Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 37 - 52)

Chỉ tiêu

1. Duy trì và cải thiện độ phì

2. Đa dạng hố cây trồng 3.Tỉ lệ che phủ đất (%)

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra và tham khảo ý kiến chuyên gia 2.3.3.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững cho các LUT và kiểu sử dụng đất

Để lựa chọn được các LUT, kiểu sử dụng đất bền vững, nghiên cứu sẽ dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp của từng tiêu chí bao gồm: Tiêu chí HQKT, tiêu chí HQXH, tiêu chí HQMT theo nguyên tắc như sau:

- Những LUT, kiểu sử dụng được xếp bền vững cao (H): kiểu sử dụng đất có

≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao hoặc tất cả các chỉ tiêu đánh giá xếp mức cao.

- Những LUT, kiểu sử dụng được xác định là bền vững trung bình (M): kiểu sử dụng đất có ≤ 1 tiêu chí đạt mức cao hoặc tất cả các chỉ tiêu đạt mức trung bình.

- Những LUT, kiểu sử dụng được đánh giá bền vững thấp (L): kiểu sử dụng đất có tất cả các tiêu chí xếp vào mức thấp, hoặc có 2/3 chỉ tiêu đạt mức thấp.

Tất cả các nguyên tắc đánh giá trên dựa theo nguyên tắc trung bình và đa số.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý tài liệu, số liệu

Trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả của từng chỉ tiêu, tiến hành đánh giá tổng hợp 3 chỉ tiêu theo nguyên tắc đa số, có 2 trên 3 chỉ tiêu đạt mức cao, xếp cao, có 2/3 chỉ tiêu đạt trung bình và 1 chỉ tiêu cao xếp trung bình; xếp mức thấp với những trường hợp cịn lại.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được áp dụng trong quá trình xây dựng bảng phân cấp các chỉ tiêu HQKT, HQXH, HQMT và định hướng sử dụng đất.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Tư Nghĩa xuất nông nghiệp huyện Tư Nghĩa

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tư Nghĩa là một trong 8 huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Quảng Ngãi) khoảng 5 km và cách Khu kinh tế Dung Quất 40 km về phía Nam, được giới hạn bởi sơng Trà Khúc ở phía Bắc và sơng Vệ ở phía Nam, lãnh thổ của huyện tiếp giáp như sau:

- Phía Tây giáp: Huyện Sơn Hà.

- Phía Nam giáp: Huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long.

- Phía Bắc giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh.

- Phía Đơng giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức.

Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi

Với tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đồng thời nằm trong vùng ảnh hưởng của Khu kinh tế Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi, Tư

Nghĩa có điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những thế mạnh về tiềm năng đất đai, lao động để sản xuất nơng sản hàng hố phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh. Tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của tỉnh và khu vực miền Trung - Tây nguyên.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Tư Nghĩa là huyện đồng bằng nhưng do đặc điểm lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi, với đồng bằng hẹp có gần 1/3 là gị đồi, lãnh thổ của huyện kéo dài từ vùng gò đồi, núi thấp xuống đến biển nên địa hình chính là gị đồi và đồng bằng. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đơng và nghiêng dần xuống triền sông Trà Khúc với ba dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình gị đồ ở phía Tây Nam của huyện, có độ cao từ 25 m - 250 m, chiếm 58,6 0% tổng diện tích tồn huyện. Địa hình gị đồi cao có độ dốc biến động từ 80-200, phủ thực vật kém nên khả năng xói mịn mạnh. Dạng địa hình này phân bố ở các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ và một phần ở xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận. Các xã phân bố ở vùng thấp hơn bao gồm: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ và Nghĩa Điền. Trong khu vực địa hình này có nhiều cánh đồng bằng nhỏ xen kẽ tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất nơng lâm nghiệp.

- Dạng địa hình đồng bằng nằm phía Đơng Nam, có độ cao trung bình từ 2 - 5 m, chiếm 41,40% tổng diện tích tồn huyện, phân bố 2 thị trấn và xã gồm: Thị trấn La Hà, thị trấn Sơng Vệ, xã Nghĩa Hồ, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương và Nghĩa Mỹ.

Khí hậu của huyện Tư Nghĩa mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta với những đặc trưng cụ thể như sau:

(i) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 250C -260C; tổng nhiệt độ năm trên 9.3000C với tổng lượng bức xạ trên 140kcal/cm2/năm và có trên 2.100 giờ nắng/năm. Trong mùa hạ, các tháng 6,7,8 là nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng 270C - 290C. Trong mùa đơng các tháng có nhiệt độ thấp nhất là 12, 1, 2; nhiệt độ

trung bình của các tháng này từ 210C - 230C . Biên độ nhiệt độ dao động từ 60C – 6,50C, khu vực đảo Lý Sơn 2,70C - 30C.

(ii) Chế độ mưa

Tư Nghĩa là một trong những huyện có lượng mưa trung bình so với các huyện trong tỉnh, trung bình khoảng 2500-2600 mm, thấp hơn so với vùng Ba Tơ, Trà Bồng nhưng cao hơn so với huyện Mộ Đức, Đức Phổ. Mưa nhiều nhưng phân bố khơng đều và có sự phân hố thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8. Lượng mưa lớn lại tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm đến 65% - 70% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% nên dễ gây nên tình trạng khơ hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Số ngày mưa 100 - 110 ngày.

(iii)Độ ẩm

Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 83,1%, trong các tháng mùa hạ 77,5% -83,5%, trong các tháng mùa đông 85%-91% và có xu hướng tăng lên theo độ cao, ngược lại với tiến trình của độ ẩm tuyệt đối. Vào những tháng mùa ít mưa, trong những ngày cá biệt, độ ẩm tương đối có khả năng xuống dưới 30%-40%.

(iv) Bốc hơi

Vào mùa khơ, lượng bốc hơi khá lớn bình qn 923mm. Trong các tháng mùa mưa, lượng bốc hơi thấp chỉ bằng 10% - 20% lượng mưa cả tháng. Những tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm khoảng 20% - 40% lượng mưa. Lượng bốc hơi lớn sẽ thúc đẩy quá trình cân bằng ẩm trong đất, nước dưới đất di chuyển lên mặt đất theo các mao quản kéo theo các hợp chất hoà tan lên mặt đất như Fe(OH)2 và Al(OH)3, những hợp chất này khi lên mặt đất gặp điều kiện háo khí (giàu oxy) bị oxy hoá tạo thành các oxyt sắt (Fe2O3) và oxyt nhơm ((Al2O3). Đây là ngun nhân hình thành kết von trong đất.

(v) Gió, bão

- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đơng -

Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40 m/s.

- Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của các

cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 cá biệt có những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp đến Quảng Ngãi.

Nhìn chung, Tư Nghĩa là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, số giờ nắng trong năm khá cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên với lượng mưa lớn, lại tập trung theo mùa nên thường gây lũ lụt và ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, đất thường bị sa bồi ở khu vực đồng bằng và xói mịn rửa trơi ở khu vực đồi núi. Mặt khác, ảnh hưởng của các cơn bão từ Biển Đông đổ vào thường gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như ảnh hưởng đến giao thông, thuỷ lợi và sản xuất nông - lâm - thủy sản.

3.1.2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất của Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn năm 2020 cho thấy, trên địa bàn của huyện Tư Nghĩa có 7 nhóm đất gồm:

(i)Nhóm cồn cát và đất cát biển (ký hiệu Cc hoặc C): Nhóm bãi cát và

cồn cát biểncó diện tích 464,84 ha, chiếm 2,27 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất cát biển (C) là 313,68 ha và đất cồn cát trắng (Cc) là 151,16 ha.

Nhóm đất này được hình thành do q trình bồi tụ của phù sa biển nên chủ yếu là cát, những nơi có dạng địa hình cao được gió cuốn theo chiều song song với biển nên có dạng gị cao nên được xếp vào đất cồn cát, bãi cát. Cây trồng chủ yếu là phi lao, tạo vành đai rừng phòng hộ ven biển. Những nơi địa hình thấp đã được sử dụng trồng hoa màu hoặc lúa, độ phì đã được cải thiện hơn, đặc biệt là trồng lúa.

(ii)Nhóm đất mặn (ký hiệu M): Diện tích có 278,43 ha, chiếm 1,36% tổng

diện tích tự nhiên. Đất được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông hoặc phù sa biển nhưng phân bố ở địa hình thấp ven biển nên bị ảnh hưởng của mặn. Tuỳ theo độ mặn phân chia thành 2 đơn vị dưới nhóm gồm: Đất mặn nhiểu (Mn) có 81,2 ha và đất mặn ít và trung bình (M) có 177,23 ha.

Nhóm đất này hiện đang được sử dụng cho ni trồng thuỷ sản hoặc gieo trồng lúa đối với đất mặn ít và trung bình.

(iii)Nhóm đất phù sa (ký hiệu P): Diện tích có 7003,39 ha, chiếm 34,15

% tổng diện tích tự nhiên.

Đất được hình thành do q trình bồi tự của phù sa sơng nhưng do phân bố ở địa hình khác nhau nên đã phân hoá tạo thành nhiều loại đất khác nhau gồm: Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb); đất phù sa không được bồi hàng năm (P); đất phù sa glây; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa ngịi suối (Py).

Nhóm đất phù sa là trọng điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, hiện đang sử dụng cho gieo trồng lúa ở những nơi có đủ nước hoặc trồng màu với những nơi có địa hình cao, khơng có nước tưới.

(iv) Nhóm đất xám và bạc màu (ký hiệu X; B): Diện tích có 3315,98

ha, chiếm 16,17% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất này được hình thành do q trình phong hố tại chỗ của các loại đá mẹ giàu thạch anh như đá granit, đá cát, lại phân bố ở địa hình tiếp giáp với vùng đồi núi cao nên bị rửa trôi sét, dinh dưỡng. Một số diện tích bị bạc màu. Nhóm đất này được phân chia thành 2 loại là: Đất xám trên Macma axit và đá cát và loại đất thứ 2 là Đất xám bạc màu trên Macma axit và đá cát.

Loại đất này cũng đang được sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp, mặc dù có độ phì thấp nhưng khả năng thốt nước tốt nên gieo trồng những loại cây màu cũng cho hiệu quả cao nhưng mức đầu tư phân bón lớn.

(vi)Nhóm đất đỏ vàng (ký hiệu F): Diện tích có 8269,62 ha, chiếm

40,33% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất này hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau nên được phân chia thành các loại đất khác nhau bao gồm: đất vàng đỏ trên đá macma axit có diện tích 7.060,31 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) là 84,95 ha. Đất vàng nhạt trên đá cát có 234,6 7 ha và đất nâu vàng trên phù sa cổ 232,67 ha. Ngoài ra trên địa bàn của huyện cịn có 741,97 ha đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Đây cũng là loại đất hình thành tại chỗ nhưng để sản xuất lúa, người dân đã san ủi tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước.

(vii)Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (E): Diện tích có 167,44 ha, chiếm

0,82% diện tích đất tự nhiên của huyện Tư Nghĩa.

Bảng 3.1. Thống kê diện tích nhóm đất, loại đất huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi Đơn vị tính: ha STT TÊN ĐẤT I NHÓM BÃI CÁT VÀ ĐẤT CÁT BIỂN 1 Cồn cát trắng 2 Đất cát biển II NHÓM ĐẤT MẶN 3 Đất mặn nhiều 4 Đất mặn ít và trung bình III NHĨM ĐẤT PHÙ SA

5 Đất phù sa được bồi hàng năm

6 Đất phù sa không được bồi hàng năm

7 Đất phù sa glây

8 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

9 Đất phù sa ngịi suối

IV NHĨM ĐẤT XÁM

10 Đất xám trên Macma axit và đá cát

11 Đất xám bạc màu trên Macma axit và

đá cát

V NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG

12 Đất vàng đỏ trên đá macma axit

13 Đất vàng nhạt trên đá cát

14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ

15 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

VI NHĨM ĐẤT XĨI MỊN TRƠ SỎI ĐÁ

16 Đất xói mịn trơ sỏi đá

A Diện tích đất điều tra đánh giá

B Diện tích tự nhiên

(Nguồn: Dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất lần đầu tỉnh

3.1.2.2. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt của huyện Tư Nghĩa khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống các sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Bàu Giang, sông Cây Bứa và các suối Đà Sơn, suối Tó, kênh chính Nam chảy qua. Nguồn nước trên địa bàn huyện được điều tiết bởi kênh chính Nam cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nên cơ bản đã giải quyết được nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

b. Nguồn nước ngầm:

Tư Nghĩa là nơi có nguồn nước ngầm khá phong phú, mực nước ngầm có độ sâu từ 2 - 4 m, thuận tiện cho việc đào giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt nhân dân trong vùng. Mặt khác có thể khai thác sử dụng nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp.

3.1.2.3. Tài ngun rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 5.682,10 ha. Trong đó, rừng sản xuất có diện tích 3.591,75 ha, rừng phịng hộ có diện tích 2.090,35 ha.

Rừng phịng hộ hiện cịn chủ yếu trên địa hình đồi cao, độ dốc lớn. Trong rừng chủ yếu là cây lấy gỗ và củi, các loại cây đặc sản và động vật quý hiếm hầu như khơng cịn. Thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là rừng tái sinh và tầng cây cỏ bụi.

Trong những năm qua huyện đã quan tâm thực hiện quản lý sử dụng đất rừng và giao đất trồng rừng cho người dân quản lý, chăm sóc nhằm tạo cơng ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Những thuận lợi về tự nhiên

Tư Nghĩa là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Ngãi có tuyến quốc lộ 1, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và đường sắt Bắc - Nam đi qua là điều kiện thuận lợi cho huyện thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền Trung như: Khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, cảng biển Sa Kỳ, khu công nghiệp dịch vụ đô thị Vsip Quảng Ngãi…và thành phố Quảng Ngãi. Với vị trí khá thuận lợi trên

là điều kiện quan trọng để Tư Nghĩa phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố.

- Với diện tích tự nhiên tương đối lớn, đa dạng về loại đất cùng với hệ thống thủy lợi Thạch Nham hoàn thiện, thuận tiện trong việc cung cấp nước cho sản xuất, điều kiện địa hình đa dạng nên thích hợp cho việc phát triển sản xuất nơng nghiệp đa dạng hố cây trồng bao gồm cả cây lương thực, hoa màu theo hướng sản xuất hàng hóa.

3.1.3.2. Khó khăn, hạn chế

- Là huyện ven biển nên hàng năm phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão. Về mùa mưa lũ các vùng hạ lưu Sông Vệ, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ thường bị ngập úng nên phần nào cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, hệ thống các sông ngắn, dốc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w