Các lâm sản ngoài gỗ (NTFPs)

Một phần của tài liệu Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam pot (Trang 45 - 46)

Các lâm sản ngoài gỗ rất quan trọng đối với sinh kế của người dân ở các vùng núi và vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Những người dân sống gần hoặc trong các khu vực rừng tự nhiên sử dụng củi đốt và các loại lâm sản ngoài gỗ khác làm lương thực, thức ăn nuôi súc vật, dược liệu, vật liệu xây dựng và các đồ tiêu dùng khác. Một số các lâm sản ngoài gỗ được bán để bổ sung thu nhập bằng tiền của hộ gia đình hoặc được trao đổi lấy các mặt hàng thiết yếu khác như gạo. Ước tính rằng 24 triệu người (khoảng một phần ba tổng dân số) sống trong hoặc gần rừng, và gần tám triệu người dân tộc thiểu số thu lượm các sản phẩm từ rừng, săn bắn và đánh cá (Poffenberger et al. 1998.9).

Các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ (ADB et al. 2003:67). Do vậy họ là chuyên gia về một số sản phẩm rừng ngoài gỗ, những sản phẩm đặc biệt của vùng sinh thái mà họ đang sống. Ví dụ người Dao thu lượm các loài cây thuốc, quế, và sơn ta, người Hmông thì thu hoạch mây tre chất lượng cao, còn người Khmer ở phía Nam triết xuất dầu thơm từ các rừng tràm và các loại sản phẩm có giá trị cao khác từ rừng ngập mặn (Poffenberger et al. 1998:12-15).

Mặc dù các lâm sản ngoài gỗ rõ ràng là có tầm quan trọng lớn trong đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam, đến nay vẫn chưa có những thông tin định lượng

William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 35

cấp quốc gia đánh giá về sự đóng góp của các sản rừng ngoài gỗ vào thu nhập hộ gia đình. Cũng chưa có bất cứ đánh giá đáng tin cậy nào về vai trò lưới an toàn của các sản phẩm từ rừng này, hay là về tiềm năng của chúng trong việc giúp người dân thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, một số (chủ yếu là nghiên cứu trường hợp) kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng ta lắp ráp một bức tranh về vai trò của các lâm sản ngoài gỗ trong đời sống của người nghèo ở nông thôn. Trong phần này chúng tôi tóm tắt các thông tin liên quan đến chủ đề này theo bốn lĩnh vực : (1) Đóng góp vào thu nhập hộ gia đình; (2) các vấn đề liên quan đến cầu và cung; (3) thông tin về một số mặt hàng chính, và (4) những triển vọng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giảm Nghèo và Rừng ở Việt Nam pot (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)