II. Khái niệm trừu tượng
2. Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Giải pháp hướng tới sinh viên
Để vượt qua peer pressure, trước hết, rào cản đầu tiên mỗi người cần vượt qua đó chính là bản thân mình.
a. Biết trân trọng bản thân và không so sánh mình với người khác.
Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được chỉ dạy rằng phải trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Vì thế, không ít lần chúng ta đã ngưỡng mộ người khác, mong muốn thành công, tài giói như họ và tự so sánh với chính mình.
Việc không ngừng so sánh bản thân với người khác, tự tạo áp lực cho mình để rồi cảm thấy chán nản, tuyệt vọng chỉ nói lên một điều là chúng ta không hiểu rõ về mình, không thấy được những giá trị khác biệt của bản thân. Đơn giản vì mỗi con người khi sinh ra trên đời đều mang những nét riêng không thể lẫn. Điều quan trọng là chúng ta có nhận ra nó hay không. Hãy trân trọng những gì bạn đang có, những thứ bạn đang sở hữu. Giá trị của một người không chỉ thể hiện qua vẻ bề ngoài (tiền bạc, bằng cấp, địa vị…) mà nó còn xuất phát từ sâu bên trong (tâm hồn, ước mơ, nhiệt huyết, sự ham học hỏi, tinh thần lạc quan…) và quan trọng hơn cả là giá trị đó được mọi người công nhận và trân trọng.
Trong cuốn sách “Mình là cá, việc của mình là bơi”, có một câu rất hay: “Chúng ta
đều là những bông hoa duy nhất trên thế giới này, mỗi người đều mang trong mình một hạt giống khác biệt. Bạn cần nỗ lực hết mình để bông hoa ấy hé nở.” Thật vậy, chúng ta
được sinh ra đã là một bản thể riêng biệt và duy nhất, chúng ta mang trong mình một “hạt giống”, vậy tại sao chúng ta phải chịu áp lực khi không có được “hạt giống” của “bông hoa” khác? Ai csng có một vai trò riêng trong thế giới, điều quan trọng là chúng ta hãy biết yêu thương và trân trọng chính mình, để nhận ra giá trị của bản thân mình từ bên trong, khi đó cuộc sống sẽ rộng mở với ta. Sức mạnh từ bên trong sẽ là thứ “vs khí” lợi hại giúp chúng ta vượt qua những áp lực bên ngoài.
Đừng loay hoay phí phạm thì giờ vào việc so sánh mình với người khác. Mọi sự so sánh luôn là khập khiễng. Một câu ngạn ngữ của Scotland nói rằng: “Hãy sống thật hạnh
phúc khi bạn còn đang sống – bởi vì bạn chỉ có một lần sống duy nhất mà thôi!”.
b. Ném ưu phiền vào sọt rác.
Học tập, sinh hoạt trong một tập thể sẽ không thể tránh khỏi những lời bàn tán, phán xét, nói nặng, nói nhẹ tới bản thân ta nhưng điểm khác biệt của mỗi người là cách họ xử lí những lời nói không hay ho đó. Có những người chỉ vì một câu nói mà làm phí phạm cả một ngày chỉ để suy nghĩ về nó. Có những người lại chọn cười nhẹ và bỏ ngoài tai tất cả. Thái độ của bạn tuỳ thuộc vào cách xử lí của bạn. Bạn có thể cứ ôm nó mà sầu muộn hoặc cầm lấy và quẳng nó vào sọt rác. Thứ gì đáng thì ta để tâm, không đáng thì bỏ đi vội. Mỗi người mỗi ngày csng chỉ có 24 giờ, nếu như bạn cứ chôn vùi suy nghĩ vào lời nói gió bay của người khác thì còn đâu thời gian dành cho sự phát triển của bản thân.
Hãy hành động thay vì thể hiện lời nói. Chỉ có hành động mới chứng minh được bạn đã nỗ lực như thế nào để đạt được mục tiêu. Khi bạn không được như những người bạn đồng trang lứa khác, nếu cứ nghe những lời thị phi ngoài tai rằng “Bạn sẽ thất bại mà thôi” hay “Trình độ của em không làm được nổi đâu” thì tự bạn sẽ biến mình thành “người thừa” của xã hội.
C. Sống có mục tiêu.
Mục tiêu là thứ giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên những đoạn đường đời. Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên bồn chồn, lo âu. Bạn có bao giờ để ý thấy bạn chỉ thật sự sung sướng hạnh phúc khi đang thực hiện một điều gì đó chứ không phải là khi bạn đã hoàn thành nó không? Robert Byrne từng nhận thấy: “Mục đích
của cuộc đời chính là một cuộc đời có mục đích." Để đạt được điều gì, bạn cần vạch rõ
mục tiêu cuối cùng. Điều này rất quan trọng. Và một khi xác định những điều cần làm sớm, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Một cuộc sống không có mục đích chính là một cuộc sống không có điểm đến.
Xét trên phương diện là sinh viên của trường TOP, việc sống có mục tiêu đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ bạn sẽ dễ bị lạc lối, dễ đi theo đám đông mà không biết liệu bản thân có thực sự phù hợp hay không! Để rồi khi nhận ra thì đã quá muộn, không có cơ hội làm lại. Không thể phủ nhận NEU nổi tiếng về doanh nhân, CEO, chủ tịch, toàn những người xuất sắc, tài giỏi. Nhưng bên cạnh đó, còn có chúng ta nữa. Mỗi chúng ta chính là mảnh ghép, góp phần làm nên sự đa sắc của Kinh tế Quốc dân. Đừng sống vì đam mê của người khác, hãy cố gắng trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Hãy mạnh mẽ và tìm ra hướng của chính mình.
Một ngạn ngữ hay của thiên tài Albert Einstein đó là: “Nếu bạn muốn sống hạnh phúc,
hãy theo sát mục tiêu của mình thay vì một thứ gì hay một ai đó”.
Chúng ta được sinh ra trên đời và mang trong mình những sứ mệnh khác nhau. Hãy cảm nhận xem sứ mệnh của bạn là gì. Tự đặt ra cho mình mục đích sống thật phù hợp, một lẽ sống mà khiến bạn có lý do thức dậy vào mỗi sáng và xác định hướng đi để hoàn thành lẽ sống đó. Khi chúng ta hiểu rằng mỗi người đều có một con đường riêng, chúng ta
trở nên bận rộn hơn với mục tiêu của cuộc đời mình, chúng ta biết mình đang đi đâu và sẽ đến đâu, ta sẽ chẳng lăn tăn nhìn vào con đường của người khác nữa.
d. Biến áp lực thành động lực.
Có một câu nói tâm đắc “ Người thành công luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Kẻ
thất bại chỉ nhìn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”. Đó là lý do vì sao nên biến áp lực thành
động lực. Chúng ta không thể điều khiển mọi việc diễn ra như ý muốn. Nhưng phản ứng của bạn với những khó khăn, thử thách như thế nào hoàn toàn có thể do chính bạn tự làm chủ. Bạn sẽ lựa chọn vùi mình trong những xúc cảm tiêu cực hay biến chúng thành nguồn động lực để tiến tới thành công?
Thứ gì không thể làm bạn ngã gục thì sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn. Có thể bạn không biết, những tình huống áp lực lại chính là yếu tố giúp cho thần kinh chúng ta trở nên nhạy bén nhất. Sự lo lắng về thất bại sẽ kích thích bản thân con người hành động, như một phản ứng tự nhiên. Nhiều người chỉ thực sự bắt tay vào làm việc khi có áp lực đè lên đôi vai của họ. Lại có những người cảm thấy bản thân sẽ hoạt động hiệu quả hơn dưới áp lực. Như vậy, áp lực đôi khi lại tác động đến chúng ta theo hướng tích cực đến công việc. “Thuần phục” được áp lực để tạo động lực cho bản thân không phải dễ dàng, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của bạn.
Áp lực csng thường đến từ sự bất an về kết quả trong tương lai, vậy nên một bí quyết quan trọng để biến áp lực thành động lực là chuẩn bị sẵn sàng cho những gì sẽ diễn ra trong tương lai tới. Bạn cần lập kế hoạch nghề nghiệp để biết được từng bước cần làm từ khi bắt đầu cho đến khi đạt được kết quả. Có được kế hoạch, bạn sẽ có nhiều tinh thần quyết tâm với công việc hơn và dự trù được những rủi ro có thể xảy ra. Mỗi khi thất bại, đừng để cho bản thân chìm vào buồn bã, u ám quá lâu. Hãy cố gắng lấy lại tinh thần, bình tĩnh phân tích vấn đề và rút ra bài học. Lấy những vấp ngã đó làm hành trang, tạo động lực cho bản thân làm tốt hơn vào những lần sau.
Cuộc sống vốn dĩ là phải có những lúc khó khăn. Thử tưởng tượng từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, mỗi lần gặp khó khăn đều được “giải cứu” hoặc được bố mẹ lựa chọn toàn những con đường “không có chông gai”, đến một ngày gặp một sự cố mà bạn phải đối mặt một mình, liệu bạn có thể vượt qua hay không? Và áp lực từ bạn bè sẽ vô tình biến thành “động lực” để bạn vượt qua giới hạn của bản thân, vượt qua vỏ bọc an toàn của bố mẹ.
e. Nhận sự hỗ trợ từ người thân.
Peer pressure luôn bị hiểu là một loại cảm xúc tiêu cực như ganh tị, đồ kỵ với người khác. Chính vì vậy mà không ít người cố gắng giấu giếm cảm xúc của mình, thay vì chia sẻ. Thế nhưng, đó lại là lúc bạn cần nhận sự hỗ trợ từ một người đáng tin cậy như cha mẹ, người thân, bạn bè, giáo viên, hoặc cố vấn nghề nghiệp. Một người đáng tin cậy có thể lắng nghe bạn và đưa ra những lời khuyên khách quan phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
f. Sống với hiện tại và biết ơn những gì mình đang có.
Tập trung vào chính bản thân, để hiểu và cảm nhận bản thân csng như cuộc sống, thay vì tìm cách đẹp hơn trong mắt ai đó, hay nỗ lực để được vừa lòng người nào thì hãy tập trung "nâng cấp hệ điều hành của bản thân" vì chính mình mà thôi. Hãy làm những điều bản thân thấy tốt cho mình, giúp mình vui, giúp mình tự tin và sống tốt hơn. Hãy tập trung vào bản thân thay vì người khác!
Hãy tập biết ơn những gì bạn đang có, hãy ghi ra những gì mình đang có, những gì tạo nên hạnh phúc của chính mình ở hiện tại, như một cơ thể lành lặn, một đôi mắt sáng, một sức khỏe tốt, một nghề nghiệp lương thiện, sự chính trực trong mình, một gia đình hạnh phúc… Bạn đã thấy bạn đủ điều kiện của hạnh phúc chưa? Bạn hạnh phúc hơn bạn nghĩ đấy nhé, chúc mừng bạn!
g. Lựa chọn những người bạn tích cực.
Khi phải đối mặt với áp lực đồng trang lứa, bạn nên lựa chọn chơi với những người bạn không gây áp lực cho mình trong học tập hay công việc. Bạn bè nên chấp nhận con người của bạn mà không muốn thay đổi bạn theo chiều hướng xấu đi. Bạn bè tiêu cực luôn đưa ra những quyết định tồi tệ. Và bản thân bạn csng sẽ có nhiều khả năng đưa ra quyết định tương tự như họ. Còn với bạn bè tích cực thì ngược lại, họ luôn cố gắng làm tốt mọi thứ và muốn bạn csng ngày càng tốt hơn. Hãy chọn bạn bè vì bạn thích họ và họ csng thích bạn vì chính con người thật sự của bạn. Bạn có thể thử gặp gỡ những người có chung sở thích giống như bạn. Ví dụ nếu bạn thấy ai đó đọc một cuốn sách mà bạn thích thì có thể trò chuyện với họ về cuốn sách và làm quen với họ. Lựa chọn chơi với những người bạn tích cực giúp hạn chế áp lực đồng trang lứa
h. Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa
Khi phải chịu áp lực đồng trang lứa thì cả tâm trạng, thói quen và hành vi của bạn đều có thể bị thay đổi. Hơn nữa, trường hợp áp lực kéo dài không vượt qua được sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Một số giải pháp giúp bạn xử lý những ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa bao gồm:
- Viết nhật ký: Đây là cách đơn giản giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực do áp lực từ bạn bè gây ra. Nhật ký sẽ giúp bạn phân loại cảm xúc, nhìn nhận lại vấn đề và giải tỏa căng thẳng.
- Chọn 1 nhóm bạn khác: Hãy nghĩ đến những lợi ích và tiêu cực từ bạn bè. Nếu bạn cảm thấy họ gây ra áp lực cho bạn nhiều quá mức mà bạn muốn thì nên tìm kiếm bạn
mới. Bạn có thể tăng cường kết nối xã hội tích cực bằng cách tham gia tình nguyện hay các lớp học năng khiếu.
- Dành th ời gian cho ho ạt động lành mạnh: Một cách khác để vượt qua áp lực từ bạn bè là dành thời gian thực hiện những hoạt động mà bạn thực sự yêu thích. Điêều này giúp bạ n điêều chỉ nh tấm ạtr ng và có thể gặp gỡ những người khác có chung sở thích.