CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3.2. Biểu đạt về cách nói năng, lối sống và phong tục tập quán
3.2.2. Biểu đạt về lối sống và phong tục tập quán
Mỗi vùng quê lại có những lối sống riêng, những phong tục tập quán riêng, tạo nên những nét đặc trưng của mỗi vùng. Người dân nơi mảnh đất
Nghệ Tĩnh cũng vậy, họ có những cách sống rất bình dị:
“Áo rách khéo vá hơn áo lành vôống (vụng) may”
Không quan tâm nhiều đến hình thức đẹp hay xấu, điều mà mà người Nghệ quan tâm đó là bản chất bên trong của con người, có tốt đẹp thì mới dám khoe ra bên ngồi: “Tốt thì trăng tre, xấu thì dè dự (giữ)”. Không nên “Phéc (vạch) rọt (ruột) cho troi (dịi) rng” khiến người khác chê cười. Trong cách ứng xử hàng ngày, người dân Nghệ Tĩnh cũng rất xem trọng:
“Ăn coi nồi, ngồi xem hướng”.
“Có kiêng mới lành, có dành mới lưa (cịn)”.
Cuộc sống khó khăn đã làm cho người Nghệ biết cách tiết kiệm những mồ hơi nước mắt của mình, biết cách lo toan: “Kẻ hay lo bằng một kho kẻ hay
mần”.
Biết tích góp: “Kẻ hay mua thua kẻ hay góp” Nhưng hơn cả vẫn sự chăm chỉ làm việc:
“Chăm làm là đống vàng mười Ai chăm gánh nặng, ai lười trắng tay”.
Bên cạnh đó, người Nghệ cũng có lối sống rất ích kỷ:
“Của mình thì giự (giữ) bo bo
Của người thì muốn ngả mo mà đùm”.
Lối sống một mình giữa một tập thể:
“Ác (con quạ) ngồi ngọn tre ác lo thân ác. Bèo nằm mặt nác (nước) bèo lo thân bèo”.
Nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ, không đại diện cho bản chất con người Nghệ Tĩnh, nổi bật trong lối sống của người dân xứ Nghệ chính là gần gũi, thân thiết với những người xung quanh, quan niệm của họ khi sống trong tập thể là phải biết giúp đỡ lẫn nhau: “Ăn với chịm ở với xóm”, phải sống có trước có sau, biết ơn những người đã có ơn với mình:
“Có trăng chớ phụ bóng đèn” “Dao vàng tiện đốt mía mưng”.
Bên cạnh đó, người Nghệ cũng rất cẩn thận trong lối sống hàng ngày để tránh mang tiếng xấu với người khác, bởi “nhà có nghẹc (ngạch) véc (vách)
có lộ tai” nên rất dễ gây hiểu lầm, cẩn thận từ những việc nhỏ nhất là ăn trầu: “Ăn trù (trầu) nhớ mở trù ra,một là mặn thuốc, hai là mặn vôi”
Đến việc đi đứng: “Qua vườn cam chớ sửa mụ (mũ); Qua vườn củ chớ
sửa giày”.
Đơi khi có một số người lại q cẩn thận, quá lo xa dẫn đến “Chưa
giàu đạ (đã) lo kẻ trộm”, khiến mọi người cười chê.
Người Nghệ rất xem trọng những con người có học thức, khơn ngoan, biết cách đối nhân xử thế hoặc những người “tra (già) ngay (ngày) dày kén” dày kinh nghiệm, cũng có lịng thương đối với những kẻ dại, nhưng vơ cùng ghét những kẻ có lối dở khơn dở dại:
“Khun cho người ta hại (sợ)
Dại cho người ta thương
Dở dở ương ương người ta ghét”.
Hay những kẻ có lối sống kệch cỡm, khơng phù hợp với tuổi tác của mình:
“Tra (già) rồi con đeo hoa trập trội” “Chuột chù ăn trù (trầu) đỏ mui (môi)”.
Tuy cuộc sống rất nghèo túng, nhưng người Nghệ vẫn ln sịng phẳng với người khác, đặc biệt là trong bn bán: “Bị trao chạc (dây mũi), bạc trao
tay”. Bởi họ quan niệm, chỉ có làm ăn chân chính mới lâu dài, cịn những kẻ
lừa lọc người khác sớm muộn cũng gặp phải kẻ lọc lừa lại mình: “Ba lọc bảy
Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, người Nghệ vẫn luôn tâm niệm, ở hiền sẽ gặp được điều lành, còn “Ở ác kháp (gặp) ông xanh”, ở ác sẽ gặp điều ác mà thôi:
“Trơốc (đầu) khơng mắc thì mắc tai”.
“Tru (trâu) ác thì nghé dạc sừng”.
Ngồi những kinh nghiệm trong lối sống hằng ngày, người Nghệ còn tạo cho mình một đời sống tinh thần vô cùng phong phú như phong tục tập quán, các kinh nghiệm xem thời tiết,…
Cưới vợ là phong tục mà mỗi vùng đều có, ở xứ Nghệ, cưới vợ cũng cần rất nhiều tiền mới êm xuôi được: “Cưới vợ không cheo, như kèo không
chết”.
Khơng có tiền e rằng sự khó thành cơng. Rước được vợ về đã là khó, tạo nên được sự hịa thuận giữa mẹ chồng và con dâu càng khó hơn, bởi vậy, người xứ Nghệ mới có tập tục: “Con du (dâu) vô (vào) nhà, mụ gia (mẹ
chồng) ra ngọ (ngõ)”.
Sau cưới xin, sẽ là sinh con đẻ cái, sinh con đẻ cái là việc vô cùng quan trọng, và phải kiêng khem rất nhiều: “Con so về nhà mạ (mẹ), Con rạ về nhà
chồng”.
Con người sống trên đời ai cũng có lúc vấp phải sai lầm, đối với người dân xứ Nghệ, ở đời có bốn cái ngu mà khơng nên làm để tránh làm ơn mắc ốn:
“Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãng nợ (lãnh nợ), gác cu cầm chầu”.
Người Nghệ còn lưu giữ cho mình kho kinh nghiệm vơ cùng phong phú. Chỉ riêng với việc xem thời tiết, có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ mà người dân xứ Nghệ đã ghi lại:
“Ác tắm thì giợ (tạnh), tráo trợ (sáo mính đen mỏ vàng) thì mưa.” “Diều reo thì nắng, sáo tắm thì mưa”
Hay:
“Mây kéo xuống bể trời nắng chang chang Mây kéo lên ngàn mưa như tran như trút”. “Khi nào chuối nước nở hoa
Cỏ gà nứt rệ (rễ) ấy là trời mưa.”
Cũng là mưa, nhưng có cơn mưa đem lại cho người dân mùa màng tươi tốt, có cơn mưa lại khiến cho người dân lầm vào cảnh thất bát:
“Mưa tháng ba ra mọi việc”
“Mưa tháng tư mọi việc”.
Khơng chỉ có kinh nghiệm coi mưa nắng, mà người Nghệ con biết cả cách coi sấm:
“Sấm ra tháng chín
Cấy trên đống nhấm (rấm) cụng được ăn.”
“Sấm tháng mười cày cươi (sân) mà cấy”.
Và cả cách coi chớp:
“Chớp cửa Lò rệt (đuổi) bò mà chạy”
“Chớp mụi (mũi) Đao dợ (dỡ) rào mà nấu Chớp mụi Lỗi cổi (cởi) áo ra phơi”.
Sấm ra vào tháng chín, mười đều là những tháng tốt mang lại sự tốt đẹp cho mùa màng. Làm nông nghiệp, sự thuận lợi của thời tiết là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn đó chính là canh tác, gieo trồng. Trước khi gieo lúa xuống thì phải chọn ruộng, trải qua nhiều lần, người dân xứ Nghệ đã đúc rút ra được rằng: “Ruộng cao trồng mầu, ruộng sâu cấy chiêm”.
Đến giai đoạn gieo mạ, cấy lúa, người Nghệ quan niệm “cấy dày đầy ló
(lúa)”, rồi đến giai đoạn bón phân, bón phân là cơng đoạn quan trọng thứ hai
nói về sự quan trọng của phân bón: “Ruộng khơng phân như thân không của”.
Hay: “Cục phân cân ló (lúa)”
Gieo mạ, bón phân, chăm sóc và đợi đến ngày thu hoạch, trong những ngày chờ đợi ấy, người dân xứ Nghệ đã quan sát những thay đổi xung quanh mình để sự đốn sự bội thu hay thất bát của mùa màng, và một trong những cách đó chính là quan sát cây dâu, và cây nhãn ra hoa, kết quả: “Sây (sai) du
(quả dâu) đại hạn, sây nhạn được mùa”.
Khơng chỉ có kinh nghiệm xem thời tiết, người xứ Nghệ cịn có rất nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác nhau như chăn nuôi, trồng hoa màu, ăn uống,…Đối với việc chăn nuôi, cũng như trồng lúa, người Nghệ cũng rất coi trọng chăn nuôi, bởi vậy ni bất cứ con vật gì cũng đều rất chu đáo, từ việc nuôi gà: “Chuồng gà hướng Đông cái lông nỏ (khơng) cịn”.
Đến kinh nghiệm chọn trâu: “Sừng bánh ná, dạ bình vơi, mắt ốc nhồi”. Cả việc chọn lợn: “Chám trán lọ đuôi không ni cũng nậy (lớn)”. Bên cạnh chăn ni, thì trồng hoa màu cũng là vấn đề mà người Nghệ đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm như đối với tháng giêng nên đúc củ từ, tháng 4 nên đúc lạc: “Tháng giêng đúc từ, tháng tư đúc lạc”. Còn một số loại cây hoa khác như: “Kê chớ lông tra (già), Cà chớ lơng non”.
Tuy khơng có những món ăn quá cầu kỳ, tỉ mỉ nhưng người Nghệ vẫn biết cách để chế biến các món ăn của mình dù đơn giản nhưng vẫn mang một hương vị riêng:
“Thịt lợn thì nấu hành hoa
Thịt tru nấu tỏi, thịt ga (gà) nấu gừng”. “Canh tập tàng, cơm rang, cá náng”.
Mỗi mùa một thức ăn riêng: “Ếch tháng ba, ga (gà) tháng tám”, lúc ăn uống cũng phải biết chọn lựa thì mới có được món ăn ngon nhất:
“Cam tròn, thị vẹo, khế cù queo”.
“Chuối mùa đông cho khôông (không) nỏ lấy”. “Ăn cau chọn trấy (quả) trửa (giữa) buồng”. “Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim”.
Những kinh nghiệm dân gian, những phong tục tập quán của người Nghệ xưa đến nay vẫn được con cháu lưu giữ, tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc cho vùng đất Nghệ Tĩnh khó có thể lẫn lộn với bất kì vùng miền nào khác.
Tiểu kết:
Sinh sống trên mảnh đầy những khó khăn, vất vả nhưng người dân xứ Nghệ vẫn luôn giữ tâm hồn lạc quan, yêu đời. Vươn lên khỏi những khó khăn, vất vả, người dân nơi đây đã biến những mảnh đất khô cằn thành nơi của những làng nghề trù phú, biến mỗi làng quê trở nên nổi tiếng với những đặc sản riêng. Và trên quê hương trù phú ấy, chúng ta bắt gặp những con người xứ Nghệ chân chất, khiêm tốn, những con người vẫn vui vẻ dù cuộc sống có bao nhọc nhằn, những con người dù có lam lũ, khốn khó vì miếng cơm manh áo thì vẫn ln giữ tấm lịng thanh bạch, vẫn học cách nói năng theo đúng phép tắc, lễ nghĩa. Những con người ấy còn biết sáng tác ra những câu thành ngữ, tục ngữ để lưu lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu đời sau. Thành ngữ, tục ngữ ấy sẽ là vốn sống phong phú mà các thế hệ sau phải biết quý trọng, vận dụng, lưu giữ.
KẾT LUẬN
Ra đời từ khi nhân dân ta cịn chưa có chữ viết, được lưu lại bằng hình thức truyền miệng nhưng đến ngày hôm nay, thành ngữ tục ngữ vẫn còn nguyên những giá trị ban đầu của nó. Cũng có một số câu thành ngữ, tục ngữ đã khơng cịn phù hợp với xã hội hiện đại hôm nay, nhưng đại đa số những câu cịn lại vẫn có ý nghĩa. Bởi thành ngữ, tục ngữ chính là những tri thức dân gian vô cùng quý báu mà các thế hệ cha ông đã góp nhặt và truyền lại cho chúng ta.
Tìm hiểu về thành ngữ, tục ngữ là chúng ta đang tiếp cận với một kho tri thức vô cùng to lớn và thú vị. Mỗi câu mỗi chữ sẽ đem đến những cái hay, cái đẹp, những hiểu biết về kinh nghiệm trong việc ứng xử với tự nhiên, với con người, xã hội. Tuy nhiên sẽ càng thú vị hơn khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc sắc của những từ ngữ địa phương (phương ngữ) có mặt trong thành ngữ, tục ngữ của một vùng đất cố định, bởi phương ngữ chính là đặc sản văn hóa của vùng miền đó mà khơng thể nhầm lẫn với bất kỳ vùng nào khác. Mỗi vùng có một đặc sản phương ngữ riêng và trong số những đặc sản đó, khơng thể khơng nhắc đến đặc sản của vùng đất Nghệ Tĩnh.
Xứ Nghệ không chỉ là vùng đất của những câu ca dao, của những câu ví dặm ngọt ngào mà cịn là q hương của những câu thành ngữ, tục ngữ rất độc đáo với cách sử dụng từ ngữ đậm chất Nghệ. Người Nghệ đã biết cách pha trộn những từ ngữ dân tộc mượt mà bên cạnh những từ ngữ địa phương giản dị. Bên cạnh sự mượt mà, giản dị thì thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh đã đem lại cho chúng ta những kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, về những biến thể âm tiết, của phương ngữ Nghệ Tĩnh so với từ ngữ toàn dân. Hơn thế nữa thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh còn là kho tàng kinh nghiệm phong phú về lối
sống, về cách xem thời tiết, về phong tục tập quán, và cả về cách nói năng và về ẩm thực của người Nghệ.
Cuộc sống của chúng ta đang dần thay đổi, đang dần hiện đại hơn với sự trợ giúp của máy móc, và dường như chúng ta đang dần dần quên đi những thứ thuộc về giá trị tinh thần mà cha ơng ta đã dày cơng góp nhặt. Bởi vậy, nghiên cứu “đặc điểm phương ngữ thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh” không chỉ đơn giản là nghiên cứu những cái hay, cái riêng của phương
ngữ và thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh mà còn là mong muốn của người viết đối với việc lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần vơ giá khơng chỉ đối với người dân xứ Nghệ mà cịn đối với cả người Việt, góp phần bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa cho mn đời sau.
Thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh là nơi lưu giữ vốn từ địa phương nơi đây, thể hiện âm giọng khác biệt với ngơn ngữ tồn dân. Đặc biệt là lưu giữ vốn từ vựng mà chỉ có ở phương ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng và phương ngữ Bắc miền Trung nói chung, góp phần tạo nên sự phong phú của tiếng Việt. Đó là những từ thuần Việt, từ cổ, góp phần giúp cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên)(1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hố Thơng tin, H.
2. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên)(2005), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An, Vinh.
3. Nguyễn Nhã Bản (2001) Bản sắc văn hoá của người Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An.
4. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt (In lần thứ 3), Nxb ĐHQG
Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD, H.
6. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7. Việt Chương (2003), Từ điển thành ngữ, tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb
Tổng hợp Đồng Nai.
8. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb GD, H. 9. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb GD. 10. Đặng Thanh Hòa (2005), Từ điển phương ngữ Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2001), Từ điển thuật ngữ
Văn học, Nxb Giáo dục, H.
12. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn
hóa Thơng tin, H.
13. Lê Đức Luận ( 2005), Bài giảng Văn học dân gian (lưu hành nội bộ), Đà Nẵng
14. Lê Đức Luận ( 2009), Bài giảng Thi pháp văn học dân gian (lưu hành nội bộ), Đà Nẵng.
15. Lê Đức Luận (2012), Điểm nhìn nghiên cứu văn học ( Tái bản), Nxb Văn học, H
16. Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt (tái bản), Nxb Đà Nẵng, H.
17. Hoàng Thị Thân (2005), Bài giảng ngữ âm Tiếng Việt (lưu hành nội bộ), Đà Nẵng.
18. Nguyễn Thị Trúc (2007), Bài giảng dẫn luận ngôn ngữ học (lưu hành nội bộ), Đà Nẵng.