- Thềm lục địa theo khái niệm pháp lý:
Tính từ ranh giới ngoài của Lãnh hải cho đến rìa ngoài của lục địa. Ở nơi nào, rìa ngoài lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý ở nơi đó được mở rộng ra đến 200 hải lý. Ở nơi nào rìa ngoài lục địa vượt quá 200M thì ranh giới ngoài tối đa của thềm lục địa cũng không vượt quá 350 hải lý.
c. Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa.
Điều 77 của công ước qui định:
+ Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
+ Các quyền nói ở khoản a có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.
Đồng thời công ước cũng qui định quốc gia ven biển có quyền tài phán (cho phép hoặc không cho phép) đối với việc xây dựng và lắp đặt các công trình, thiết bị và đảo nhân tạo, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng thềm lục địa của mình.
Chỉ có các đảo thích hợp cho con người đến ở hay có đời sống kinh tế riêng mới được hưởng quyền có thềm lục địa riêng.
d. Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời ơ phía trên TLĐ, và các quyền và các tự do của quốc phía trên TLĐ, và các quyền và các tự do của quốc gia khác.
Điều 78 qui định:
+ Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay vùng trời trên vùng nước này.
+ Công ước đã qui định quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không được ảnh hưởng đến qui chế vùng nước và vùng trời ở trên thềm lục địa, cũng không được làm ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải hay các quyền tự do khác được luật pháp quốc tế thừa nhận.
+ Các bên nước ngoài có quyền được đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Có thể nói rằng chế độ pháp lý đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng thềm lục địa là giống với chế độ pháp lý của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển vùng đặc quyền kinh tế.
Thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa, và trong một số trường hợp, của lục địa, và trong một số trường hợp, thềm lục địa có thể mở rộng ra ngoài giới hạn 200 hải lý đến tối đa là 350 hải lý, còn vùng đặc quyền kinh tế chỉ có thể mở rộng tối đa là 200 hải lý.