Đánh giá kết quả mô phỏng về hiệu quả thuật toán nội suy tuyến tính đối vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa. (Trang 105 - 106)

với các trọng số bộ tự động bù khử nhiễu tạp tích cực

Phân tích dữ liệu kết quả mô phỏng đã xác nhận sự gia tăng hệ số chế áp NTTC bằng cách sử dụng phép nội suy tuyến tính (so với thuật toán không có phép nội suy tuyến tính) [79]. Do đó, trung bình trên 100 vòng quan sát hệ số chế áp NTTC ở thuật toán không nội suy trọng số là 17 dB, còn đối với thuật toán có nội suy tuyến tính (với βGĐHA/βKDV= 7) cao hơn khoảng 5,5 dB (hơn 22,5 dB).

Hình 3.21. Thể hiện tín hiệu đầu ra trước AK NTTC trên mặt phẳng "Tần số Doppler x góc phương vị

Đánh giá hiệu suất hệ thống AK NTTC dựa trên các thuật toán được đề xuất cũng được thực hiện khi có tín hiệu có ích (mục tiêu trên không). Trong hình 3.21 - 3.23 trình bày các thể hiện tín hiệu trên mặt phẳng "Tần số Doppler x góc phương vị" đối với mục tiêu trên không thuộc loại MiG-29 (NTTC1 đã tác động vào búp bên gần, còn NTTC2 tác động vào các búp bên xa hơn).Trong hình 3.21.-3.23 có thể thấy rằng việc áp dụng thủ tục nội suy tuyến tính cho phép giảm mức độ nhiễu không bù (trong Hình 3.22, phần còn lại (nhiễu dư) NTTC1 và NTTC2).

Hình 3.22. Thể hiện tín hiệu đầu ra sau AK NTTC trên mặt phẳng Tần số Doppler × góc phương vị khi không có nội suy tuyến tính, Kch.ápNTTC ≈ 17 dB

Hình 3.23. Thể hiện tín hiệu đầu ra sau AK NTTC trên mặt phẳng Tần số Doppler × góc phương vị với nội suy tuyến tính, Kch.ápNTTC ≈ 22 dB

Như vậy, kết quả mô phỏng thực tế cho thấy các thuật toán được đề xuất cho phép tách một cách hiệu quả tín hiệu có ích trên nền nhiễu, chế áp nhiễu tích cực xuống gần bằng mức nội tạp. Trong bộ tự động bù khử nhiễu tạp tích cực ba kênh sử dụng phép nội suy tuyến tính các trọng số, khi khoảng cách giữa các vùng dịch vụ không nhỏ hơn 1/4 độ rộng GĐH kênh chính ở mức âm 3 dB, có thể đạt hệ số chế áp NTTC trung bình là 15-20 dB.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa. (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)