đậu tương
Cây đậu tương thuộc bộ Fabales, họ Fabaceae, họ phụ
Leguminosae, chi
Glycine L Đậu tương trồng trước đây mang nhiều tên khác nhau, Ricker và Morse (1948) [20] đã đề xuất tên chính thức của đậu tương trồng là GlyCine max (L) Merrill, kết luận này nói chung là được chấp nhận và đã được dùng hầu như duy nhất để chỉ đậu tương trồng trong các tài liệu khoa học Glycine được chia ra làm 2 họ phụ là Glycine và Soja Glycine
và Soja là tên gọi chính thức cho các loại đậu tương hoang dại từ năm 1997
Chi phụ Glycine có 16 loài, đa số ở đảo Nam Thái Bình Dương, Papua Newguinea, Philipin, Đài Loan Đa số các loại có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 (có một số loài 2n = 28, 78, 80) Chi phụ
Soja (Moech) F J Hern có 2 loài: Loài
G Soja Sieb và Zucc, phân bố ở Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên Loài GlyCine max (L) Merrill là đậu tương trồng hiện nay trên thế giới,
Đậu tương là cây trồng cổ nhất của nhân loại, có nguồn gốc từ Mãn Châu
(Trung Quốc) vào thế kỷ XI trước công nguyên Từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, đậu tương mới phát triển khắp Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên Từ thế
kỷ thứ I đến XVI, đậu tương được di thực tới Nhật Bản, Đông Nam Á và Trung Á
Từ năm 1970, cây đậu tương đã được các nhà truyền giáo mang từ Trung Quốc về
trồng ở vườn thực vật Pari và Hoàng gia Anh
Đậu tương ban đầu được trồng chủ yếu làm thực phẩm ở các nước như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước ở châu Á: Ấn Độ, Việt Nam,
Lào, Thái Lan, Philipin và Inđonexia nhưng mãi đến năm 1909 cây đậu tương mới
có tầm quan trọng lớn Sau này, cây đậu tương được đưa sang trồng ở Bắc Mỹ và đã
trở thành cây trồng đóng vai trò quan trọng ở Mỹ, đây là thành công về công tác
nhập nội giống đậu tương của Mỹ Từ Mỹ đậu tương lan rộng ra các nước châu Mỹ
khác, đáng chú ý là Braxin và Argentina (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [7]