cảm quan của cá nhân trong các môi trường xã hội mà nó chấp nhận hoặc phản kháng tùy thuộc tính cách của nó và tính chất của môi trường xã hội theo nhận định của nó. Chủ

nghĩa hiện thực gắn với tinh thần dân chủ. Trong khuôn khổ nội dung xã hội lịch sử của

chủ nghĩa hiện thực, các nhà lý luận chia ra 2 phương pháp sáng tác cơ bản: chủ nghĩa

hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Một số nhà lý luận và nghệ

sĩ còn kì vọng luận chứng cho những phương pháp hiện thực chủa nghĩa khác, ví dụ “chủ

nghĩa hiện thực cách mạng” với tư cách là bước quá độ sang chủ nghĩa hiện thực xã hội

chủ nghĩa; chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học và nghệ thuật các nước Mỹ Latinh, nơi mà quyết định luận xã hội-lịch sử được kết hợp với sự lí giải thực tại theo mô

hình những biểu tượng huyền thoại.

TĐVH bộ mới

Một phần của tài liệu Giáo trình văn học phương tây II - Chương 3 pptx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)