Bàn luận về những ảnh hưởng từ định kiến của các yếu tố văn hóa, xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa (Trang 124 - 126)

hóa, xã hội và tôn giáo gây áp lực lên người phụ nữ

Trong quan niệm của xã hội Việt Nam, chức năng chính của một người phụ nữ là sinh con, thậm chí sinh được con cũng chưa đủ mà phải sinh con trai. Vì thế, một người phụ nữ không sinh được con không được xã hội chấp nhận, luôn bị coi thường.

Kết quả này tương tự như vài nghiên cứu đã được tiến hành tại Việt Nam [5], [7]. Đối với những nước phương Đông, tuy có khác nhau về các vấn đề xã hội, nhân chủng học, kinh tế, địa lý, và ý thức xã hội của từng nền văn hóa, nhưng hầu như đều chung một điểm là yếu tố giới- nguyên nhân VS do người phụ nữ bao giờ cũng là gánh nặng tinh thần đưa đến áp lực buộc người phụ nữ phải có con bằng mọi giá nếu không muốn mất đi vị thế của mình trong gia đình và mất hạnh phúc trong hôn nhân [44], [87], [96].

Định kiến xã hội cho rằng không có con là do thất đức, kiếp trước ăn ở bạc bẽo hoặc vì một lý do nào đấy nên bị thần linh trừng phạt. Xuất phát tử quan niệm này, nhiều phụ nữ phải đi kêu cầu, lễ lạt ở các đền chùa để mong có thể có con như kết quả phỏng vấn đã cho thấy. Cũng có thể có những người không tin vào điều này, tuy nhiên phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều cho biết có đi lễ lạt, chùa chiến cầu khấn xin có con chứng tỏ ngoài việc tìm kiếm mọi cơ hội để có con, niềm tin vào quan hệ nhân quả, vào sự chi phối của một đấng tối cao nào đó vẫn ngự trị trong tâm trí những người phụ nữ, kể cả những phụ nữ có trình độ học vấn cao.

Việc quan niệm con cái do các đấng bề trên chi phối, không có con là do bị trừng phạt gặp tương đối nhiều ở những nước châu Á và những nước đang phát triển [84], [87], [93]. Và điều đó càng làm tăng thêm gánh nặng tâm lý lên người phụ nữ, vì họ bị xem như chính là những “thủ phạm” của những “tội lỗi” này.

Hoặc có thể, điều mà làm cho người phụ nữ VS luôn lo lắng và tìm cách giấu diếm ngoài chuyện do vô phúc thất đức nên mới mất khả năng sinh đẻ (phụ nữ 37T, nông dân, miền núi), mà còn định kiến xã hội cho rằng lỗi của người phụ nữ cũng có thể do quan hệ nhân quả, chơi bời hư hỏng mới bị VS do tắc 2 VTC “…người ta bảo mình ngày xưa hư hỏng nên mới bị tắc vòi trứng…”(phụ nữ 29T, giáo viên, nông thôn).

Như vậy, VS không đơn thuần chỉ là một tình trạng không sinh nở được. Những phụ nữ bị VS ở những nước đang phát triển thường liên quan đến sự sỉ nhục của xã hội, khó khăn về kinh tế, bị gia đình, xã hội, cộng đồng xa lánh và thậm chí bị bạo hành, đặc biệt bởi chính những ông chồng của họ [140].

Thông qua 10 cuộc phỏng vấn, sự dồi dào về nguồn thông tin kể cả về những thông tin nhạy cảm nhất được cung cấp cho thấy phụ nữ rất sẵn sàng hợp tác với BS điều trị với hy vọng được chia sẻ và được tiếp nhận những tư vấn cụ thể theo từng trường hợp VS và hoàn cảnh của mình. Đây cũng là một thế mạnh trong nghiên cứu định tính được thực hiện bởi những nhà lâm sàng. Nhận xét này cũng trùng hợp với nghiên cứu từ Katja cho thấy những nhà chuyên khoa vô sinh có lợi thế hơn các nhà tâm lý khác khi tiếp cận đánh giá sự ảnh hưởng về mặt tinh thần của phụ nữ bị VS [82].

Nghiên cứu phỏng vấn sâu khác của Wilkes S. cũng cho thấy sự quan trọng của hệ thống CSSKSS giữa người bệnh và thầy thuốc trong đó lấy người bệnh làm trung tâm sẽ giúp đỡ những cặp vợ chồng VS có được sự tư vấn trợ giúp về tinh thần và có được những quyết định đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể [143].

Nhìn chung, rất cần sự quan tâm nhiều hơn nữa về chăm sóc sức khỏe cho những phụ nữ bị VS, không những về mặt điều trị y tế, mà còn những liệu pháp tâm lý trị liệu và đặc biệt cần hơn nữa sự giúp đỡ của cộng đồng để hỗ trợ tư vấn về tâm lý và tinh thần cho người phụ nữ bị VS. Những phụ nữ sống ở nông thôn, thu nhập thấp và sống cùng với gia đình nhà chồng là nhóm phụ nữ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng VS mà đặc biệt nguyên nhân lại bắt nguồn từ phía họ.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w