đậu tương
* Giai đoạn nảy mầm cây con
- Giai đoạn nảy mầm: Bắt đầu từ khi hạt hút nước trương lên, mầm phôi
phát động sinh trưởng, sau đó nảy mầm mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự duỗi ra của vòng cung trục dưới lá, xòe lá tử diệp
Điều kiện: Hạt hút nước nhiều hay ít là chất chiếm ưu thế trong hạt, hạt
nhiều protein hút nước nhiều hơn so với hạt nhiều tinh bột Hạt đậu tương hút nước nhiều trong thời gian một giờ đầu tiên là những hạt cho năng suất cao
- Giai đoạn cây con: Thời kỳ này cây đậu tương sinh trưởng dựa vào chất
dinh dưỡng do tử diệp và lá mầm cung cấp để phát triển thân non và bộ rễ Chất dinh dưỡng trong lá mầm là nguồn thức ăn chủ yếu cho cây đậu tương trong
vòng một tuần sau khi cây mọc * Sự phát triển của thân cành
Chiều cao của thân cây, số đốt biến động tùy thuộc vào đặc tính di truyền
và điều kiện ngoại cảnh Thân cao từ 0,2 - 1,5 m, gồm nhiều đốt từ 8 - 14 đốt
Tốc độ sinh trưởng của chiều cao thân cây cũng tăng dần từ khi cây mọc
đến khi cây ra hoa rộ và hình thành quả, sau đó thì giảm dần đến khi thu hoạch
Chiều cao thân là chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng và khả năng cho năng suất
Gieo vụ xuân chỉ có một hoặc hai cành, giống gieo muộn gieo vụ hè có
thể có 4 - 10 cành
Các cành mọc từ chồi ở nách lá Các chồi ở phía dưới thân chính sẽ phát
triển thành các cành quả, các chồi ở phía giữa và ngọn cây thì phát triển các chùm hoa Số cành trên cây liên quan trực tiếp đến số quả Cành trực tiếp là cành
quả Vì vậy cành phát triển nhiều sẽ cho quả nhiểu
* Sự phát triển của bộ lá
Lá đậu tương là lá kép gồm 3 chét, cá biệt có 4 hoặc 5 lá chét Các lá này
mọc đối diện nhau: Dài, hẹp tròn, bầu dục hoặc hình lưỡi mác, hình thoi nhưng
người ta cũng thường quy định hai loại khác nhau là lá rộng hoặc lá hẹp, lá có lông hoặc không có lông
Phôi rễ của hạt đậu tương phát triển thành rễ chính, rễ của thân chính có
thể ăn sâu tới 150cm trong điều kiện tầng đất dày và khô ráo Từ thân chính, các rễ bên mọc sâu xuống còn phát triển nằm ngang tới 40 – 50cm Rễ tiếp tục phát triển đến khi quả mẩy, sau đó giảm dần và dừng lại trước khi hạt chín sinh lý Rễ đậu tương trong điều kiện trồng trọt phân bố chủ yếu ở lớp đất 10 - 15cm
Sự phát triển của bộ rễ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng, nước đảm bảo năng suất cây đậu tương
* Sự hình thành nốt sần và sự cố định Nitơ của vi khuẩn nốt sần
Những nốt sần đầu tiên xuất hiện ở giai đoạn 10 - 15 ngày sau khi mọc (có
lá kép) Lượng nốt sần tăng nhanh vào thời kỳ ra hoa đến đâm tia hình thành quả, có màu hồng thẫm, kích thước lớn Đến giai đoạn cây già thì nốt sần giảm, lượng nốt sần già thì khô đi, nốt sần có màu đen bị vỡ ra Nốt sần phân bố ở rễ chính và rễ bên
Nốt sần được hình thành là do sự cố định của vi khuẩn cộng sinh
Rhizobium japonicum, những vi khuẩn này có khả năng tổng hợp nitơ (N2) khí trời Vì vậy mà khi thu hoạch, rễ đậu tương đã để lại cho đất hàm lượng đạm lớn
tham gia cải tạo đất và tạo sự cân bằng hệ sinh thái
* Sự ra hoa và hình thành quả, hạt Thời kỳ từ khi mọc đến khi ra hoa rất quan trọng đối với năng suất vì đó là
thời kỳ phân hóa mầm hoa, quyết định số hoa quả trên cây
Thời gian ra hoa kéo dài 30 - 40 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện
sinh trưởng, có những giống ra hoa chỉ kéo dài 10 - 15 ngày Hoa bé dài 6 - 7mm
mọc ra từ nách của các lá hoặc ngọn Mỗi nách mang một chùm hoa có từ 10 - 15
hoa Hoa có màu tím do gen trội quy định, hoa có màu trắng do gen lặn quy định
Thời tiết thuận lợi cho việc nở hoa là lúc mà nhiệt độ ngoài trời là 25 -
280C, độ ẩm không khí khoảng 75 - 80%
nó tự thụ phấn nghiêm ngặt Việc thụ phấn
xảy ra vào sáng hôm sau lúc 8 - 9 giờ sáng trước khi nụ và hoa nở hoàn toàn
Thời kỳ quả non được bắt đầu từ giai đoạn ra hoa, quả đầu tiên được hình
thành trong vòng 7 - 8 ngày kể từ khi hoa nở, sau 3 tuần quả đã phát triển đầy đủ
Lúc các chùm quả non đã xuất hiện thì các chất dinh dưỡng trong thân, lá
được vận chuyển và làm cho hạt mẩy dần, lúc này sự sinh trưởng của cây chậm lại
Đậu tương có hai loại sinh trưởng là sinh trưởng hữu hạn và sinh trưởng
vô hạn Những nét đặc trưng của hai loại này được thể hiện vào giai đoạn hình thành quả, hạt
Khi hạt đậu tương mới hình thành chứa 90% độ ẩm, các khoang hạt đã
kín, quả đã đầy đủ mầm thì cây ngừng sinh trưởng Trong quá trình lớn lên, độ ẩm trong hạt giảm dần đồng thời với sự tích lũy chất khô và tăng kích thước, lượng nước trong hạt giảm xuống chỉ còn 60 - 70% Khi sự tích lũy chất khô gần hoàn thành, độ ẩm trong hạt giảm nhanh, vài ngày có thể giảm từ hơn 30% xuống
15 - 20% Lúc này là thời kỳ chín sinh lý, toàn bộ lá vàng và một nữa lá rụng (có
thể một số lá không rụng)
Khi bề ngoài thấy vỏ quả có màu vàng nâu là thu hoạch được