II. Khái niệm trừu tượng
2. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Kết luận và hạn chế
Từ kết quả khảo sát được và đánh giá qua các thống kê mô tả, kiểm định và phân tích hồi quy. Nhìn chung:
Trong các biến được đưa ra trong mô hình, biến “Biểu hiện” đã thể hiện rõ nhất tác động của Peer pressure đến sức khoẻ tinh thần của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Điều này là hợp lý bởi chính những cử chỉ, hành động, lời nói, trạng thái, cảm xúc của một con người sẽ cho thấy tâm trạng bên trong của người đó đang như thế nào.
Bốn nhóm sau: sự khác nhau về giới tính; sự khác nhau về số năm học; sự giác nhau giữa sinh viên đi làm và không đi làm thêm; sự khác nhau giữa sinh viên có tham gia và không tham gia hoạt động ngoại khoá, không thể hiện sự khác nhau về ảnh hưởng của peer pressure đến sức khoẻ tinh thần. Riêng nhóm giữa người biết và không biết cụm từ ‘áp lực đồng trang lứa’ (peer pressure) lại cho thấy sự khác biệt về trạng thái tâm lý. Điều này hợp lý bởi sự am hiểu một vấn đề quá ít hoặc quá nhiều csng sẽ gây những mặt tích cực và tiêu cực khác nhau, tuỳ vào trường hợp, tuỳ vào đối tượng và tuỳ vào cách xử lý của mỗi người.
Hạn chế của nghiên cứu là ở quy mô mẫu là 219. Mặc dù đã có sự phân chia tỷ lệ nhất định và sự phân bố rộng giữa sinh viên các chuyên ngành của trường, tuy nhiên, cỡ mẫu
của nhóm lại chưa đủ lớn, chưa thể mang tính tổng quát cho sinh viên cả trường. Đây là một hạn chế mà nhóm cần khắc phục.