của cây đậu tương
Đậu tương được trồng từ vĩ độ 550 Bắc đến 550 Nam, từ những vùng thấp
hơn mặt nước biển cho đến những vùng cao trên 2000 m so với mặt nước biển
Tính thích ứng là đặc tính hoặc khả năng của một kiểu gen hoặc một quần
thể các kiểu gen cho phép sự biến đổi các tiêu chuẩn của sự thích ứng xảy ra, tiếp
sau nhằm đáp ứng lại áp lực của chọn lọc thay đổi, còn sự thích ứng là một trạng
thái của sự phù hợp với một điều kiện môi trường xác định
Tính ổn định kiểu hình hay là khả năng thích ứng rộng là một trong những
đặc tính quan tâm nhất của một giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà Cho đến
nay đã có nhiều phương pháp thống kê sinh học nhằm đánh giá ổn định kiểu hình
của các dòng giống khác nhau
Sự biểu hiện của tính trạng thời gian sinh trưởng thay đổi rất lớn theo mùa
vụ và theo từng năm, trong đó chỉ khoảng 75 - 80% phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái môi trường (Nguyễn Huy Hoàng, 1997) [9]
* Yêu cầu về nhiệt độ
Đậu tương có nguồn gốc ở vĩ độ tương đối cao (400 vĩ độ bắc), nên yêu cầu
về nhiệt độ không cao lắm Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề này nhiều tác giả cho rằng đậu tương là cây ưa ấm Tổng tích ôn của cây đậu tương khoảng 2000 - 29000C, nhưng tuỳ nguồn gốc, tuỳ thời gian của giống mà lượng tích ôn tổng số cũng khác nhau nhiều Nhiệt độ thì nó chủ yếu quyết định bởi thời gian sinh
trưởng và đặc điểm của giống
Những giống đậu tương ngắn ngày có tổng tích ôn 1700 - 22000C, trong
khi đối với những giống dài ngày là 3200 - 38800C tương đương 140 - 160 ngày
Đậu tương có thể sinh trưởng phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ khá rộng, mặc dù vậy nhiệt độ ấm vào khoảng 200C là lý tưởng cho cây đậu tương,
nhìn chung đậu tương có khả năng chịu được ở nhiệt độ cao (35 - 370C) ở tất cả các pha sinh trưởng
Qua các nghiên cứu về sự nẩy mầm của hạt giống đậu tương có thể nẩy
mầm ở nhiệt độ của môi trường từ 5 - 400C, nhưng nẩy mầm nhanh nhất ở 300C
Nhiệt độ đất thay đổi làm cho tốc độ nẩy mầm của hạt giống đậu tương
nhanh hay chậm, nghiên cứu ở vùng Nhiệt Đới và vùng Cận Nhiệt Đới, nhiệt độ
đất 200C hạt đậu tương nẩy mầm sau 3 - 5 ngày khi độ sâu gieo hạt là 5 cm; nhiệt
độ đất ở 120C hạt giống nẩy mầm sau 12 ngày và nhiệt độ đất 170C nẩy mầm sau 7
ngày
Các tác giả nghiên cứu nhiệt độ ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây
thấy rằng: ở pha đầu (thời kỳ cây con) nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến nhóm
đậu tương chín sớm, ít mẫn cảm với quang chu kỳ; nhưng ít ảnh hưởng đến nhóm
chín muộn Chiều cao của cây đậu tương tăng trưởng thuận lợi ở nhiệt độ 27,2 -
Các cây trồng có nguồn gốc địa lý khác nhau phản ứng với điều kiện nhiệt độ
cũng không giống nhau: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây đậu
tương, đậu tương từ khi gieo đến khi ra hoa gặp thời tiết ấm nhiệt độ (24 - 260C), thời
kỳ sinh trưởng nói trên là 35 - 45 ngày, thời gian bắt đầu và kết thúc ra hoa trên dưới
20 ngày, tổng thời gian sinh trưởng 100 - 110 ngày; Nhiệt độ từ 200C trở xuống từ gieo đến ra hoa là 50 - 60 ngày, tổng thời gian sinh trưởng là 145 - 150 ngày Thời kỳ
bắt đầu và kết thúc ra hoa càng kéo dài khi gặp rét và tỷ lệ rụng hoa cao, khả năng hình thành quả trong trường hợp này chỉ còn 20 - 25%
* Yêu cầu lượng mưa:
Nhiều tác giả cho rằng đậu tương là cây ưa ẩm Đối với đậu tương, nếu
nhiệt độ không khí, quang chu kỳ có ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng của cây thì chế độ ẩm là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng có liên quan chặt chẽ đến năng suất hạt Tổng lượng nước cần cho một vụ đậu tương khoảng 370 - 450 mm trong điều kiện không tưới Còn nếu được tưới đầy đủ thì lượng nước tiêu thụ của
đậu tương lên đến 670 - 720 mm, (Nguyễn Huy Hoàng, 1997) [9]
Lượng mưa và độ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu đối sản xuất đậu tương
Mối quan hệ giữa lượng chất khô tích luỹ của đậu tương Đông và bốc thoát hơi
nước từ lá có liên quan tuyến tính rất chặt
Chế độ mưa đóng vai trò quan trọng tạo nên độ ẩm đất, nhất là vùng chịu
ảnh hưởng của nước trời Nhiều tác giả cho rằng: năng suất đậu tương khác nhau
giữa các năm ở một vùng sản xuất là do chế độ mưa quyết định
* Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tương là cây ngày ngắn điển hình, có phản ứng với độ dài ngày, có rất ít
giống không nhậy cảm với quang chu kỳ
Morse và các tác giả cho rằng: phản ứng quang chu kỳ của đậu tương là yếu
tố quan trọng nhất quyết định tính thích ứng của giống và vấn đề chọn vùng cho
đậu tương Để cây đậu tương có thể ra hoa kết quả được, yêu cầu phải ngày ngắn,
nhưng các giống khác nhau phản ứng với độ dài ngày cũng khác nhau, ánh
sáng là
yếu tố quyết định quang hợp Sự cố định Nitơ và lượng chất khô cũng như nhiều đặc tính khác lại phụ thuộc vào quang hợp Phản ứng quang chu kỳ của cây đậu tương biểu hiện ở chỗ: trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng, nếu đậu tương gặp
điều kiện ngày ngắn thì sẽ rút ngắn thời gian từ mọc đến ra hoa, do đó rút ngắn thời kỳ phân hoá mầm hoa, dẫn tới làm giảm tích luỹ chất khô và giảm số lượng hoa Sau khi ra hoa, nếu đậu tương gặp điều kiện ngày ngắn, thời gian sinh trưởng không bị ảnh hưởng, nhưng khối lượng chất khô toàn cây giảm Nguyễn Văn Luật (1979) [11], cho rằng phản ứng quang chu kỳ của đậu tương còn tác động đến
nhiều chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của đậu tương như: chiều cao thân chính, tích luỹ chất khô, số hoa, số quả/cây, do đó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất
Tìm hiểu phản ứng của đậu tương từ khi lá mầm xuất hiện trên mặt đất với
độ dài chiếu sáng khác nhau, thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây đậu tương phụ thuộc vào độ dài chiếu sáng 8, 10, 12, và 14 giờ sau khi cây nẩy mầm từ hạt
Tóm lại, phản ứng quang chu kỳ của đậu tương được nhiều tác giả đề cập
đến từ rất sớm trên nhiều mặt: ảnh hưởng của quang chu kỳ đến sinh trưởng, các
chỉ tiêu phát dục và các yếu tố năng suất của đậu tương Nhưng với tập đoàn
giống phong phú hàng vạn giống và do phản ứng giống với quang chu kỳ rất khác nhau nên những nghiên cứu gần đây ít nhấn mạnh đến vấn đề này hơn Nhìn
chung những kết luận đều thống nhất nhận định phản ứng đa dạng của đậu tương
với quang chu kỳ: những giống chín muộn mẫm cảm hơn với quang chu kỳ, những giống này thường được trồng ở vùng vĩ độ cao trong mùa hè Vùng vĩ độ
thấp thường gieo trồng những giống chín sớm, cực sớm hoặc ít phản ứng trung
tính với quang chu kỳ nên có thể gieo trồng được nhiều vụ/năm
Các giống đậu tương ở Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính: nhóm chín
sớm, chín trung bình và chín trung bình muộn Nhóm chín sớm ít phản ứng với độ dài ngày, nên ra hoa và chín gần như ở cả 3 thời vụ: Xuân, Hè và vụ
Đông Sự
chệnh lệch về thời gian ra hoa và chín của các giống chín muộn rất rõ rệt giữa
các vùng trồng, do đó nó phản ứng khá chặt với độ dài chiếu sáng (Đoàn Thị Thanh Nhàn và CS, 1996) [4] * Yêu cầu về đất trồng
Đậu tương có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau như: đất sét, đất thịt
nặng, đất thịt nhẹ, đất pha cát
- Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất pha cát và đất thịt nhẹ với độ PH 6- 7 sẽ
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và hình thành nốt sần
- Trên đất cát đậu tương thường cho năng suất không ổn định - Trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc, nhưng sau khi mọc lại thích ứng
tốt hơn so với các loại cây màu khác Đất khó tiêu, thoát nước, có cấu trúc mịn muốn có năng suất cao chỉ nên
cầy sâu 15 - 20cm, do đất ẩm ướt nhiều vi khuẩn gây thối rễ hoạt động dẫn đến năng suất giảm có thể làm giảm tới 17,5% (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [7]
Các yếu tố N, P, K đều cần suốt trong quá trình sinh trưởng của cây Nitơ
có vai trò thúc đẩy sinh trưởng thân lá Phốt pho giúp quá trình hình thành nốt sần ở rễ cho cây cứng cáp, cải thiện phẩm chất quả và chống chịu sâu bệnh Kali
thúc đẩy quá trình tích luỹ vật chất quang hợp vào quả, tăng chất lượng hạt và
tăng khả năng chống chịu của cây trên ruộng Để có năng suất 1 tấn/ha, cây đậu
tương cần hấp thụ 1 lượng Nitơ là 80 kg, một nửa lượng Nitơ đó là do vi khuẩn
cố định đạm trong cây tạo ra Lượng Phốt pho và Kali mà cây đậu tương cần là
90 kg và 85 kg Ngoài ra, chúng còn yêu cầu 1 lượng nhỏ phân vi lượng sẽ đem
lại hiệu quả rõ rệt