Vẫn xét ra đa hoạt động với các tham số: bước sóng 0,2 m, chu kỳ thăm dò
T1 = 140•10-6 giây, T2 = 170•10-6; kích thước chùm phương vị là 256. Thiết bị xử lý theo sơ đồ 1.7, 1.9 và 2.9b có N1 = N2 = 256/2 =128. Yêu cầu PD=0,9; PF=10-6. Tổn hao do lấy mẫu theo tần số Doppler nhỏ hơn khoảng 1 dB so với độ sâu vùng lõm (điểm tín hiệu cân bằng-3dB) nên Δ1 = (3) -1 = 2 dB.
Tổn hao do đa kênh Δ2 = (lnL)1/2=(ln128)1/2=1,9dB
Tổn hao do OS-CFAR Δ3:
- Tích lũy tương can-không tương can (Sơ đồ Hình 1.9)
Số lượng kênh L=128, kích thước bộ tích lũy không tương can N = 5. Xác suất báo động lầm trong một kênh trong trường hợp này là P0=PF/L=10-6/128= 0,0078.10-6. Do kích thước bộ tích lũy không tương can nhỏ nên phân bố quá trình X được xác định bằng tích phân số theo biểu thức (2.35). Mất mát là gần
bằng Δ3 ≈ 0,1 dB.
- Tích lũy tương can (Sơ đồ Hình 2.9b)
Số lượng kênh L = 128 ; P0 = PF/L = 0,0078.10-6. Quá trình X có phân bố Rayleigh. Mất mát là gần bằng Δ3 ≈ 0,4 dB.
Tổn hao do ADF Δ0 =1,1 dB
Hiệu quả tích lũy tương can là I =L
(ITLTC (dB)=10logL=10log128=21,07dB),
Hiệu quả tích lũy không tương can theo [Basis Radar Analysis] là
ITLKTC (N) = 7,5log I(N) = 7,5log5=5,24 dB
Bảng 2.4 tổng hợp các kết quả đánh giá tổn hao do xử lý và hệ số cải thiện SCR theo các sơ đồ MTI Hình 1.9; 1.7 và 2.9b.
Bảng 2.4. Đánh giá tổn hao và hệ số cải thiện SCR các sơ đồ MTI
Sơ đồ thiết bị
Tổn hao SNR, dB Hệ số cải thiện SCR
IF, dB
Δ0 Δ1 Δ2 Δ3 ΔΣ IF= ITLTC+ ITLKTC -ΔΣ
Hình 1.9, L=128, N=5 1,1 2 1,9 0,1 5,1 21+5,2-5,1=21,1 Hình 1.7, L=128, N=0 1,1 2 1,9 0,4 5,4 21-5,4=15,6 Hình 2.9,b, L=128, N=0 1,1 2 1,9 0,4 5,4 21-5,4=15,6
Từ bảng trên ta thấy, việc lựa chọn và cân đối tích lũy xung giữa tương can và không tương can có tác động đáng kể đến hiệu quả xử lý giữa chu kỳ.