Bàn luận về đặc điểm về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa (Trang 100 - 101)

Đối tượng nghiên cứu bao gồm 10 đối tượng tham gia phỏng vấn sâu, được chẩn đoán là VS do nguyên nhân VTC, đã tham gia NC giai đoạn 1, được lựa chọn theo các bước chọn mẫu để tham gia nghiên cứu giai đoạn 2.

Về độ tuổi, một nửa trong số này đã trên 35 tuổi, độ tuổi được cho là khả năng có thai giảm mạnh, đặc biệt sau độ tuổi 40 [135], trong số đó có một đối tượng đã trên 40 tuổi. Ở độ tuổi này, những phụ nữ khác hầu hết đã có con cái ổn định nên áp lực có con trên đối tượng nhóm tuổi này là rất lớn.

yếu là cao đẳng và đại học, không có đối tượng không biết đọc viết; 6 đối tượng có nghề nghiệp và công ăn việc làm ổn định, 2 đối tượng buôn bán và nội trợ, 2 đối tượng là nông dân. 3 đối tượng sống tại thành thị, một đối tượng sống ở miền núi, 6 đối tượng sống ở vùng nông thôn. Trong số này, tất cả những đối tượng sống ở nông thôn đều sống chung với gia đình nhà chồng.

Về kinh tế, chỉ có một đối tượng có đủ khả năng để đáp ứng về mặt kinh tế đủ cho qui trình điều trị VS bao gồm cả việc TTTON, số còn lại kể cả CBCC hay nông dân thu nhập đều hết sức eo hẹp, hầu như chi phí đi điều trị VS đều phải chạy vạy, vay mượn hoặc xin xỏ, bán đất, bán tài sản để có kinh phí đi điều trị.

Hầu hết đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn đều có thời gian VS tương đối dài, người có thời gian VS tối thiểu là 2 năm, người nhiều nhất là 21 năm, 6 người trong số họ có thời gian VS từ 5 năm trở lên. Thời gian VS dài đồng nghĩa với một quá trình theo đuổi điều trị tương đối lâu, áp lực có con ngày càng nặng nề và thời gian VS cũng tỷ lệ nghịch với khả năng điều trị thành công trong VS [47].

Duy nhất trong số họ chỉ có một đối tượng đã có một con gái, 2 đối tượng đã từng có thai nhưng đã sảy hoặc NPT, còn những đối tượng còn lại chưa có thai lần nào. Áp lực đối với đối tượng đã có con nhưng lại là con gái có thể khác với áp lực của những người đối tượng chưa từng có con, tuy nhiên tất cả những đối tượng này đều đã có một quá trình theo đuổi tương đối dài để điều trị VS chứng tỏ rằng dù đã từng có con gái, nhưng bị áp lực điều trị VS hy vọng có thể có con trai cũng không kém những đối tượng chưa có đứa con nào.

Như vậy, số cỡ mẫu đối tượng tham gia trả lời nghiên cứu tuy không nhiều nhưng gần như có thể có được một bức tranh tương đối đầy đủ về những áp lực ảnh hưởng đến người phụ nữ bị VS do nguyên nhân chính mình. Mỗi đối tượng có hoàn cảnh xã hội, trình độ học thức, văn hóa, nghề nghiệp khác nhau, nhưng đều có chung một áp lực nặng nề của một phụ nữ bị đe dọa mất khả năng sinh đẻ, thậm chí người phụ nữ đã có thai vẫn còn mang nặng tâm lý lo lắng cho đến tận đứa con mình chào đời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w