Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro
xảy ra, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển kinh doanh nếu rủi ro xảy ra. Do
đó ngân hàng Techcombank Khánh Hòa đã phân loại nợ và trích lập đúng và đủ
theo luật định. Sau đây là tình hình trích lập dự phòng rủi ro. Phân loại nợ:
BẢNG 2.18: Phân loại nợ giai đoạn 2008 - 2010
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ
tiêu số tiền % số tiền % số tiền %
Nhóm 1 163,740.41 98.01 213,600.82 96.80 232,048.36 95.95 Nhóm 2 2,489.27 1.49 5,516.55 2.50 7,738.98 3.20 Nhóm 3 334.13 0.20 529.59 0.24 556.24 0.23 Nhóm 4 367.54 0.22 750.25 0.34 1,160.85 0.48 Nhóm 5 133.65 0.08 264.79 0.12 338.58 0.14 Tổng dư nợ 167,065 100 220,662 100 241,843 100
( Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Techcombank Khánh Hòa)
Tình hình trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng:
BẢNG 2.19: Tình hình trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Dự phòng chung 955.23 1,083.11 2,862.35 2.Dự phòng cụ thể 156.62 314.44 435.32 Nhóm 2 37.34 82.75 116.08 Nhóm 3 20.05 31.78 33.37 Nhóm 4 55.13 112.54 174.13 Nhóm 5 44.11 87.38 111.73 Tổng 1,111.85 1,397.55 3,297.67
( Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Techcombank Khánh Hòa)
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng nhà nước có quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng :
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các
khoản nợ theo tiêu chí phân loại nợ.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và
trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các đơn vị khi chất lượng các khoản
vay suy giảm.
Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm cam kết tín dụng như sau:
Tỷ lệ dự phòng:
Nhóm 1 – Cam kết đủ tiêu chuẩn 0% Nhóm 2 – Cam kết cần chú ý 5%
Nhóm 3 – Cam kết dưới tiêu chuẩn 20% Nhóm 4 – Cam kết nghi ngờ 50%
Nhóm 5 – Cam kết có khả năng mất vốn 100%
Dự phòng cụ thể được tính theo giá trị các khoản cam kết tín dụng từng khách hàng tại ngày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo. Giá trị
của tài sản đảm bảo là giá thị trường được chiết khấu theo tỷ lệ quy định cho từng loại tài sản đảm bảo.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, một khoản dự phòng chung cũng được lập với mức tối thiểu bằng 0,75% tổng số dư của các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán tại ngày 30 tháng 11
hàng năm không bao gồm các khoản bảo lãnh và cam kết được phân loại vào nhóm cam kết có khả năng mất vốn. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt
Qua bảng số liệu 2.19 ta thấy tình hình trích lập và phân loại nhóm nợ đủ để bù đắp nếu rủi ro xảy ra.