CHRISTALLER
1.1. Đặc điểm của vị trí trung tâm: Thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.
Thành Phố Hà Nội được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt.
Hà Nội là nơi đặt trụ sở các cơ quan Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; là nơi có các cơ sở giáo dục lớn nhất cả nước ở các cấp học phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp (với hơn 100 trường đại học, cao đẳng); là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của cả nước và nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn. Với các chức năng như vậy, Hà Nội đã và đang thu hút rất nhiều dân cư từ các địa phương về học tập, làm việc và sinh sống, đặc biệt tại các đô thị trung tâm.
Do nơi đây nằm ở vị trí trung tâm của Miền Bắc và nằm cạnh sông Hồng nên giao thông tại Hà Nội có thể kết nối với nhiều tỉnh thành lân cận. Từ Thủ đô
có thể đi khắp mọi miền đất nước bởi nơi đây là địa phương hiếm hoi sở hữu cả 4 loại địa hình giao thông chính là: Đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
– Đường hàng không: Có sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố 35km. Bên cạnh đó còn có các sân bay khác như: sân bay Gia Lâm (giờ là sân bay trực thăng dịch vụ). Ngoài ra có các sân bay quân sự khác trên địa bàn thành phố như: sân bay Hòa Lạc huyện Thạch Thất; sân bay Miếu Môn huyện Chương Mỹ, sân bay Bạch Mai quận Thanh Xuân.
– Đường bộ: Có các xe ô tô khách xuất phát từ các bến xe phía Nam, Gia Lâm, Mỹ Đình, Lương Yên, Nước Ngầm tỏa đi khắp các tỉnh phía bắc theo các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 6.
– Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước. Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (trung quốc) và đi nhiều nước châu u.
– Đường thủy: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
1.2. Nguyên tắc thị trường k = 3
Xét vị trí trung tâm là thủ đô Hà Nội, có vùng thị trường hình lục lăng là đông bằng Sông Hồng. Trên 6 đỉnh hình lục lăng này có 6 vị trí trung tâm ở bậc thấp hơn liền kề, đó là các trung tâm đô thị Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Phủ Lý. Mỗi vị trí trung tâm bậc thấp hơn đó cung cấp hàng hóa cho một phần ba thị trường hình lục lăng, tức là các đô thị bậc thấp hơn cung cấp hàng hóa cho một phần ba thị trường Hà Nội.
Vị trí trung tâm Hà Nội cung cấp số lượng người tiêu dùng lớn nhất, các vị trí trung tâm bậc thấp hơn thì số lượng người tiêu dùng sẽ giảm dần theo quy mô.
27
1.3. Nguyên tắc giao thông k = 4
Vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội vô cùng thuận lợi khi mà các vị trí trung tâm quan trọng là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trên cùng một đường thẳng trên quốc lộ 1A. QUốc lộ 1A cũng đi qua các đô thị khác như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Phủ Lý, Ninh Bình. Hà Nội nằm giữa những trung tâm có vị trí quan trọng là Bắc Giang, Bắc Ninh, Phủ Lý, Ninh Bình còn những trung tâm có vị trí kém quan trọng hơn như Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng có thể được phân bố xa hơn. Thành phố Hà Nội sẽ nằm trên những tuyến đường giao thông thẳng chạy từ điểm trung tâm cao nhất ra theo hình nan quạt, ví dụ như từ quốc lộ 1A tỏa ra các đô thị, tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó, Hà Nội cùng với Hải Phòng và Nam Định đã tạo thành ba cực chính cho vùng đồng bằng Sông Hồng.