Những nghiên cứu về sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 28)

Ở nước ta đất sản xuất nông nghiệp phân bố không đều giữa các vùng miền, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long có tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng ở vùng đồi núi như Trung du miền núi phía Bắc

hay duyên hải miền Trung đất nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích bình qn đất SXNN trên đầu người thấp cùng với năng suất lao động nông nghiệp thấp, sử dụng đất không dựa trên lợi thế về địa lý... đã dẫn đến hiệu quả đầu tư cho SXNN thấp, GTGT thấp, thậm chí khơng có lãi do vậy người nơng dân khơng mặn mà với nông nghiệp nên việc sử dụng đất SXNN có xu hướng khơng bền vững. Do vậy đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan với mục tiêu sử dụng đất bền vững dựa trên đánh giá hiện trạng để lựa chọn cây trồng, hệ thống cây trồng có lợi thế, đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, xã hội và Mơi trường. Theo đó đề xuất chuyển đổi sử dụng đất SXNN theo hướng bền vững nhưng theo mơ hình nào là câu hỏi. Theo Đào Thế Tuấn Nơng nghiệp Việt Nam nên phát triển theo hướng bền vững hơn là nông nghiệp sinh thái. NNBV không loại trừ việc sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật mà sử dụng hợp lý phân hoá học và yếu tố sinh vật để khống chế sâu hại. Theo Trần An Phong (11) Việc sử dụng đất hợp lý, bảo vệ, bồi dưỡng đất và bảo vệ môi trường phải thực sự là một bộ phận hợp thành của chiến lược nông nghiệp. Quan điểm mang tính chất trung tâm và chỉ đạo trong chiến lược sử dụng đất ở nước ta là quan điểm đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu thực sự là mũi nhọn trong việc đầu tư vào nông nghiệp (Đánh giá đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền). Theo Nguyễn Văn Tồn (18) Trong các loại hình sử dụng đất

ởvùng đất bằng thì loại hình sử dụng đất luân canh giữa cây tròng cạn với cây trồng nước, đặc biệt có sự tham gia của cây họ đậu trong cơ cấu cây trồng cạn, tiếp theo là hệ thống cây trồng chun canh 2 vụ lúa có tính bền vững về mơi trường cao hơn. Các loại hình sử dụng đất chuyên trồng màu có mức bền vững thấp hơn do phần lớn các loại hình sử dụng đất này thường phân bố trên các thềm cao, chịu tác động của q trình xói mịn, rửa trơi đất và dinh dưỡng, mặt khác quá trình canh tác nhiều vụ trong năm tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn thường bón phân khơng bù đắp được phần dinh dưỡng cây trồng đã lấy đi. Ngược lại ở những vùng có tiềm lực kinh tế, trồng cây màu có hiệu quả lại bón nhiều phân dễ dẫn đến ơ nhiễm đất. Bên cạnh đó ở những chân đất cao, thay đổi nhiều vụ trong năm thường dẫn đến độ che phủ thấp ở những tháng xen kẽ hai mùa vụ. Nghiên cứu cũng cho rằng trồng cây lâu năm có tác dụng bảo vệ đất tốt hơn so với cây hàng năm. Theo Phạm Dương Ưng

(22)đã xác định được các kiểu sử dụng đất trồng cây lâu năm như cà phê, cao su có độ che phủ cao với hơn 90% nên hạn chế xói mịn đất chỉ dao động từ 0,2-6,9 tấn/ha/năm. Đây là những loại hình sử dụng đất có tính bền vững về mơi trường. Khả năng duy trì, bồi dưỡng đất của các kiểu sử dụng đất tác giả cho thấy, tất cả các cây trồng lâu năm, các cây trồng luân canh 2 vụ/năm đều duy trì độ phì tốt.

Theo Nguyễn Đình Bồng (4) Sử dụng đất nơng nghiệp bền vững liên quan trực tiếp đến hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện tại và tương lai. Trong đề tài cấp Nhà nước Nghiên cứu đánh giá đất gị đồi Đơng Bắc phục vụ phát triển kinh tế nơng nghiệp (Nguyễn Văn Tồn, 2010) đã xác định được hiện trạng sử dụng đất, những loại sử dụng đất bền vững như chè, vải thiều, các loại cây đặc sản như hồng không hạt và đề xuất định hướng phát triển.

Vũ Thị Bình, (2007) khi tiến hành nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, mơi trường của hiện trạng sử dụng đất SXNN tại huyện Mèo Vạc đã đề xuất chuyển đổi đất trồng ngô hiệu quả thấp sang trồng cỏ (giống Guatamela) làm thức ăn gia súc; chuyển đất trồng ngô sang trồng lúa khi dự án đầu tư cho thủy lợi được hồn thành. Diện tích ngơ cịn lại được trồng xen ngơ với đậu tương và bí đỏ để giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ đồng thời cải tạo độ phì đất.

Theo Đặng Minh Tơn (2017) khi đánh giá hiện trạng sử dụng đất NN tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang đã cho thấy hiệu quả kinh tế của một số loại đất SXNN thấp hơn nhiều so với trồng cam, theo đó đã xác định mức độ thích hợp của những vùng đất đó với cây cam sành và đề xuất chuyển đổi những diện tích này sang trồng cam.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp

(2010), Bắc Giang có thế mạnh để phát triển những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung đối với một số cây trồng như lạc ở các huyện Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân n, Việt n với quy mơ khoảng 11,6 nghìn ha; Vùng vải tập trung ở Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế với quy mơ 28,7 nghìn ha; vùng na ở Lục Nam với quy mơ 2,5 nghìn hecta.

huyện Lạng Giang đã xác định được có 4 loại sử dụng đất bền vững là 2 lúa, lúa màu, chuyên màu và cây ăn quả. Trong mỗi loại sử dụng lại có nhiều kiểu sử dụng đất. Theo đó tác giả đã tiến hành phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với các LUT đã lựa chọn và đề xuất sử dụng.

Hiện nay để khuyến cáo sử dụng đất bền vững, nhiều mơ hình canh tác có hiệu quả và bền vững đã được tổng kết, khuyến cáo cho người dân áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng. Đáng chú ý là mơ hình VAC ở đồng bằng, VACR ở vùng đồi núi. Mơ hình nơng lâm kết hợp hoặc lâm nông ở vùng đồi núi và nhiều mơ hình cho hiệu quả quả như mơ hình trồng thanh long ruột đỏ, mơ hình trồng cam canh, mơ hình trồng rau trái vụ tại Đơng Anh đã chứng minh sức bền và lan toả của mơ hình sử dụng đất bền vững (18).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 28)

w