Tính toán véc tơ trọng số bộ tự động bù khử nhiễu tạp tích cực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa (Trang 89 - 92)

Nguyên lý hoạt động bộ tự động bù khử dựa trên phép triệt nhiễu x0 trong kênh chính bởi ước tính nhiễu 𝑥̂0. Ước tính này là hàm các giá trị nhiễu trong các kênh bù [26]. Khi ấy, ước tính 𝑥̂0 phải giảm thiểu trung bình bình phương hiệu

trong đó 〈〉 là ký hiệu tính trung bình thống kê.

Ước tính 𝑥̂0 thường được hình thành bằng cách sử dụng các vòng phản hồi (vòng lặp Howells-Appelbaum) [35]. Phương pháp này tương đối đơn giản để thực hiện trong cả xử lý tương tự và kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm. Một trong số đó là sự phụ thuộc mạnh thời gian thích nghi bộ tự động bù khử đa kênh vào độ tản mát các giá trị riêng ma trận tương quan nhiễu. Trong trường hợp này, thời gian điều chỉnh có thể được giảm nếu các kênh bù trước tiên được trực giao hóa bằng thuật toán Gram-Schmidt [43]. Điều này đòi hỏi chi phí tính toán bổ sung, nhưng ngay cả như vậy thì thời gian hiệu chỉnh vẫn còn khá lớn. Cũng có thể được giảm thời gian thích nghi bằng cách tăng hệ số khuếch đại phản hồi vòng lặp. Nhưng khi ấy thăng giáng véc tơ trọng số chế áp ở trạng thái dừng cũng tăng khi điều chỉnh đã kết thúc. Điều đó làm giảm hiệu quả bù nhiễu.

Mâu thuẫn nêu trên giữa thời gian thiết lập và chất lượng thích nghi được loại bỏ trong phương pháp DMI. Như đã chỉ ra trong [51], phương pháp DMI trong các biến thể khác nhau chỉ với số mẫu đào tạo ~2N, trong đó N là tổng số kênh, đã đảm bảo chất lượng thích nghi (trong trường hợp này là mức chế áp) chỉ kém hơn 3 dB so với giá trị tối ưu khi biết chính xác các tính chất tương quan của nhiễu. Phương pháp DMI rất nhạy cảm với độ chính xác của các phép tính: bậc ma trận khả nghịch càng lớn thì các phép toán cộng và nhân phải được thực hiện càng chính xác. Máy tính chuyên dụng được sử dụng trong các hệ thống ra đa hiện đại tính toán với số bit 32 hoặc 64 chắc chắn đáp ứng các yêu cầu này.

Tiếp theo, luận án sẽ nghiên cứu hệ thống tự động bù khử đối với nhiễu tạp tích cực trong môi trường không dừng thông qua ví dụ về bộ tự động bù khử ba kênh dựa trên phương pháp DMI. Cụ thể hóa phương pháp này khi áp dụng cho bài toán tối thiểu hóa trung bình bình phương hiệu (3.4) nêu ở chương 1. Các biểu thức đánh giá hiệu quả AK trong các điều kiện nhiễu khác nhau, đặc biệt là với sự có mặt ba nguồn NTC, khi số lượng nhiễu vượt quá số kênh bù [65] sẽ được xác định.

Bài toán tối thiểu hóa (3.4) đã được giải trong mục 1.2.2. Đây là bài toán Bayes kinh điển (cả ở dạng tổng quát và cũng như với các ứng dụng kỹ thuật vô tuyến liên quan [3], [9], [15]) với hàm bậc hai do sai lệch ước tính so với giá trị thực

đại lượng được ước tính. Nghiệm bài toán này trên tập hợp tất cả các ước tính có thể là đã biết và được xác định bởi kỳ vọng toán có điều kiện [15]:

𝑥0 = ∫(𝑥

0)𝑥0𝑝(𝑥0/𝑋)𝑑𝑥0 (3.5) Ở đây: 𝑿[𝑥1, 𝑥2, … , 𝑥𝑁]𝑇 là véc tơ bao gồm các giá trị nhiễu trong N kênh bù, p(x0/X) là mật độ xác suất nhiễu trong kênh chính khi vectơ X cố định.

Thực hiện thuật toán (3.5) bị cản trở bởi thực tế là nó đòi hỏi thông tin đầy đủ về các thuộc tính thống kê nhiễu. Do đó, ta giới hạn chỉ trong lớp ước tính tuyến tính dạng:

𝑥̂0 = 𝑨𝑿 (3.6) Trong đó A là ma trận hệ số.

Thay (3.6) vào (3.4) và tối thiểu hóa đối với A, dễ dàng cho thấy giá trị tối ưu ma trận này thỏa mãn được gọi là phương trình Wiener-Hopf [29]

𝒓𝑀 = 𝑨𝑹𝑀 (3.7) Ở đây 𝒓𝑀 = ‖ 𝑀(𝑌1∗𝑈0) 𝑀(𝑌2∗𝑈0) … … … … . . 𝑀(𝑌𝑀∗𝑈0)

‖ - véc tơ tương quan chéo các tín hiệu đầu ra kêmh chính

và các kênh bù khử.

𝑹𝑀 = 𝑀(𝒀𝑀∗ 𝒀𝑀𝑇) – ma trận tương quan nhiễu trong các kênh bù khử.

Do đó biểu thức (3.6) và (3.7) nhận được véc tơ trọng số tối ưu được xác định theo biểu thức (1.17):

Wopt = 𝑹𝑀−1𝒓𝑴 (3.8)

Cần lưu ý rằng đối với trường hợp phổ biến trong thực tế phân bố nhiễu Gaussian chung trong kênh chính và các kênh bù, các ước tính (3.5) và (3.8) trùng nhau.

Công suất nhiễu dư 𝛥𝜎𝑁𝑇𝐶 sau bù khử

𝛥𝜎𝑁𝑇𝐶 = 𝜎∑2[𝑘] = 𝑀(𝑈02[𝑘]) − 2𝑾𝑇𝒓𝑴[𝑘] + 𝑾𝑇𝑹𝑀[𝑘]𝑾∗ hay 𝛥𝜎𝑁𝑇𝐶 = 𝜎𝑁𝑇𝐶𝑜2 − 𝒓𝑴𝑹𝑴−1𝑟𝑴𝐻 (3.9) Trong đó 𝜎𝑁𝑇𝐶𝑜2 là công suất nhiễu trong kênh chính trước khi chế áp,

𝐾𝑐ℎếá𝑝 = 𝜎𝑁𝑇𝐶𝑜2

𝜎𝑁𝑇𝐶𝑜2 −𝒓𝑴𝑹𝑴−1𝑟𝑴𝐻 (3.10) Việc thực hiện thuật toán (3.8) chỉ đòi hỏi biết các ma trận tương quan 𝒓𝑀 và 𝑹𝑴. Các ma trận này thông thường không biết trước nhưng dựa theo mẫu thời gian của nhiễu có sẵn có thể nhận được ước tính hợp lý cực đại của chúng

𝒓̂𝑀 = 1

𝐿∑𝐿𝑖=1𝑈0(𝑙)𝒀𝐻(𝑙) (3.11) 𝑹̂𝑀 = 1

𝐿∑𝐿 𝑌(𝑙)𝒀𝐻(𝑙)

𝑙=1 (3.12) trong đó l là thứ tự số đọc nhiễu theo thời gian, L là số lượng mẫu.

Như đã nói trên, khi thích nghi với nhiễu mạnh (có thể bỏ qua ảnh hưởng nội tạp), số lượng mẫu L gấp đôi số kênh bù cho phép nhận được hệ số chế áp chỉ thấp hơn 3 dB so với giá trị lý thuyết được xác định bởi biểu thức (3.3) [35].

Mục tiếp theo sẽ xem xét phương pháp xác định mật độ xác suất véc tơ ngẫu nhiên Gaussian với ma trận tương quan suy biến.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)