T Tài liệu trong điều tra thống kê phải:

Một phần của tài liệu STA302 NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 56 - 65)

Tài liệu trong điều tra thống kê phải:

a. Phản ánh khách quan tình hình thực tế của hiện tượng. b. Chính xác một cách tuyệt đối.

c. Có sai số là 5%.

d. Bao gồm toàn bộ các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Vì : Do phản ánh hiện tượng số lớn nên tài liệu của điều tra thống kê không thể chính xác một cách tuyệt đối mà được phép có sai số. Nhưng sai số này cho phép trong khoảng ±5% chứ không bắt buộc là 5%. Mặt khác nó chỉ thu thập một số đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Tài liệu trong điều tra thống kê phải được thu thập một cách đầy đủ, có nghĩa là:

a. Thu thập thông tin trên tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu. b. Thu thập tất cả các nội dung theo phương án điều tra.

c. Thu thập trong đúng khoảng thời gian qui định.

d. Thu thập toànbộ các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Vì : Tài liệu điều tra phải được thu thập đầy đủ trên 2 phương diện: nội dung và số đơn vị điều tra. Tuy nhiên chỉ thu thập những nội dung đã được xác định trong phương án và những đơn vị đã được qui định.

Tại sao cần phải bình phương độ lệch giữa các lượng biến và số bình quân của nó khi tính phương sai của tổng thể?

a. Để các giá trị đột xuất không ảnh hưởng đến tính toán. b. Vì có thể số lượng biến n sẽ rất nhỏ.

c. Vì một số độ lệch sẽ mang dấu âm (-) và một số khác mang dấu dương (+). d. Để loại bỏ đơn vị tính của lượng biến.

Vì : Một số độ lệch mang dấu âm và một số khác mang dấu dương nên sẽ triệt tiêu lẫn nhau, do đó phải bình phương khi tính phương sai.

Tại sao khi dùng phương pháp chỉ số bình quân để tính chỉ số phát triển cho khối lượng hàng hoá tiêu thụ, người ta dùng số bình quân cộng gia quyền mà không dùng số bình quân điều hoà gia quyền?

a. Vì chỉ số bình quân điều hoà gia quyền không cho một đáp án đúng. b. Vì chỉ số bình quân cộng gia quyền dễ tính hơn.

c. Vì quyền số sử dụng là một số liệu thực tế, do vậy thuận tiện hơn khi tính toán. d. Vì quyền số sử dụng là một số liệu giả định.

Vì : Áp dụng công thức tính:

Tần số thu được sau khi phân tổ được biểu hiện bằng:

a. Số tuyệt đối. b. Số tương đối. c. Số bình quân. d. Số giản đơn

Vì : Tần số là số lượng biến của từng tổ được sắp xếp trong từng tổ hay là số lần lặp lại của các lượng biến. Do đó, nó là số đơn vị được xếp vào mỗi tổ, và được biểu hiện bằng số tuyệt đối.

Tần số tích lũy cho biết:

a. 1 đơn vị đứng ở vị trí nào trong dãy số có lượng biến bằng bao nhiêu. b. Tầm quan trọng của từng lượng biến trong dãy số.

c. Có bao nhiêu đơn vị được sắp xếp vào một tổ nào đó. d. Số lượng các tổ được chia ra.

Vì : Tần số tích lũy là cộng dồn của các tần số, nó cho biết 1 đơn vị đứng ở vị trí nào trong dãy số có lượng biến bằng bao nhiêu.

Tham số không có đơn vị tính là:

a. Độ lệch tuyệt đối bình quân. b. Phương sai.

c. Độ lệch tiêu chuẩn. d. Hệ số biến thiên

Vì : Từ công thức rút ra phương sai không có đơn vị tính phù hợp.

Tham số nào dưới đây KHÔNG phải là mức độ trung tâm?

a. Số bình quân nhân. b. Trung vị.

c. Số bình quân cộng. d. Khoảng biến thiên

Vì : Mức độ trung tâm là: Số bình quân nhân; trung vị; số bình quân cộng. Khoảng biến thiên là tham số đo độ biến thiên không phải là mức độ trung tâm

Thang đo khoảng được sử dụng với tiêu thức nào:

b. Số lượng.

c. Thuộc tính và số lượng. d. Biến đổi.

Vì : Điều kiện vận dụng của thang đo này là với những tiêu thức mà số 0 là một biểu hiện, chỉ tiêu thức số lượng mới có biểu hiện cụ thể bằng con số.

Thống kê học:

a. Chỉ nghiên cứu hiện tượng số lớn. b. Chỉ nghiên cứu hiện tượng cá biệt.

c. Nghiên cứu hiện tượng số lớn và hiện tượng cá biệt. d. Nghiên cứu hiện tượng số ít và hiện tượng cá biệt.

Vì : Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớntrong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Như vậy, thống kê học nghiên cứu chủ yếu hiện tượng số lớn. Tuy nhiên, có thống kê học còn kết hợp nghiên cứu đơn vị, hiện tượng cá biệt, thường là hiện tượng có tính chất điển hình tiên tiến hoặc điển hình lạc hậu.

Thống kê học nghiên cứu:

a. chỉ mặt lượng của hiện tượng. b. Chỉ mặt chất của hiện tượng.

c. mặt lượng và mặt chất của hiện tượng. d. Chỉ hiện tượng cá biệt

Vì : Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể.

Thời kỳ điều tra là:

a. Độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra.

b. Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.

c. Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được điều tra.

d. Độ dài thời gian diễn ra cuộc điều tra và độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.

Vì : Thời ký điều tra là độ dài hay khoảng thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

“Thu nhập bình quân một tháng của nhân viên công ty A năm 2008 là 12 triệu đồng” là chỉ tiêu:

a. Thời kỳ và số lượng. b. Thời kỳ và chất lượng. c. Thời điểm và số lượng. d. Thời điểm và chất lượng.

Vì : Thu nhập tính bình quân tháng là chỉ tiêu thời kỳ và được tính bằng tổng thu nhập của công ty A chia cho tổng số nhân viên của công ty A nên là chỉ tiêu chất lượng.

Tiêu thức thay phiên:

a. Chỉ là tiêu thức thuộc tính. b. Chỉ là tiêu thức số lượng.

c. Là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng. d. Là tiêu thức biến đổi.

Vì : Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể. Do đó, nó có thể là tiêu thức thuộc tính mà cũng có thể là tiêu thức số lượng. Ví dụ: Tiêu thức giới tính; tiêu thức số sản phẩm thừa trong mỗi ca sản xuất (đóng mỗi hộp 2 sản phẩm).

Tiêu thức thống kê phản ánh:

a. Đặc điểm của toàn bộ tổng thể. b. Đặc điểm của đơn vị tổng thể.

c. Đặc điểm của một nhóm đơn vị tổng thể. d. Đặc điểm của từng cá thể.

Phản hồi

Vì : Tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau.

Tiêu thức thuộc tính nào dưới đây có biểu hiện gián tiếp?

a. Thành phần kinh tế. b. Qui mô.

c. Loại hình doanh nghiệp. d. Ngành kinh tế

Vì :Tiêu thức thuộc tính biểu hiện gián tiếp tức là nó không được biểu diễn trực tiếp bằng con số cụ thể mà biễu diễn thông qua yếu tố khác.

Qui mô được biểu hiện gián tiếp qua qui mô về số lao động, qui mô về vố, về doanh thu, sản lượng...

Tốc độ phát triển bình quân là:

a. Trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoàn. b. Trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn. c. Trung bình nhân của các tốc độ phát triển định gốc. d. Tỷ số giữa mức độ cuối và mức độ đầu của dãy số.

Vì : Áp dụng công thức tính:

Tốc độ phát triển định gốc trong một khoảng thời gian bằng

a. tổng các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó.

b. trung bình cộng của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó. c. tích của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian đó.

d. tích của các tốc độ phát triển liên hoàn trong khoảng thời gian trước đó.

Vì : Bằng tích của các tốc độ phát triển liên hoàn.

Tốc độ phát triển là:

a. Số tương đối động thái.

b. Số tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm).

c. Số tương đối nói lên nhịp độ tăng (giảm) của hiện tượng qua một thời kỳ nhất định. d. Số tuyệt đối phản ánh biến động của hiện tượng.

Vì : Theo khái niệm, tốc độ phát triển là chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian, còn được biết dưới cái tên là số tương đối động thái.

Tốc độ phát triển liên hoàn được tính bằng:

a. Thương số của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau. b. Hiệu số của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau.

c. Thương số của tốc độ phát triển định gốc cuối cùng và tốc độ phát triển định gốc đầu tiên. d. Hiệu số của tốc độ phát triển định gốc cuối cùng và tốc độ phát triển định gốc đầu tiên.

Vì : Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau.

Tốc độ tăng (giảm) bình quân là số tương đối nói lên

a. xu hướng phát triển của hiện tượng.

b. tốc độ phát triển đại diện trong một thời kỳ nhất định. c. nhịp điệu tăng (giảm) đại diện trong một thời kỳ nhất định. d. nhịp điệu tăng (giảm) của hiện tượng.

Vì : Tốc độ tăng (giảm) bình quân phản ánh tốc độ tăng giảm đại diện trong một thời kỳ nhất định.

Tốc độ tăng (giảm) trung bình được tính theo công thức nào?

Tổng chênh lệch tuyệt đối giữa các lượng biến với mức độ nào dưới đây là nhỏ nhất?

a. Số bình quân cộng giản đơn. b. Mốt.

c. Trung vị.

d. Số bình quân cộng gia quyền.

Vì : Đây là tính chất của trung vị được ứng dụng nhiều trong thực tế, công tác kỹ thuật và phục vụ công cộng.

Tổng hợp thống kê là:

a. Sắp xếp tài liệu điều tra theo một trật tự nào đó.

b. Nêu lên bản chất cụ thể và tính qui luật của hiện tượng. c. Đưa ra mức độ của hiện tượng trong tương lai.

d. Thu thập thông tin về hiện tượng nghiên cứu.

Vì : Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hoá các tài liệu trên cơ sở sắp xếp chúng theo một trật tự nào đó.

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (giảm) liên hoàn?

a. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2007. b. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 20% so với năm 2007.

c. 1% tốc độ tăng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2008 so với 2007 tương ứng với 45 triệu đồng. d. TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 25%.

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh lượng tăng (giảm) tuyệt đối:

a. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2005. b. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 150% so với năm 2005.

c. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005. d. TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 25%.

Vì : Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc.

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh tốc độ phát triển?

a. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2005. b. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 150% so với năm 2005.

c. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005. d. TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 25%.

Vì : Đây là tốc độ phát triển định gốc.

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh tốc độ tăng (giảm) liên hoàn?

a. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 150% so với năm 2005. b. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005. c. TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 25%.

d. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2007.

Vì : Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn phản ánh mức độ tăng (giảm) tương đối giữa hai thời gian liền nhau..

Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào phản ánh tốc độ tăng (giảm):

a. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 900 triệu đồng so với năm 2005. b. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp bằng 150% so với năm 2005.

c. Năm 2008 vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2005. d. TB mỗi năm vốn lưu động của doanh nghiệp tăng 175 triệu đồng.

Vì : Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) định gốc.

Trong các loại điều tra dưới đây, loại hình điều tra nào KHÔNG thực hiện với số lớn các đơn vị?

a. Điều tra chọn mẫu. b. Điều tra trọng điểm. c. Điều tra chuyên đề. d. Điều tra toàn bộ.

Vì : Chỉ có điều tra chuyên đề không thực hiện với số lớn đơn vị, loại hình này chỉ điều tra trên một vài đơn vị thậm chí chỉ 1 đơn vị.

Trong các phát biểu dưới đây về sai số, ý nào là KHÔNG đúng?

a. Sai số có thể do đối tượng trả lời gây ra.

b. Sai số sẽ loại bỏ được nếu làm tốt công tác chuẩn bị điều tra và kiểm tra điều tra. c. Sai số càng lớn thì chất lượng của kết quả điều tra càng giảm.

d. Sai số xảy ra ở tất cả các cuộc điều tra thống kê.

Vì : Không thể xoá bỏ được sai số mà chỉ có thể làm giảm bớt.

Trong các phương pháp chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên đơn thuần, chọn máy móc, chọn phân loại, ta có chọn

a. ngẫu nhiên đơn thuần có trả lại cho sai số nhỏ nhất. b. ngẫu nhiên đơn thuần không trả lại cho sai số nhỏ nhất.

c. máy móc cho sai số nhỏ nhất.

d. phân loại theo tỷ lệ cho sai số nhỏ nhất.

Vì : Đây là phương pháp cho sai số nhỏ nhất vì khi đó kết cấu của tổng thể mẫu gần giống với kết cấu của tổng thể chung, tính đại biểu của mẫu cao.

Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không ảnh hưởng đến độ lớn của sai số chọn mẫu ngẫu nhiên?

a. Số đơn vị mẫu điều tra.

b. Độ đồng đều của tổng thể chung. c. Độ đồng đều của tổng thể mẫu.

d. Tình hình kinh tế xã hội ở khu vực điều tra

Vì : Cả số đơn vị mẫu điều tra, độ đồng đều của tổng thể chung cũng như tổng thể mẫu đều ảnh hưởng đến độ lớn của sai số chọn mẫu ngẫu nhiên.

Trong các ý sau, ý nào biểu hiện số tuyệt đối?

a. Quan hệ so sánh giữa giá cả của các mặt hàng giữa các thị trường. b. Mức giá của các mặt hàng tại các thị trường khác nhau.

c. Mức độ tăng giá cả của các mặt hàng qua thời gian.

d. Mức độ khác biệt về giá cả của các mặt hàng qua không gian.

Vì : Số tuyệt đối cho biết qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu. Các phương án còn lại đề cập tới số tương đối và mức độ tăng hoặc giảm.

Trong các ý sau, ý nào không nằm trong tác dụng của phân tổ thống kê.

a. Phân tổ thống kê giúp cho việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp. b. Phân tổ thống kê là phương pháp quan trọng trong điều tra và phân tích thống kê. c. Phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội.

d. Phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tự nhiên.

Vì : Phân tổ thống kê giúp cho việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp; phân tổ thống kê là phương pháp quan trọng trong điều tra và phân tích thống kê; phân tổ thống kê là nghiên cứu bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội đều là tác dụng của phân tổ thống kê.

Một phần của tài liệu STA302 NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w