3.1. Thứ hạng và quy mô đô thị ở Việt Nam
STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 31
13
14
Như vậy, ta có thể thấy nếu r = 2, quy mô dân số của thành phố là đô thị loại I không hoàn toàn bằng ½ quy mô dân số của thành phố là đô thị đặc biệt. Tương tự, quy mô dân số của thành phố là đô thị loại II cũng không bằng ⅓ quy mô dân số của thành phố là đô thị đặc biệt. Dân số đô thị loại III cũng không bằng ¼ dân số đô thị đặc biệt.
Hệ thống đô thị của nước ta không tuân theo đúng quan hệ thứ hạng và quy mô đô thị như quy luật. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số gấp 4,5 lần Hải Phòng và gấp 36 lần Bắc Ninh trong khi Hải Phòng và Bắc Ninh đều là đô thị loại I. Dân số của Thành phố Hồ Chí Minh cũng gấp 54 lần dân số của Bắc Giang là đô thị loại II. Nước ta có hệ thống đô thị phân bố theo kiểu vượt trội, trong đó hai thành phố đứng đầu là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số rất lớn (khoảng 8.5 - 9.5 triệu dân). Lý do của hiện tượng vượt trội này là cả hai thành phố đều là trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng, là trung tâm dịch vụ lớn, đa dạng, là đầu mối giao thông lớn nhất cả nước. Ngoài ra, Hà Nội là thủ đô và trung tâm chính trị quan trọng nhất, trong khi Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
3.2. Hệ thống đô thị ở một số nước trên thế giới
3.2.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có hệ thống đô thị phân bố theo quy luật thứ hạng
- quy mô đô thị.
32
STT 1 2 3 4 5 6 7 (số liệu năm 2019) Ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các thành phố trực thuộc tỉnh có quy mô dân số bằng ½ quy mô dân số của thành phố trực thuộc Trung ương. Ví dụ như Quảng Châu và Thành Đô có dân số bằng ½ Trùng Khánh, Vũ Hán có dân số bằng ½ Bắc Kinh. Quy mô dân số giữa các thành phố này hơn kém nhau không quá nhiều lần.
3.2.2. Thái Lan
Thái Lan là một nước có hệ thống đô thị phân bố theo kiểu vượt trội.
STT Tên đô thị Thứ hạng Quy mô dân số
33
1 Băng Cốc
2 Nonthaburi
3 Chiang Mai
(số liệu năm 2015) Ta có thể nhận thấy thành phố có quy mô dân số lớn nhất Thái Lan là Băng Cốc với gần 6 triệu dân, gấp hơn 21 lần thành phố đông dân thứ hai của Thái Lan là Nonthaburi. Quy mô dân số của Thủ đô gấp nhiều lần và vượt trội hơn hẳn so với quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh.
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC TRUNG TÂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội đang vươn mình từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới. Trong những năm qua công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị của Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, đặc biệt là hệ thống hạ tầng đô thị, phát triển nhà ở, đóng vai trò quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần xây dựng bộ mặt TP. Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại.
Để làm được việc này, UBND TP Hà Nội vẫn đang tiến hành thực hiện theo Quyết định số 1259/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
34
Trong đó, UBND TP Hà Nội sẽ định hướng phát triển 09 nội dung các khu chức năng chính. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với Hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình. Đối với trụ sở cơ quan Thành ủy, HĐND, UBND TP bố trí tại khu vực xung quanh Hồ Gươm…
Thứ hai, định hướng phát triển nhà ở, tính đến năm 2030, diện tích bình quân nhà ở khu vực đô thị tối thiểu là 30m2 sàn sử dụng/người và nhà ở nông thôn tối thiểu là 25m2 sàn sử dụng/người. Khu vực nội đô, cải thiện điều kiện sống trong các khu ở, khu chung cư cũ, kiểm soát về mật độ xây dựng và tầng cao, bổ sung thêm các chức năng công cộng, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật. Kiểm soát quy hoạch và kiến trúc đối với nhà ở dân tự xây. Xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng trong các đô thị vệ tinh và các khu đô thị mới để giảm tải cho đô thị trung tâm…
Thứ ba, định hướng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo. Quyết định số 1259/QĐ-TTg đã chỉ rõ, đối với các trường đào tạo đại học, cao đẳng cần phân bố, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học và cao đẳng, khu vực nội đô khống chế khoảng 30 vạn sinh viên. Xây dựng mới 3.500 - 4.500 ha các khu, cụm đại học…
Thứ tư, định hướng phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Việc này cần phải nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế hiện có trong nội đô, khai thác phục vụ cộng đồng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; di chuyển các cơ sở y tế điều trị các bệnh truyền nhiễm, mức độ lây nhiễm cao ra khỏi nội đô. Dành quỹ đất cho các cơ sở nghiên cứu - đào tạo - khám chữa bệnh chất lượng cao…
Thứ năm, định hướng phát triển hệ thống công trình văn hóa, hoàn chỉnh mạng lưới công trình văn hóa theo tầng bậc ở các khu đô thị và các điểm dân cư
35
nông thôn tại Hà Nội. Cải tạo chỉnh trang các trung tâm văn hóa hiện có của khu vực nội đô lịch sử và các khu dân cư hiện hữu. Xây dựng mới và tiếp tục hoàn thiện Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, các công trình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô như bảo tàng, nhà hát … gắn với cảnh quan thiên nhiên sông Hồng, khu vực Tây Hồ Tây; Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long và trên các trục giao thông không gian chính, các trung tâm văn hóa lớn của Hà Nội. Thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, các không gian giao lưu cộng đồng, các không gian đi bộ gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn
…gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công cộng, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí…
Thứ sáu, định hướng phát triển hệ thống công trình thể dục thể thao, xây dựng mới trung tâm thể dục thể thao tầm cỡ quốc tế và khu vực tại phía Bắc sông Hồng phục vụ ASIAD (hoặc Olympic trong tương lai), trung tâm thể thao Hồ Tây, các trung tâm giải trí thể thao gắn với công viên giải trí lớn của Thủ đô như: Trung tâm thể thao địa hình, tổ hợp thể thao đa loại hình … Hoàn thiện trung tâm thể thao quốc gia Mỹ Đình. Cải tạo và nâng cấp các cơ sở thể dục thể thao cũ trong thành phố. Xây dựng hoàn chỉnh các công trình thể thao trong các khu đô thị mới, khu dân cư cũ và các trường học…
Thứ bảy, định hướng phát triển hệ thống dịch vụ thương mại. Trong đó, khu vực đô thị trung tâm cần xây dựng mới trung tâm hội chợ triển lãm thương mại cấp quốc gia, quốc tế tại Mễ Trì và Đông Anh; trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại dịch vụ quốc tế tại Tây Hồ Tây và Đông Anh; trung tâm dịch vụ thương mại tài chính ngân hàng tại các khu đô thị Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín
- Thanh Trì và dọc tuyến đường vành đai 4…. Xây dựng mới
trung tâm thương mại tổng hợp của thành phố khoảng 10 - 15 ha/khu tại Thượng Đình, Vĩnh Tuy … trên đất các khu công nghiệp, công sở chuyển đổi; cải tạo và nâng cấp các công trình thương mại dịch vụ đã có theo tầng bậc phục vụ các cấp.
36
Khuyến khích sử dụng không gian ngầm trong các công trình thương mại dịch vụ, nhà ga đầu mối để phát triển các dịch vụ thương mại…
Thứ tám, định hướng phát triển du lịch, vấn đề này sẽ tiến hành xây dựng cụm du lịch lịch sử - văn hóa quốc gia Hồ Tây - Cổ Loa - Vân Trì, khu du lịch văn hóa sinh thái Đồng Quan núi Sóc; cụm du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai; du lịch văn hóa tâm linh chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm gian …; khu du lịch thể thao Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, vườn Quốc gia Ba Vì …
Cuối cùng, định hướng phát triển công nghiệp. Vấn đề này cần tiến hành phát triển công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, các khu công nghệ cao; Di dời các cơ sở công nghiệp đã có trong các quận nội thành theo loại hình ngành nghề phù hợp. Quỹ đất công nghiệp sau khi di dời một phần dành để xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, cây xanh, bãi đỗ xe và dịch vụ công cộng …
2.Đề xuất giải pháp phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 định hướng đến năm 2050
Một là, chỉ đạo, điều hành quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm; triển khai thực hiện tốt hai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố; tổ chức thành công công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ Trung ương và Thành ủy đề ra, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17; xây dựng, phê duyệt 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy ngay trong quý I-2021 và triển khai thực hiện.
Hai là, tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu
37
kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế. Chủ động bố trí các nguồn lực và thực hiện các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, thu hút đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng; thăng hạng chỉ số PCI, PARIdex. Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp tư nhân, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; thúc đẩy xuất khẩu. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là về thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm, nhất là các dự án lớn, trọng điểm. Triển khai thực hiện quy trình giải phóng mặt bằng rút gọn đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Thực hiện các giải pháp thu ngân sách bền vững. Hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế mới: Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…Đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị.
Phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại, hệ thống chợ, thương mại - dịch vụ, thương mại điện tử, hoạt động logistics; kết hợp giữa kinh doanh truyền thống với kinh doanh trên môi trường mạng. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết vùng; thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng kịch bản phục hồi, phát triển ngành du lịch theo diễn biến dịch Covid-19.
Phát triển các vùng nông nghiệp tập trung quy mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà”; phát triển làng nghề, các sản phẩm OCOP.
Ba là, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND của HĐND thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách giai đoạn
2022-2025, kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2021-2025. Tiếp tục rà soát, sửa đổi Quyết định số 41/QĐ-UBND của UBND thành phố quy định về phân cấp kinh tế, xã hội và nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách bền vững. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng giảm tỷ trọng
38
chi thường xuyên dành nguồn chi đầu tư phát triển. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội. Quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản công, nhất là quỹ đất, quỹ nhà chuyên dùng, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội bảo đảm nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, bức xúc, các dự án trọng điểm, quan trọng. Đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển. Xây dựng Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 và năm năm 2021-2025.
Bốn là, nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Tập trung thực hiện tốt Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông và Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm 2021-2030. Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án về Xây dựng thành phố thông minh, Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số, Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Năm là, phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống của người dân. Tiếp tục vận động xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và hai quy tắc ứng xử của cán bộ, công nhân viên chức người lao động và ứng xử nơi công cộng. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, tôn tạo các di tích, quản lý tốt hiện vật. Tiếp tục bố trí vốn đầu tư, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà văn hóa thôn trên địa bàn toàn Thành phố. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ tổ chức Sea Games 31 và đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên phấn đấu đạt thành tích cao nhất tại Đại hội.
Sáu là, tăng cường xây dựng và quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Hoàn thành phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch; nhiệm vụ rà soát, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Hoàn thành các quy
39
hoạch xây dựng vùng huyện quan trọng; tăng cường tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu tại các đô thị vệ tinh, các khu chức năng, các quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt.
Xây dựng các quy chế quản lý kiến trúc theo quy định của Luật Kiến trúc. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông; đưa hai tuyến đường sắt: Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội (đoạn trên cao) vào vận hành. Tiếp tục thực hiện các đề án về giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối