BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG (La zone)

Một phần của tài liệu giao duc quoc phong an ninh 12 (Trang 54 - 58)

zone)

1. Biển quốc tế

a. Khái niệm và cách xác định

Thuật ngữ “biển quốc tế” còn gọi là “công hải”, “biển công” hay “biển cả”.

Theo phần VII - Biển cả, mục 1, Điều 86 về phạm vi áp dụng, Công ước Luật biển năm 1982 định nghĩa biển quốc tế là: “...tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo...”.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tính từ bờ biển ra bên ngoài, những vùng biển không phải là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo chính là biển cả.

b. Chế độ pháp lý của biển quốc tế

* Nguyên tắc tự do trên biển cả

Theo nguyên tắc này, tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển. Quyền tự do trên biển cả bao gồm:

+ Tự do hàng hải;

+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI (quy định về thềm lục địa);

+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác với điều kiện tuân thủ phần VI;

+ Tự do đánh bắt hải sản;

+ Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và VIII.

* Địa vị pháp lý của tàu thuyền của các quốc gia trên

biển cả

- Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều có quyền treo cờ của quốc gia tàu mang quốc tịch. Các tàu thuyền chỉ được hoạt động dưới cờ của một quốc gia (Điều 90).

- Đối với tàu chiến và tàu nhà nước dùng trong lĩnh vực phi thương mại, trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của mọi quốc gia, ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.

- Một tàu chiến, khi gặp tàu nước ngoài ở trên biển cả mà không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ (tàu chiến và tàu NN phi thương mại) thì có thể được quyền khám xét, nếu có những lý do chính xác nghi ngờ chiếc tàu đó:

+ Tiến hành cướp biển; + Chuyên chở nô lệ;

+ Phát sóng không được phép;

+ Không có quốc tịch, hay thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến nhưng từ chối treo cờ của nước mình.

2. Đáy đại dương (La zone)

a. Khái niệm và cách xác định đáy đại dương Theo Điều 1 Công ước 1982, “vùng” (zone) là đáy biển và lòng đất Công ước 1982, “vùng” (zone) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia”. Như vậy, có thể hiểu rằng, vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài ranh giới phía ngoài thềm lục địa của tất cả các quốc gia

b.Chế độ pháp lý của đáy đại dương

Một phần của tài liệu giao duc quoc phong an ninh 12 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)