Các chính sách mới: Lâm nghiệp cộng đồng

Một phần của tài liệu Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam pot (Trang 61 - 63)

đồng rất có khả năng làm tăng tài nguyên rừng ở cấp làng và chia sẻ lợi nhuận từ phần tài nguyên rừng lớn hơn này có khả năng giúp tăng phần tài nguyên rừng mà cộng đồng được sử dụng. Trong phần này chúng tôi tóm tắt những điểm chính của cả hai chính sách mới này và đánh giá những cơ hội cũng như thách thức mà các chính sách này đưa ra để giảm nghèo hiệu quả hơn thông qua sử dụng các tài nguyên rừng.

Trước khi miêu tả pháp chế cho lâm nghiệp cộng đồng, cần định nghĩa “lâm nghiệp cộng đồng” và miêu tả sự phát triển của nó ở Việt Nam. Arnold (1992:25) định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng như sau:

“… một thuật ngữ chung mô tả các hoạt động gắn bó người dân nông thôn với rừng và cây cũng như với các sản phẩm và lợi ích bắt nguồn từ rừng và cây. Nếu có một mặt nào đó cần được nhấn mạnh hơn cả thì đó là phạm vi và tính đa dạng của các mối liên kết này, và các lĩnh vực khác nhau liên quan tới các khía cạnh của lâm nghiệp cộng đồng. Do vậy, lâm nghiệp cộng đồng không phải là một mảng riêng biệt hay một chương trình mà là một mặt của lâm nghiệp, nông nghiệp, năng lượng nông thôn và các hợp phần khác của phát triển nông thôn.”

Gilmour và Fisher (1991) chỉ rõ rằng một đặc điểm để nhận biết lâm nghiệp cộng đồng là nó bao gồm sự kiểm soát và quản lý của người dân nông thôn.

Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, cần phải phân biệt giữa các mô hình lâm nghiệp cộng đồng truyền thống và mô hình lâm nghiệp cộng đồng kiểu mới. Lâm nghiệp cộng đồng truyền thống là hoạt động đã được người dân nông thôn thực hiện từ lâu mà không có sự khuyến khích hay chỉ dẫn của các tổ chức hay cá nhân bên ngoài

Các chính sách mới: Lâm nghiệp cộng đồng Lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi nhuận

William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 51

cộng đồng. Mô hình lâm nghiệp cộng đồng kiểu mới là loại lâm nghiệp cộng đồng được các tác nhân bên ngoài (ví dụ các cán bộ khuyến lâm, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ về môi trường, v.v) đưa vào như là một biện pháp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường tại địa phương. Phân biệt rõ khác biệt này trong các tài liệu về Việt Nam là rất quan trọng bởi hai lý do: Thứ nhất, do các tác giả có xu hướng sử dụng thuật ngữ “lâm nghiệp cộng đồng” theo nghĩa lâm nghiệp cộng đồng truyền thống hay lâm nghiệp cộng đồng kiểu mới (hoặc cả hai) mà không nói rõ loại lâm nghiệp cộng đồng gì. Thứ hai, tại thời điểm lịch sử này, sự tiến hóa của lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam thường kết hợp cả hai mô hình ở cùng một địa phương. Một vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai lâm nghiệp cộng đồng là hai mô hình này sẽ trùng khớp với nhau như thế nào và ở mức độ nào.

Cần xem xét lại vấn đề tại sao hai mô hình này thường được kết hợp với nhau. Từ trước những năm 1960, quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên ở cấp cộng đồng rất phổ biến ở các vùng núi vùng sâu vùng xa. Bắt đầu vào những năm 1960, nhà nước được thực hiện kiểm soát tập trung các nguồn rừng. Thông qua cuộc vận động tập thể hoá, hợp tác xã đã thay thế cho cộng đồng dân cư và ở một số địa phương các quy ước bản địa đã dần dần biến mất. Việc người dân địa phương không được sử dụng đất rừng làm cho chính sách nhà nước đã trở nên mâu thuẫn với chế độ quản lý của cộng đồng (Sikor và Apel 1998:2-4). Bắt đầu từ 1991-1993, việc kiểm soát các nguồn rừng một cách chặt chẽ của nhà nước được huỷ bỏ và các hộ gia đình được giao quản lý rừng tự nhiên thay thế các Lâm trường Quốc doanh (Sikor và Apel 1998:4). Pháp chế mới về lâm nghiệp cộng đồng chứng tỏ chính phủ sẵn sàng “làm lại” và khôi phục lại nền quản lý rừng mà đã tồn tại chủ yếu–nếu không phải là chỉ riêng–trong các cộng đồng.

Luật Đất đai mới, tạo cơ sở pháp lý cho lâm nghiệp cộng đồng, định rõ danh sách những người sử dụng đất như sau: “Các cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam cư trú trong cùng một làng xóm hoặc nơi cư trú tương tự với các truyền thống, phong tục giống nhau hoặc trong cùng một đại gia đình đã được giao đất hoặc là những người đang sử dụng đất và đã được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng đất”. (SRV 2003:7). Pháp chế này rất quan trọng bởi các chuyên gia lâm nghiệp thừa nhận rằng trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của phương thức quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam là thiếu sự công nhận các cộng đồng và quyền sử dụng rừng và đất rừng của họ (Nguyễn Hải Nam 2003:3).

Pháp chế về chia sẻ lợi nhuận liên quan đến rừng (theo Quyết định Số 178 ngày 12 tháng 11, 2001) quy định rõ lợi ích từ việc bán sản phẩm rừng đối với hộ gia đình, cá nhân và đối với những người được giao đất giao rừng, được thuê hoặc được khoán. Điều quan trọng trong luật này là các cá nhân và hộ gia đình sẽ có thể có được hai phần ba hoặc nhiều hơn nữa trong tổng giá trị các sản phẩm thu hoạch, bao gồm cả gỗ, phần còn lại sẽ thuộc về ngân sách xã hoặc các cơ quan nhà nước khác (MARD 2003). Đây là một cải tiến sâu sắc so với các hệ thống cũ mà trong đó các cá nhân và hộ gia đình hầu như không có các lợi ích kinh tế hoặc nếu có thì cũng không được quy định rõ ràng.

Các nhà lập chính sách cần quan tâm đến các vấn đề có thể nảy sinh trong khi thực hiện luật mới này. Thứ nhất, ở một số cộng đồng sống trong các vùng mà quá trình tập thể hoá đã phá huỷ các quy tắc bản địa cũng như các hệ thống tổ chức của họ, sẽ khó có thể thực hiện được các mô hình lâm nghiệp cộng đồng kiểu mới do bên ngoài đưa vào một cách thích hợp. Ngoài ra, hầu hết các cộng đồng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam pot (Trang 61 - 63)