SỬ QUÂN TỬ

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 8 ppsx (Trang 33 - 43)

Xuất Xứ:

Khai Bảo Bản Thảo.

Tên Khác:

Bịnh cam tử, Đông quân tử (Trung Dƣợc Tài Thủ Sách), Lựu cầu tử (Tây Phƣơng Bản Thảo Thuật), Ngũ lăng tử (Dƣợc Tài Tƣ Khoa Hối Biên), Quả Giun, Quả Nấc (Dƣợc Điển Việt Nam), Sách tử quả (Nam Đình Thị Dƣợc Vật Chí), Sử quân nhục (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Tên Khoa Học:

Fructus Quisqualis Indica L.

Họ khoa học:

Họ Bàng (Combretaceae).

Mô Tả Cây:

Loại dây leo, mọc tựa vào cây khác . Lá mọc đối, đơn, nguyên. Hoa hình ống, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc ngọn cành, dài khoảng 4-10cm. Lúc mới nở hoa mầu trắng sau chuyển thành đỏ phớt tím. Quả khô, hình trái xoan, có 5 sƣờn lồi, đầu trên nhọn, đầu dƣới hơi tròn, khi chín mầu nâu sẫm. Mặt cắt ngang hình sao 5 cánh, giữa có khoang tròn đựng 1 hạt. Hạt hình thoi, vỏ mầu nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, dễ bóc, mùi thơm, vị bùi.

Địa lý:

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.

Thu Hái:

Tháng 9-10 và vào mùa đông, lúc trời khô ráo, hái quả gìa. Lựa loại vỏ cứng nâu đen, nhân trắng, mầu vàng nâu, có nhiều dầu, không vụn nát, không teo, không thối đen là thứ tốt. Quả hơi bầu bầu to thƣờng tốt, quả dài, nhọn, bé thì nhân thƣờng bị teo, sâu ăn là loại xấu. Phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 - 600C đến khô.

Quả chín khô (Fructus Quisqualis).

Mô tả dược liệu:

Sử quân tử hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, có 5 đƣờng cạnh dọc, 2 đầu nhọn nhƣ hình thoi, dài khoảng 3cm, đƣờng kính 1,6 – 2cm. Vỏ ngoài mầu nâu đen hoặc đen tím. Cứng, thể nhẹ, khó bẻ gẫy, chỗ cắt ngang hình sao 5 cạnh, vỏ chỗ cạnh dầy hơn, khoảng giữa giống hình tròn, trong có 1 nhân. Nhân hình bầu dục, dài hoặc giống cái suốt vải, dài 2cm, đƣờng kính 2cm, mặt ngoài có nhiều vết nhăn dọc, ngoài bọc 1 lớp màng mỏng mầu đen tro hoặc nâu đen, dễ bóc. Thịt mầu trắng vàng, mềm, có dầu, dễ bẻ. Không mùi, vị ngọt (Dƣợc Tài Học).

Bào Chế:

+ Bỏ vỏ, lấy nhân, sao thơm để dùng hoặc để cả vỏ gĩa nát dùng (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). + Lấy nhân ngâm qua nƣớc, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhân ngâm qua nƣớc, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đƣờng, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn [phƣơng cách này tránh đƣợc không bị nấc] (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc).

Bảo Quản:

Dễ mọt mốc vì vậy cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi.

Thành Phần Hóa Học:

+ Trong nhân Sử quân tử có chứa 20-27% chất dầu béo mầu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Chất gôm, các chất hữu cơ, chất đƣờng (Dƣợc Liệu Việt Nam).

Tác Dụng Dược lý:

1- Diệt Giun: Năm 1935, Perrier dùng nƣớc sắc Sử quân tử ở Việt Nam thí nghiệm trên giun đất nhận thấy: giun bị tác dụng của nƣớc sắc Sử quân tử dẫy dụa, sau đó tê liệt các bộ phận, da bong ra, mầu nhợt nhạt, hôn mê.

Năm 1947, Chu Đình Xung (Trung y Khoa học Tạp chí số 20, I: 143) thí nghiệm so sánh tác dụng của dung dịch nƣớc Sử quân tử 10%, dung dịch nƣớc tro Sử quân tử 10% và dung dịch 0,5% Kali Clorua trên giun đất đều thấy tác dụng giống nhau, vì vậy các tác giả kết luận rằng hoạt chất của Sử quân tử là muối Kali chứa trong Sử quân tử.

Năm 1948, Ngô Vân Thùy (trong Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 34: 437,441) khi nghiên cứu so sánh tác dụng diệt giun của 1 số vị thuốc Đông y (Bách bộ, Khiên ngƣu, Lôi hoàn, Ô dƣợc, Quán chúng, Xuyên luyện tử...) đã kết luận rằng Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh. Năm 1950, Hồ Mông Gia (Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 36: 619 - 622) báo cáo đã dùng cồn 950, cồn 500 để chiết Sử quân tử, bã sau khi chiết bằng cồn 950 đƣợc chiết bằng nƣớc rồi thí nghiệm tác dụng trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 950 không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 500 và nƣớc hơi có tác dụng ức chế và gây mê.

Năm 1958, Đỗ Tất Lợi dùng Sử quân tử cắt bỏ đầu và bóc màng đi rồi cho ăn sống hoặc sắc uống đều thấy có gây nấc. Khi mới uống không thấy nấc nhƣng sau khi ăn cơm thì thấy nấc.

Nếu uống quá nhiều thì thấy mệt, ngoài ra không thấy hiện tƣợng nguy hiểm nào khác. Tác giả cũng báo cáo rằng nƣớc sắc toàn quả giun có bóc vỏ hoặc không bóc vỏ vẫn có kết quả diệt giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

2- Độc Tính:

Năm 1942, Trƣờng Kỳ (Y Học Hội Tạp Chí Nhật bản số 2: 471 - 485 ghi nhận đã dùng dung dịch nƣớc sắc Sử quân tử (0,83g/kg) tiêm dƣới da chuột bạch, sau vài phút xuất hiện trạng thái mệt mỏi, hô hấp chậm lại không đều, sau 1-2 giờ, toàn thân co quắp, hô hấp ngƣng lại mà chết, tuy nhiên tim còn hơi co bóp. Liều tối thiểu gây chết là 20g/kg (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Năm 1926, K.M.Wu trong Chemical Analysis And Animal Experimentation Of Quisqualis Indica Mat.Med J. China 12 (2): 161 170 đã báo cáo độc tính của Sử quân tử không cao. Với liều 26,6g/kg cho chó uống thì ngoài hiện tƣợng ói và nấc không thấy triệu chứng ngộ độc nào khác . Sau 10 giờ trạng thái hoàn toàn trở lại bình thƣờng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Năm 1956, Ngô Văn Thùy trong ‗Luận Văn Trích Yếu ‗ của Hội khoa học sinh lý Trung quốc số 27,28 báo cáo cho chuột nhắt và thỏ uống với liều 50-100mg/10g không thấy hiện tƣợng ngộ độc (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tính Vị:

+ Vị ngọt, tính ấm, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị ngọt, khí ôn, hơi có độc (Bản Thảo Chính). + Vị ngọt, tính ấm (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Quy Kinh:

. Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải). . Vào kinh Tỳ,Vị, Đại trƣờng (Bản Thảo Tân Biên).

. Vào kinh túc thái âm Tỳ kinh, túc quyết âm Can kinh (Bản Thảo Kinh Giải). . Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Tác Dụng Và Chủ Trị:

+ Kiện Tỳ Vị, trừ thấp nhiệt. Trị trẻ nhỏ bị các bệnh da ngứa (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Sát trùng, tiêu tích, kiện Tỳ. Trị giun đũa, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích, sữa và thức ăn không tiêu, bụng đầy, tả, lỵ (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

+ Sát trùng, tiêu tích. Trị giun đũa, giun móc, trùng tích, bụng đau, trẻ nhỏ bị cam tích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dƣợc Điển).

+ Trị trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tiêu chảy, lỵ (Khai Bảo Bản Thảo). + Sát trùng, liện tỳ, tiêu thực (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Liều Dùng: 10 - 16g. Kiêng Kỵ:

+ Kỵ nƣớc trà nóng, uống chung sẽ bị tiêu chảy ngay (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Kỵ thức ăn nóng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Tỳ Vị hƣ hàn không nên dùng nhiều, dùng nhiều sẽ gây nấc (Bản Thảo Hối Ngôn). + Ngƣời không có trùng tích không nên dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

+ Uống thuốc này kỵ nƣớc trà nóng. Uống liều cao có thể gây nấc, nôn mửa, chóng mặt (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

* Trị Giun, Cam Tich.

+ Hậu phác 0,4g, Sử quân tử nhân 40g, Trần bì 0,4g, Xuyên khung 0,4g. Tán bột, làm hoàn. Uống với nƣớc gạo lâu năm(Sử Quân Tử Hoàn - Cục phƣơng)

+ Đại hoàng, Sử quân tử, Tân lang, Vỏ rễ thạch lựu. Làm hoàn, uống với nƣớc luộc thịt heo loãng hoặc nƣớc luộc thịt gà, lúc đói(Sử Quân Tử Hoàn - Chứng Trị Chuẩn Thằng).

+ Bạch vô quyển 0,4g, Cam thảo 0,4g, Khổ luyện tử 5 trái, Sử quân tử 10 nhân. Tán bột. Mỗi lần uống 4g (Sử Quân Tử Tán - Ấu Khoa Chuẩn Thằng).

+ Sử quân tử, bỏ vỏ, tán bột. uống lúc canh năm, khi bụng đói, với nƣớc cơm (Sử Quân Tử Tán - Bổ Yếu Thần Trân Tiểu Nhi Phƣơng Luận ).

+ Mộc miết tử nhân 20g, Sử quân tử nhân 12g. Tán bột. Dùng 1 trái trứng gà, cho thuốc bột vào, chƣng chín, ăn lúc bụng đói (Giản Tiện phƣơng).

* Trị trùng nha đông thống: Sử quân tử, sắc lấy nƣớc, ngậm (Tần Hồ Tập Giản phƣơng). * Trị đầu mặt lở ngứa: Sử quân tử nhân, ngâm với 1 ít dầu thơm 3-5 ngày, lúc đi ngủ, uống dầu thơm đó (Phổ Tế phƣơng).

* Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, tiêu lỏng, ăn kém, bú kém: Sử quân tử, Kha tử đều 12g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g. sắc uống (Sử Quân Tử Tán - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

* Trị trẻ nhỏ Tỳ hƣ, cam tích: Sử quân tử, Mạch nha, Nhục đậu khấu đều 20g, Hoàng liên, Thần khúc đều 400g, Mộc hƣơng 80g, Tân lang 20 trái. Tán bột, làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nƣớc ấm [dƣới 1 tuổi giảm bớt] (Phì Nhi Hoàn - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

* Trị sán, giun kim, táo bón: Sử quân tử nhục, Đại hoàng, Hoàng cầm đều 8g, Thạch lựu bì, Tân lang đều 16g, Cam thảo 4g. tán bột. Mỗi lần uống 12g, trẻ nhỏ giảm bớt liều (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

* Trị giun chui ống mất, bụng trên đau quặn: Sử quân tử, Tân lang, Chỉ xác, Khổ luyện bì đều 12g, Ô mai 4g, Quảng mộc hƣơng 8g. sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

* Trị giun: Sử quân tử nhục (sao vàng). Ngƣời lớn mỗi lần 10-20 quả, trẻ nhỏ mỗi tuổi mỗi lần 1,5 quả, tổng lƣợng không quá 20 quả. Ăn trƣớc khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 nagỳ (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

Tham Khảo:

+ Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có vị Sử quân tử và Phỉ tử là có vị ngọt mà sát trùng. Phàm ngƣời lớn và trẻ nhỏ có giun nên uống Sử quân tử lúc sáng sớm, bụng đói. Hoặc lấy vỏ sắc lấy nƣớc uống thì giun chết mà xuất ra vậy... (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+ Sử quân tử, là thuốc chủ yếu bổ Tỳ kiện Vị. Trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tả, lỵ do có giun, do Tỳ hƣ Vị yếu, do sữa và thức ăn đình trệ, thấp nhiệt ứ kết lại gây ra. Tỳ đƣợc kiện, Vị đƣợc khai thì sữa và thức ăn tự tiêu, thấp nhiệt tự tan, thủy đạo tự thông mà các chứng đƣợc khỏi. Không có vị đắng, cay mà giết đƣợc giun, đó là loại thuốc tốt dành cho trẻ nhỏ (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Sử quân tử, phàm trẻ nhỏ ăn nhiều quá, uống nhiều thuốc có tính hoạt, làm cho Tỳ Vị bị tổn thƣơng . Sử quân tử giết đƣợc giun đũa, Phỉ tử giết giun móc (Bản Thảo Chính).

+ Vị thuốc này chuyên sát trùng và tiêu thực mạnh, là vị thuốc chủ yếu trị cam tích, sát trùng nơi trẻ nhỏ. Lý Tần Hồ nói: Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có Sử quân tử vị ngọt mà có tác dụng sát trùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

THIÊN MÔN

Bản Kinh

Tên khác:

Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông, Dâm dƣơng hoắc, Quan tùng, Vô bất dũ, Bách bộ, Cán thảo (Bảo Phác Tử), Tƣơng mỹ, Mãn đông (Nhĩ Nhã), Điên lặc (Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng (Bản Thảo Cƣơng Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thƣơng cức, Thiên văn đông (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Dây tóc tiên (Dƣợc Liệu Việt Nam).

Tên khoa học:

Asparagus cocjinchinensis (Lour.) Merr.

Họ khoa học:

Hành Tỏi (Liliaceae).

Mô Tả:

Dây leo, sống lâu năm, dƣới đất có rất nhiều rễ củ mẫm hình thoi. Thân mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi thành lá giả hình lƣỡi liềm. Lá thật rất nhỏ, trông nhƣ vẩy. Mùa hạ ở kẽ lá mọc hoa trắng nhỏ. Quả mọng, khi chín màu đỏ (cũng có cây, quả khi chín màu tím đen).

Mọc hoang và đƣợc trồng ở nhiều nơi.

Thu hoạch:

Tháng 10 – 12 ở những cây đã mọc trên 2 năm. Đào về, ruẳ sạch, đồ chín, rút lõi, phơi hoặc sấy khô.

Phần dùng làm thuốc:

Củ rễ (Radix Aspargi). Loại béo mập, cứng, mịn, mầu trắng vàng, hơi trong là loại tốt. Củ dài, gầy, mầu nâu vàng, không sáng là loại vừa.

Mô tả dược liệu:

Củ hình thoi, tròn dài, hai đầu nhỏ nhƣng tầy, dài 6-20cm. Mầu trắng vàng hoặc nâu, vàng nhạt, có chất dầu hơi trong. Mặt ngoài có vằn dọc nhỏ hoặc rãnh dọc. Khi khô, chất cứng nhƣng dòn. Chƣa khô thì chất mềm, dính, chỗ vết bẻ nhƣ chất sáp, mầu trắng vàng, hơi trong, giữa có nhân trắng, không trong. Vị ngọt, hơi đắng (Dƣợc Tài Học).

Bào chế:

+ Cạo vỏ, bỏ lõi, đồ chín, phơi khô, tẩm rƣợu 1 đêm, đồ lại, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

+ Rửa sạch, bỏ lõi, thái phiến, phwoi khô để dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Rửa sạch, bỏ lõi, ủ mềm, thái phiến, phơi khô (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc).

Để nơi khô ráo, dễ ẩm mốc.

Thành phần hóa học:

+ Yamogenin, Diosgenin, Sarsasapogenin, Smilagenin, Xylose, Glucose, Rhamnose (Hắc Liễu Chính Điển, Nhật Bản Dƣợc Học Hợp Quyển 107, Trung Y Trung Dƣợc Thủ Sách 1988, 10 (1): 56).

+ Sucrose, Ologosaccharide (Tomoda Masashi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1974, 22 (10): 2306).

+ 5-Methoxymethyl fùrural, beta-Sitosterol 5

+ Citrulline, Asparagine, Serine, Threonine, Proline, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Leucine, Isoleucine, Phenylalanine, Tyrosine, Aspartic acid, Glutamic acid, Histidine, Lysine 6,7

+ Asparagi Cochinchinensisne, b-Sitosterol, Smilagenin, 5-Methoxymethylfùrural, Rhamnose (Trung Dƣợc Học).

+ Trong Thiên môn có acid Amin, chủ yếu là Asparagin, thủy phân trong nƣớc sôi cho Aspactic acid và Amoniac. Ngoài ra, còn có chất nhầy, tinh bột, Sacarosa (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng dược lý:

- Tác dụng kháng khuẩn: Nƣớc sắc Thiên môn có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A và B, Phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch cầu (Trung Dƣợc Học).

- Tác dụng chống khối u: Nƣớc sắc Thiên môn có tác dụng ức chế Sacroma –180 và Deoxygenase của tế bào bạch cầu ở chuột nhắt bị viêm hạch bạch huyết cấp hoặc viêm hạt bạch huyết mạn (Trung Dƣợc Học).

- Nƣớc sắc Thiên môn có tác dụng giảm ho, lợi tiểu, thông tiện, cƣờng tráng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).

+ Vị ngọt, tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).

+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Kinh Giải). + Vào kinh Phế, thận (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dƣỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục). + Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dƣợc Tính Bản Thảo). + Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thƣơng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

Chủ trị:

+ Trị hƣ lao, ngƣời gìa suy nhƣợc, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phƣơng). + Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nƣớc (Dƣợc Tính Bản Thảo). + Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nƣóc do bệnh ở thƣợng tiêu (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Kiêng kỵ:

+ Phế không có hƣ hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Tƣ âm, dƣỡng huyết, ôn bổ hạ nguyên: Thiên môn bỏ lõi, Sinh địa đều 80g. cho vào bình bằng gỗ cây Liễu, cho rƣợu vào rửa. Chƣng chín rồi phơi 9 lần, đến lúc thật khô. Thêm Nhân sâm 40g, tán bột. Lấy 9 quả Táo tầu, bỏ hột, gĩa nát, trộn thuốc bột làm viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, với rƣợu nóng, trƣớc bữa ăn, ngày 3 lần (Tam Tài Hoàn – Hoạt Pháp Cơ Yếu).

+ Trị cơ thể đau nhức do hƣ lao: Thiên môn, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa với rƣợu (Thiên Kim phƣơng).

+ Làm cho nhan sắc xinh tƣơi: Thiên môn, Thục địa, Hồ ma nhân, tán nhuyễn, trộn với mật ong, làm thành viên, to bằng hạt Long nhãn. Mỗi lần uống 20 viên với nƣớc nóng (Trửu Hậu phƣơng).

+ Trị phế nuy, ho, khạc nhiều đờm, trong tim nóng, miệng khô, khát nhiều: Thiên môn để sống, gĩa vắt lấy nƣớc cốt chừng 7 chén, rƣợu 7 chén, Mạch nha 1 chén, Tử uyển 160g. cho vào bình bằng đồng hoặc nồi bằng sành, nấu đặc thành cao hoặc làm thành viên. Mỗi lần uống to bằng qủa Táo, ngày 3 lần (Trửu Hậu phƣờn).

+ Trị tiêu khát: Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, nấu đặc thành cao, thêm ít Mật ong để dùng dần (Giản Tiện phƣơng).

+ Trị âm hƣ hỏa vƣợng, có đờm mà không dùng đƣợc thuốc táo: Thiên môn 1 cân, rử nƣớc, bỏ lõi, lấy nguyên nhục khoảng 480g. cho vào cối đá gĩa nát. Lấy Ngũ vị tử, rửa sơ qua, bỏ hột, chỉ lấy thịt 160g. phơi khô (đừng cho vào lửa). Cả hai thức cùng nghiền nát, trộn với hồ làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi klần uống 20 viên với nƣớc trà nóng, ngày 3 lần (Giản Tiện phƣơng).

+ Trị phế nuy, hƣ lao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát: Thiên môn, bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn. hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngoốnnng. Mỗi lần uống 20 viên với nƣớc trà. Cũng có thể nấu lấy nƣớc để rửa mặt (Thực Liệu Bản Thảo).

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 8 ppsx (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)