- Căn cứ vào kết quả đánh tính bền vững của các loại sử dụng đất, kiểu sử dụng ở từng tiểu vùng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa
-Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất của huyện Tư Nghĩa thời kỳ 2021-2030. Chúng tôi xin đề xuất định hướng sử dụng đất đến năm 2030 theo từng tiểu vùng như sau:
3.4.1.1. Đối với tiểu vùng 1
Duy trì và mở rộng các loại, kiểu sử dụng đất bền vững cho HQKT, HQXH, HQMT; các LUT, kiểu sử dụng đất bền vững trung bình cho sản phẩm làm nguyên liệu chế biến như ngô, sắn. Trong đó chú trọng đến các LUT, kiểu cây lâu năm để phát huy lợi thế về điều kiện đất dốc, chuyển đổi những LUT, kiểu sử dụng đất có tính bền vững thấp. Chi tiết với từng LUT, kiểu sử dụng đất của tiểu vùng 1 tại bảng 3.18.:
- LUT 1: chuyên lúa: chuyển đổi toàn bộ 20,3 ha đất 1 vụ lúa ĐX và 169 ha đất 2 vụ lúa nhưng bị hạn nhẹ. LUT này còn lại 1500 ha vào năm 2030.
- LUT2- Lúa- màu: Tăng diện tích cho 2 kiểu sử dụng có tính bền vững cao là 3 kiểu gồm: Lạc ĐX -Đậu rau HT; Rau ĐX- Đậu rau HT; Rau ĐX- Lạc HT; Lúa ĐX – Lạc HT. Cụ thể kiểu sử dụng đất Lúa ĐX- Đậu rau từ 25,3 ha năm 2020 lên 114,9 ha vào năm 2020. Kiểu Lúa ĐX- Lạc HT từ 15 ha lên 115 ha vào năm 2030. Đây là những kiểu sử dụng đất cho HQXH; HQXH và HQKT cao và vẫn duy trì được đất lúa.
- LUT 3- Đất chuyên rau màu: Duy trì các kiểu sử dụng đất gồm: Lạc ĐX - Đậu rau HT; Rau ĐX- Đậu rau HT; Rau ĐX- Lạc HT. Kiểu sử dụng đất trồng 1 vụ ngô trên bãi phù sa do ảnh hưởng của mưa lũ chỉ gieo một vụ, thời gian bỏ trống đất
dài nên có thể bố trí thêm 1 vụ ngô sinh khối khoảng 2 tháng để làm thức ăn chăn nuôi cho trâu bò. Chuyển 123 ha đất trồng mía trên gò đồi sang trồng cây lâu năm do Nhà máy đường đã đóng cửa không hoạt động, tính bền vững của kiểu sử dụng đất này thấp nên chỉ giữ lại 30 ha bán làm nước mía tươi.
- LUT 4- Cây lâu năm: tăng 123 ha từ đất trồng mía, trong đó chuyển sang trồng mít 50 ha, trồng chôm chôm 50 ha và trồng chuối 23 ha, đưa diện tích cây ăn quả đến năm 2030 khoảng 640 ha.
Bảng 3.18. Định hướng phát triển các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp phổ biến theo hướng bền vững tại tiểu vùng 1
LUT Diện tích các LUT, kiểu sử dụng đất phổ biến của tiểu vùng được đánh giá Chuyên lúa Lúa- màu Chuyên màu
3.4.1.2. Đối với tiểu vùng 2
Đây là vùng đồng bằng ven biển, địa hình khá bằng phẳng, có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn thiện nên sẽ phát triển trọng tâm là lúa, rau và các loại cây thực phẩm. Cụ thể tại bảng 3.19.
LUT 1- Chuyên lúa: Tuy có tính bền vững trung bình nhưng để đảm bảo an ninh lương thực cần thiết phải duy trì và phát triển loại sử dụng đất 2 vụ lúa khoảng 2100 ha nhưng theo hướng sản xuất lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị gia tăng. Quy mô khoảng 1579 ha, phân bố tại 3 xã là Nghĩa Trung, Nghĩa Thương, Nghĩa Hiệp. Theo đó có thể tạo điều kiện cơ giới hoá, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật và liên kết theo chuỗi giá trị giữa hộ với hộ, giữa người sản xuất với cơ sở chế biến và tiêu thụ.
LUT2- Lúa màu: Tăng diện tích lúa màu lên 201 ha, trong đó tập trung vào kiểu sử dụng đất Lúa ĐX- Đậu rau HT từ 40 ha năm 2020 lên 241 ha vào năm 2030.
- LUT3 - Chuyên rau màu: Duy trì các kiểu sử dụng đất có tính bền vững cao
gồm: Khoai lang - Lạc HT; Rau ĐX- Đậu rau HT; 1 vụ rau - Ớt và Ngô ĐX- lạc HT. Riêng các kiểu sử dụng đất có HQ thấp cần chuyển đổi và chuyển một phần diện tích kiểu sử dụng đất có tính bền vững trung bình. Trong đó:
+ Chuyển 200 ha đất trồng 2 vụ ngô sang đất trồng ngô ĐX- Lạc HT do đây là kiểu sử dụng có tính bền vững cao, lạc củ dễ bảo quản và năng suất tại Quảng Ngãi khá cao.
+ Chuyển 23 ha trồng mía sang kiểu sử dụng đất Lạc ĐX-Rau cải hè thu đến năm 2030 có 417,6 ha.
+ Chuyển 50 ha đất trồng sắn sang trồng chuối (LUT4), đưa diện tích chuối đến năm 2030 khoảng 300 ha.
Bảng 3.19. Định hướng phát triển các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến của tiểu vùng 2 LU T Tổng toàn tiểu vùng Chuyên lúa (LUT1) Lúa- màu (LUT 2) Chuyên màu (LUT3) Cây lâu
- Hỗ trợ một phần chi phí về giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nông dân chuyển đổi kiểu sử dụng kém bền vững sang kiểu sử dụng đất bền vững, hình thành
vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của thành phố và các khu công nghiệp trong tỉnh.
- Hỗ trợ các hợp tác xã, các nhóm sở thích xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm như rau, chuối, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
3.4.3.2. Hướng dẫn thực hành bón phân cân đối và áp dụng mô hình sản xuất theo VietGAP
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy phần lớn các hộ nông dân sử dụng phân bón thấp so với lượng quy định của quy trình. Đặc biệt là bón phân không cân đối và không sử dụng phân hữu cơ. Do vậy cần có kế hoạch hướng dẫn nông dân bón phân đầy đủ, cân đối giữa các loại phân khoáng bao gồm cả đạm, lân và kali, kết hợp giữa phân khoáng với phân hữu cơ.
Trong các nông sản hiện có hàng năm của Tư Nghĩa có khối lượng đậu rau, rau rất lớn. Trong quá trình sản xuất người nông dân đã dùng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật, thể hiện qua mức đầu tư mua và phun HCBVTV trên 1 ha, dẫn đến rất không an toàn cho người tiêu dùng. Do vậy các cơ quan chuyên môn cần khuyến cáo cho người dân áp dụng mô hình canh tác theo VietGAP, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cả cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa các kỹ thuật mới, giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có việc áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng trong sản xuất để sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.
3.4.3.3. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả khảo sát cũng như tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy, giá trị ngày công lao động của nhiều kiểu sử dụng đất rất thấp. Nguyên nhân chính là mức độ cơ giới hoá trong sản xuất còn thấp, mà cơ giới hoá thấp là do chưa tạo ra các vùng sản xuất lớn. Do vậy cần khuyến khích liên kết sản xuất giữa các hộ, giữa các hợp tác xã để tạo ra các vùng có quy mô lớn, gắn giữa sản xuất với sơ chế hoặc chế biến sâu và tiêu thụ. Theo đó có thể thúc đẩy cơ giới hoá từ làm đất, thu hoạch, tưới nước. Hiện nay ở Quảng Ngãi cơ giới hoá còn thấp, chủ yếu có 2 khâu của sản xuất lúa là
làm đất và thu hoạch. Riêng đối với cây màu chỉ cơ giới hoá khâu làm đất, tưới nước cho rau vẫn đang thủ công nên tốn nhiều công lao động, năng suất lao động thấp.
- Song song với việc hình thành vùng sản xuất cần xúc tiến hình thành thị trường tiêu thụ, mà muốn hình thành thị trường tiêu thụ thì sản phẩm cần được xây dựng thương hiệu, gắn với đăng ký mã vùng trồng.
3.4.3.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Tổ chức thử nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao áp dụng cho rau và một số kỹ thuật cao cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tiến tới áp dụng trên diện rộng cho các sản phẩm nông sản hàng hoá của huyện Tư Nghĩa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên có thể rút ra một số kết luận và đề nghị sau