Liên hệ tương quan là:
a. Mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ. b. Mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ.
c. Được biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt.
d. Mối liên hệ thấy được khi nghiên cứu một vài trường hợp điển hình.
Vì : Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ và không được biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt. Chỉ xác định được mối liên hệ này khi nghiên cứu một tổng thể thống kê.
Loại sai số nào có thể xảy ra ở tất cả các cuộc điều tra?
a. Sai số do ghi chép b. Sai số do tính đại biểu c. Sai số ngẫu nhiên d. Sai số hệ thống
Vì : Sai số do ghi chép là sai số xảy ra ở tất cả các cuộc điều tra. Sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống chỉ có trong điều tra chọn mẫu
Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân là:
a. Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. b. Trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc. c. Trung bình nhân của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. d. Chênh lệch giữa mức độ cuối và mức độ đầu của dãy số.
Lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc trong một khoảng thời gian bằng
a. tổng các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn trong khoảng thời gian đó.
b. trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn trong khoảng thời gian đó. c. tích của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn trong khoảng thời gian đó.
d. trung bình nhân của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn trong khoảng thời gian đó.
Vì : Bằng tổng các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.
Lượng tăng giảm tuyệt đối khôngcho biết sự biến động
a. về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian liền nhau.
b. về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong một khoảng thời gian với một năm làm gốc cố định. c. trung bình về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong một khoảng thời gian nào đó.
d. về trị số trung bình của chỉ tiêu trong một khoảng thời gian với một năm làm giá trị so sánh.
Vì : Lượng tăng giảm tuyệt đối phản ánh sự biến động về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian. Hai thời gian có thể là: liền nhau, lấy 1 năm gốc cố định và trong một khoảng thời gian.
M
Một công ty được thành lập vào năm 2001. Đến năm 2006, có 3 công ty khác sát nhập vào. Nếu tính vốn huy động bình quân của công ty trong giai đoạn từ 2001 đến nay thì:
a. Không có cùng phạm vi nên không tính bình quân được. b. Có cùng phạm vi nhưng không tính bình quân được. c. Có cùng phạm vi nên vẫn tính bình quân được.
d. Không có cùng phạm vi nhưng vẫn tính bình quân được.
Vì : Không có cùng phạm vi nên không tính bình quân được.
Một doanh nghiệp đặt kế hoạch trong 5 năm, thu nhập của người lao động se tăng gấp đôi. Vậy trong giai đoạn nói trên, bình quân mỗi năm, thu nhập của người lao động phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm?
a. 14,87% b. 114,87% c. 18,92% d. 100%
Vì : Áp dụng công thức tính:
Một doanh nghiệp được thành lập từ năm 2000 và đến năm 2006, hợp nhất với một doanh nghiệp khác. Khi đó, qui mô vốn cố định của doanh nghiệp qua các năm như sau.
2003 1102004 115 2004 115 2005 123 2006 420 2007 450 2008 465
Vậy vốn cố định của doanh nghiệp nói trên trong giai đoạn 2004-2008 tăng bình quân là bao nhiêu?
Vì : Dãy số không đảm bảo tính chất so sánh giữa các mức độ.
Mốt là mức độ:
a. Phân chia tổng thể thành hai phần bằng nhau. b. Đại diện của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. c. Phổ biến nhất của tổng thể theo tiêu thức nào đó. d. Đo độ biến thiên của tổng thể.
Vì : Theo khái niệm, Mốt là mức độ phổ biến nhất của tổng thể theo một tiêu thức nào đó.
Một tổng thể phức tạp, phân bố không đồng đều phù hợp nhất với phương pháp chọn mẫu:
a. Chọn ngẫu nhiên giản đơn. b. Chọn mẫu hệ thống.
c. Chọn mẫu phân loại. d. Chọn mẫu chùm
Vì : Với những tổng thể phức tạp, phân bố không đồng đều thì phương pháp chọn mẫu phân loại đem lại kết quả tốt nhất.
Mục đích của việc vận dụng các phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng là:
a. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng (hoặc giảm) dần.
b. Đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. c. Loại bỏ tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
d. Chỉ rõ yếu tố thời vụ của hiện tượng nghiên cứu
Vì : Loại bỏ tác động của các nhân tố ngẫu nhiên để làm bộc lộ những nhân tố cơ bản.
Mục đích xác định tổng thể thống kê để:
a. Xem tổng thể đó đồng chất hay không đồng chất. b. Xem tổng thể đó là tiềm ẩn hay bộc lộ.
c. Xem những đơn vị nào thuộc đối tượng nghiên cứu. d. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Vì : Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế - xã hội số lớn mà trong đó bao gồm nhiều đơn vụ hoặc hiện tượng cá biệt cần quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Trong thực tế, phải xác định được những đơn vị nào thuộc tổng thể nghiên cứu. Do đó, mục đích của việc xác định tổng thể thống kê nhằm xác định đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu.
Muốn giảm sai số chọn mẫu, ta có thể:
a. Tăng số đơn vị tổng thể chung b. Giảm phương sai tổng thể mẫu.
c. Không sử dụng phương pháp chọn mẫu.
d. Tăng số đơn vị tổng thể mẫu, hoặc giảm phương sai tổng thể chung, hoặc sử dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp .
Vì : 3 nhân tố (số đơn vị tổng thể mẫu, phương sai tổng thể chung, phương pháp chọn mẫu thích hợp) đều ảnh hưởng chủ yếu đến sai số chọn mẫu.
Muốn lựa chọn tiêu thức phân tổ thì
a. Dựa vào mục đích nghiên cứu.
b. Dựa vào tiêu thức số lượng hay tiêu thức chất lượng.
c. Phân tích bản chất của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể.
Vì : Căn cứ để lựa chọn tiêu thức phân tổ bao gồm 3 nội dung :
- Phải tiến hành phân tích lý luận kinh tế - xã hội để hiểu được đặc điểm, bản chất của hiện tượng. - Dựa vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng.
- Tùy theo tính chất phức tạp của hiện tượng và mục đich yêu cầu nghiên cứu.
Do đó, Dựa vào mục đích nghiên cứu và phân tích bản chất của hiện tượng trong điều kiện lịch sử cụ thể là hai căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn tiêu thức phân tổ.
Tham khảo: Xem Bài 2, mục 2.2.2.2. Tiêu thức phân tổ và chỉ tiêu giải thích.
Mức độ bình quân qua thời gian của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau được tính là:
a. Trung bình của trung bình từng nhóm hai mức độ kế tiếp nhau. b. Trung bình cộng giản đơn của các mức độ trong dãy số.
c. Trung bình cộng gia quyền của các mức độ trong dãy số với quyền số là khoảng cách thời gian. d. Trung bình của mức độ đầu và mức độ cuối.
Vì : Áp dụng công thức tính:
Mức độ bình quân qua thời gian của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau được tính là:
a. Trung bình czủa trung bình từng nhóm hai mức độ kế tiếp nhau. b. Trung bình cộng giản đơn của các mức độ trong dãy số.
c. Trung bình cộng gia quyền của các mức độ trong dãy số với quyền số là khoảng cách thời gian. d. Trung bình của mức độ đầu và mức độ cuối.
Vì : Áp dụng công thức tính:
a. Trung bình của từng nhóm hai mức độ kế tiếp nhau. b. Trung bình cộng giản đơn của các mức độ trong dãy số.
c. Trung bình cộng gia quyền của các mức độ trong dãy số với quyền số là khoảng cách thời gian. d. Trung vị của các mức độ trong dãy số.
Vì : Áp dụng công thức tính:
Mức độ nào dưới đây phản ánh độ biến thiên của tiêu thức tốt nhất?
a. Khoảng biến thiên.
b. Độ lệch tuyệt đối bình quân. c. Phương sai.
d. Độ lệch tiêu chuẩn.
Vì : Độ lệch tiêu chuẩn khắc phục được nhược điểm của các mức độ còn lại, là tham số tốt nhất phản ánh độ biến thiên của tiêu thức.
Mức độ nào dưới đây phản ánh độ đại biểu của tiêu thức tốt nhất?
a. Số bình quân. b. Mốt.
c. Trung vị.
d. Không xác định được
Vì : Trong 3 mức độ trên thì số bình quân phản ánh mức độ đại biểu tốt nhất Vì nó đã tính đến tất cả các lượng biến bên trong của tiêu thức đó.
N
Nếu biến phụ thuộc tăng khi biến độc lập tăng trong phương trình hồi qui tuyến tính, hệ số tương quan se:
a. Nằm trong khoảng (0-1). b. Nằm trong khoảng (-1-0). c. Có giá trị bằng 0.
d. Có giá trị bằng 1.
Vì : Hệ số tươnq quan luôn nằm trong khoảng [-1;1], phương trình trên có mối liên hệ thuận nên r nằm trong khoảng 0-1.
Nếu dãy số có phân phối chuẩn lệch trái thì
a. Số đơn vị có lượng biến lớn hơn mốt sẽ chiếm đa số trong tổng thể. b. Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn mốt sẽ chiếm đa số trong tổng thể. c. Tổng thể được chia thành hai phần bằng nhau.
d. Không kết luận được.
Vì : Vẽ đồ thị thấy ngay số đơn vị có lượng biến lớn hơn mốt chiếm đa số.
Nếu dãy số có phân phối chuẩn lệch trái thì:
b. Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể. c. Tổng thể được chia thành hai phần bằng nhau.
d. Không có đơn vị nào có lượng biến lớn hơn số trung bình trong tổng thể
Vì : Vẽ đồ thị phân phối biểu diễn số bình quân, trung vị và mốt thấy ngay số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình chiếm đa số.
Nếu số trung bình lớn hơn Mốt thì:
a. Số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể. b. Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể. c. Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn mốt sẽ chiếm đa số trong tổng thể.
d. Dãy số có phân phối chuẩn lệch trái.
Vì : Dãy số có phân phối chuẩn lệch phải và số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình chiếm đa số.
Nếu số trung bình lớn hơn số trung vị thì:
a. Số đơn vị có lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể. b. Số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình sẽ chiếm đa số trong tổng thể. c. Dãy số có phân phối chuẩn đối xứng.
d. Dãy số có phân phối chuẩn lệch trái rất mạnh.
Vì : Dãy số có phân phối chuẩn lệch phải và số đơn vị có lượng biến nhỏ hơn số trung bình chiếm đa số.
Nghiên cứu các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức KHÔNG cho thấy được:
a. Độ phân tán của lượng biến với số bình quân của chúng. b. Độ đồng đều của tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu.
c. Đặc điểm phân phối của tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu. d. Sự so sánh các hiện tượng không cùng quy mô.
Vì : Ý nghĩa của việc nghiên cứu các chỉ tiêu đo độ biến thiên là cho biến độ biến thiên của lượng biến so với số bình quân của nó, từ đó thấy được tính đồng đều của tổng thể và thấy được đặc điểm phân phối của tổng thể.
Người ta phải xác định các tham số của phương trình hồi qui sao cho:
a. Đường hồi qui lý thuyết chính là đường hồi qui thực tế.
b. Đường hồi qui lý thuyết mô tả gần đúng nhất đường hồi qui thực tế. c. Đường hồi qui lý thuyết có dạng tuyến tính.
d. Không có yêu cầu cụ thể.
Vì : Thường thì hai đường này không thể trùng khớp nhau, nhưng các tham số này phải được xác định sao cho đường hồi qui lý thuyết mô tả gần đúng nhất đường hồi qui thực tế.
Người ta tiến hành điều tra chọn mẫu ở một doanh nghiệp có 1.000 công nhân. Việc chọn mẫu dựa trên danh sách bảng lương được sắp xếp theo thứ tự A, B, C... Người ta chia danh sách lần lượt thành các nhóm gồm 10 người khác nhau. Mẫu được chọn là người đứng ở vị trí thứ 7 trong nhóm. Đây là phương pháp tổ chức chọn mẫu
a. hệ thống. b. phân loại. c. chùm. d. phân tầng.
Vì : Theo cách thức mô tả thì là phương pháp chọn hệ thống, chọn theo danh sách đã sắp xếp, các đơn vị cách nhau một khoảng xác định.
Người ta tính mật độ phân phối khi:
a. Dãy số phân phối không có khoảng cách tổ. b. Dãy số phân phối có khoảng cách tổ bằng nhau.
c. Dãy số phân phối có khoảng cách tổ không bằng nhau. d. Dãy số phân phối thuộc tính.
Vì : Chỉ khi dãy số phân phối có khoảng cách tổ không bằng nhau.
Nhận định nào dưới đây là KHÔNG đúng?
a. Điều tra chọn mẫu là một trường hợp vận dụng qui luật số lớn.
b. Phạm vi sai số chọn mẫu càng lớn thì giá trị của tài liệu suy rộng càng thấp.
c. Sai số do tính chất đại biểu chỉ xảy ra khi các đơn vị của tổng thể mẫu không được chọn một cách ngẫu nhiên.
d. Sai số bình quân chọn mẫu theo phương pháp chọn lặp lớn hơn sai số bình quân chọn mẫu theo phương pháp chọn không lặp.
Vì : Sai số do tính chất đại biểu còn xảy ra khi số đơn vị mẫu không đủ lớn và do cả phương pháp chọn mẫu.
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về điều tra không thường xuyên?
a. Thường được thực hiện theo chu kỳ.
b. Khi nào thấy cần thiết thì mới tiến hành điều tra. c. Khi hiện tượng có phát sinh biến động thì điều tra.
d. Có thể thu thập số liệu tại thời điểm hay thời kỳ tuỳ theo hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội đang nghiên cứu.
Vì : Điều tra không thường xuyên không gắn liền với quá trình phát sinh biến động của hiện tượng.
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về điều tra không toàn bộ?
a. Tiết kiệm chi phí và thời gian. b. Xác định được qui mô của tổng thể. c. Chất lượng tài liệu điều tra thu được cao.
d. Có thể rút ra kết luận về tổng thể trên cơ sở kết quả điều tra.
Vì : Điều tra không toàn bộ không xác định được qui mô của tổng thể chung.
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về điều tra toàn bộ?
a. Ứng dụng rộng rãi trên các loại tổng thể, các lĩnh vực khác nhau. b. Tốn kém về thời gian và chi phí.
c. Cho biết thông tin về tất cả các đơn vị tổng thể. d. Cho biết qui mô của tổng thể.
Vì : Nhiều tổng thể không thể tiến hành điều tra toàn bộ được và nhiều lĩnh vực cũng không thể tiến hành điều tra toàn bộ được (ví dụ như các vấn đề xã hội...).
Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng về lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân?
a. Phản ánh sự biến động trung bình về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong một khoảng thời gian nào đó. b. Chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tiên và mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.
c. Do phản ánh sự biến động trung bình của chỉ tiêu nên rất hữu ích với mọi dãy số thời gian. d. Là mức độ đại diện của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn.
Vì : Chỉ nên tính khi dãy số có cùng xu hướng, do đó nếu dãy số không có cùng xu hướng, lượng tăng