Quan hệ giữa thứ hạng và quy mô đô thị

Một phần của tài liệu Lý thuy t h ng v ế ệ thố ị trí trung tâm theo quan điểm của CHRISTALLER (Trang 27 - 31)

Từ lý thuyết hệ thống vị trí trung tâm Christaller đã chỉ ra các thành phố được sắp xếp theo 7 thứ hạng về quy mô. Hệ thống sắp xếp theo Losch thì linh hoạt hơn. Người ta cũng thấy rằng có một mối quan hệ nào đó giữa thứ hạng đô thị và quy mô đô thị.

22

Ngoài những nghiên cứu dựa trên hệ thống tầng bậc của lý thuyết vị trí trung tâm, khi nói đến hệ thống trung tâm, ta còn đề cập đến thứ hạng và quy mô đô thị. Ta thấy có một mối liên hệ nào đó giữa hai phạm trù thứ hạng và quy mô.

Mối quan hệ giữa thứ hạng và quy mô đô thị đã có lịch sử nghiên cứu lâu đời nhưng gần đây mới được George Kingsley Zipf đưa ra vào năm 1949. Nếu sắp xếp tất cả các trung tâm đô thị của một nước theo thứ hạng, bắt đầu là thành phố có quy mô dân số lớn nhất đến quy mô dân số nhỏ nhất thì thứ hạng và quy mô có mối quan hệ với nhau theo quy luật sau:

Pr = P1/ rq

Trong đó: - r: thứ hạng của đô thị

- Pr: quy mô dân số của đô thị thứ hạng r

- P1: quy mô dân số của thành phố lớn nhất

- q: số mũ có giá trị tiến tới 1

Mối quan hệ theo công thức trên được gọi là quan hệ thứ hạng và quy mô đô thị. Nếu r = 3, nghĩa là quy mô dân số của thành phố xếp hạng thứ ba sẽ bằng ⅓quy mô dân số của thành phố xếp thứ nhất. Nếu k = 10, quy mô dân số của thành phố xếp hạng thứ mười sẽ bằng 1/10 quy mô dân số của thành phố xếp thứ nhất.

Nếu coi quy mô dân số của đô thị là một hàm số, thứ hạng của đô thị là biến số thì đồ thị của hàm số luôn là một đường thẳng dốc xuống với độ dốc được xác định bởi hệ số q.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy sự phân bố quy mô đô thị theo thứ hạng đều có xu hướng phân bố như vậy. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó cũng chỉ ra rằng không phải hệ thống đô thị của quốc gia nào cũng tuân theo đúng quan hệ thứ hạng và quy mô đô thị như quy luật trên. Nghiên cứu cho thấy có ba kiểu phân bố quy mô đô thị. Kiểu thứ nhất là hệ thống đô thị của những nước tuân

23

theo đúng quy luật thứ hạng - quy mô như trên. Kiểu thứ hai là hệ thống đô thị có hiện tượng vượt trội. Kiểu thứ ba là hệ thống đô thị phân bố trung gian.

Những hệ thống đô thị có kiểu phân bố vượt trội là trong hệ thống có một hoặc hai thành phố hàng đầu có quy mô dân số rất lớn, vượt ra ngoài quy luật được tính toán. Kiểu phân bố này không phổ biến ở các nước phát triển (Canada, Mĩ) mà xuất hiện nhiều ở những nước đang phát triển. Lý do của hiện tượng phân bố này là các thành phố giữ chức năng chuyên biệt vượt quá khuôn khổ đã nghiên cứu về mặt lí thuyết.

Hệ thống đô thị có kiểu phân bố trung gian là hệ thống có xu hướng phân bố quy mô đô thị theo quan hệ thứ hạng - quy mô đô thị nhưng không tuân theo một cách chặt chẽ, có nghĩa là nếu áp dụng công thức Pr để tính toán quy mô dân số của một đô thị nào đó trong hệ thống thì sẽ có sự sai lệch về số liệu thực tế.

Năm 1961, Berry đã nghiên cứu hệ thống đô thị của 38 nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau và ông thấy rằng 13 nước có hệ thống đô thị phân bố quy mô theo đúng quan hệ thứ hạng và quy mô đô thị, 15 nước có hệ thống đô thị phân bố kiểu vượt trội, 10 nước còn lại có hệ thống đô thị phân bố theo kiểu trung gian. Nghiên cứu cho thấy không có sự giải thích rõ ràng cho sự khác nhau về kiểu phân bố quy mô đô thị giữa các nước. Ví dụ, một số nước kém phát triển phân bố vượt trội nhưng một số nước kém phát triển khác thì không phân bố kiểu đó. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng gây ra sự khác biệt này như: trình độ phát triển kinh tế, tình trạng chính trị, lịch sử đô thị hóa,... Nghiên cứu cho rằng ở những nước có đời sống kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp thì hệ thống đô thị sẽ ổn định trong lịch sử lâu dài.

24

Những nước phân bố theo quan hệ thứ hạng- quy mô

đô thị Bỉ Bra-xin Trung Quốc El Salvado Phần Lan Ấn Độ Italia Triểu Tiên Ba Lan Nam Phi Thụy Sĩ Mỹ

Tây Đức Thụy Điển

Thái Lan

PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN LÝ THUYẾT VỊ TRÍ TRUNG TÂM

Một phần của tài liệu Lý thuy t h ng v ế ệ thố ị trí trung tâm theo quan điểm của CHRISTALLER (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w