Quyền tài phán

Một phần của tài liệu giao duc quoc phong an ninh 12 (Trang 47 - 50)

Theo quy định của Công ước 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán về:

+ Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình;

+ Nghiên cứu khoa học về biển;

+ Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;

+ Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định (điểm b, c, khoản 1, Điều 56).

* Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế

Theo quy định tại Điều 58 Công ước 1982, trong vùng đặc quyền về kinh tế, bên cạnh thừa nhận và xác lập các quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển, Công ước còn dành cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biển được hưởng một số quyền sau đây:

+ Tự do hàng hải + Tự do hàng không

+ Đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển.

3. Thềm lục địa (Continental Shelf)

a. Khái niệm và cách xác định thềm lục địa

Điều 76 của công ước qui định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý nếu bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.

Rìa ngoài của Lục địa Nội thủy Lãnh hải 200,0 M THỀM LỤC ĐỊA Đường cơ sở Dốc Lục địa

b. Phạm vi giới hạn của thềm lục địa

Một phần của tài liệu giao duc quoc phong an ninh 12 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)