- Quyền tài phán dân sự
2. Lãnh hải (Territorial Sea)
a. Khái niệm
Theo Điều 2 Công ước 1982, “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng cả vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” .
Lãnh hải ≤ 12,0 M Tiếp giáp Lãnh hải 24,0 M Đặc quyền về kinh tế 200,0 M Nội Thủy Đường cơ sở Biển Quốc tế
• Điều 3 Công ước 1982 về chiều rộng lãnh hải quy định: “Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.
• Điều 15 Công ước 1982: “Khi hai quốc gia có bờ
biển kề nhau hoặc đối diện nhau không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận khác.
b. Chế độ pháp lý của lãnh hải
• Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy
đủ của quốc gia ven biển. Có thể khẳng định rằng, điểm khác biệt cơ bản về chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải so với nội thủy chính là ở lãnh hải thừa nhận quyền “qua lại không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài
• Điều 17 Công ước 1982. Theo đó: “tàu
thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”.