Đánh giá thử nghiệm về hiệu quả việc phát hiện các mục tiêu ra đa chống lạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa. (Trang 75 - 80)

chống lại nhiễu tiêu cực có các nguồn gốc khác nhau

Mục này trình bày các kết quả chính thử nghiệm đánh giá về hiệu quả phát hiện tín hiệu ra đa trên nền nhiễu tiêu cực có các nguồn gốc khác nhau sử dụng phương pháp chiếu xử lý giữa các chu kỳ. Trong đó, các trường hợp phức tạp nhất trong phát hiện các đối tượng bay, tốc độ thấp được xem xét, bao gồm cả những trường hợp trên nền nhiễu tiêu cực đa chế độ và phản xạ mạnh từ các địa vật, tức là trong điều kiện đồi, núi.

Trong thử nghiệm, đã sử dụng một ra đa xung tương can 3D quan sát nhìn vòng BRS-12 hoạt động trong dải sóng Dm để phát hiện các mục tiêu bay thấp.

Trong quá trình thí nghiệm tại hiện trường, các tình huống nhiễu khác nhau đã được quan sát (U- biên độ tín hiệu đã chuẩn hóa): một địa vật (Hình 2.13), một đối tượng trên không tốc độ thấp và đám mây mưa (Hình 2.14), một địa vật và một đối tượng trên không (Hình 2.15), Một địa vật, đám mây mưa và một đối tượng trên không tốc độ thấp (Hình 2.16). Đối tượng bay trên không tốc độ thấp bay thấp là máy bay không người lái đã được sử dụng, bay theo hướng xuyên tâm với tốc độ V = 50 - 70 m/s.

Hình 2.13. Tình huống nhiễu địa vật Hình 2.14. Tình huống đối tượng bay tốc độ thấp và đám mây mưa

Hình 2.15. Tình huống địa vật và đối tượng trên không

Hình 2.16. Tình huống địa vật, đám mây mưa và đối tượng trên không tốc

Các bảng sau minh họa triệt tiêu nhiễu thụ động đối với các tình huống nhiễu khác nhau bằng các bộ lọc có độ rộng lọc chặn khác nhau ∆F (Bảng 2.5, Bảng 2.6).

Bảng 2.5. Kết quả chế áp nhiễu địa vật bằng các bộ lọc có độ rộng khác nhau với vùng lọc chặn ∆F

ΔF, m/s Địa vật + giáng thủy Địa vật

Tín hiêu tại đầu vào bộ lọc chiếu

Tín hiêu tại đầu ra bộ lọc chiếu

1

Bảng 2.6. Kết quả chế áp nhiễu trong các tình huống khác nhau các bộ lọc có độ rộng khác nhau với vùng lọc chặn ∆F

ΔF, m/s

Địa vật +giáng thủy Địa vật+giáng thủy+mục tiêu

Tín hiêu tại đầu vào bộ lọc chiếu

Tín hiêu tại đầu ra bộ lọc chiếu

1

2,5

Hình 2.17. Quan hệ thực nghiệm giữa ngưỡng phát hiện và chiều rộng vùng lọc chặn

Từ các đồ thị trong Bảng 2.5 cho thấy trong các tình huống nhiễu khác nhau, để triệt nhiễu hiệu quả cần có bộ lọc lọc chặn với dải chặn khác nhau. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý giữa các chu kỳ là ngưỡng phát hiện mục tiêu đã được sử dụng. Quan hệ thực nghiệm giữa ngưỡng phát hiện và chiều rộng vùng lọc chặn đã được xây dựng trên Hình 2.17.

Từ Hình 2.17 có thể thấy rằng để hình thành ngưỡng phát hiện một bộ lọc chặn có chiều rộng vùng lọc chặn ∆V = 4 m/s là đủ.

Điều này tương ứng với một bộ lọc chặn chiếu với 5 “điểm” 0 (đáp ứng tần số bộ lọc được hiển thị trong Hình 2.18, vì đối với vận tốc nhỏ hơn 4 m/s, ngưỡng phát hiện được đánh giá quá cao đáng kể do có các thành phần phổ địa vật không rơi vào dải lọc chặn. Nói cách khác, đáp ứng tần số bộ lọc được hình thành bởi ma trận M = [S(f1), S(f2), ..., S(fM)], bao gồm các vectơ cột tín hiệu có tần số Doppler

f1, ..., f5 bao phủ dải tần số nhiễu thụ động ± 4 m/s.

Ngoài ra, như đã lưu ý ở trên, phương pháp được đề xuất cho phép xử lý thích nghi tùy thuộc vào độ rộng vùng lọc chặn. Điều này đặc biệt quan trọng khi phát hiện các đối tượng trên không tốc độ thấp trên nền nhiễu thụ động mạnh (địa vật và giáng thủy).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xử lý không gian – thời gian thích nghi nhằm nâng cao khả năng chống nhiễu của đài ra đa. (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)