CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
2.2. Đặc điểm của phương ngữ Nghệ Tĩnh xét về từ vựng
2.2.1. Từ đơn nghĩa
-thấy → chộ: Mất cộ chộ mới. -lớn → nậy: Mưa to gió nậy.
-bát → đọi: Rửa đọi thì chớ chồng cao. -vỡ → bể: lao nhao như bồ chao bể ổ.
-đuổi → rệt: Chớp cửa Lò rệt bò mà chạy.
- cịn → lưa: Có kiêng mới lành, có dành mới lưa. - gặm → cạp: Thương khơng có xương mà cạp. - đầu → trôốc: “Ăn cúi trôốc,
- thuyền → nốôc: đẩy nôốc van làng”. - kêu → gọi van: đẩy nôốc van làng”.
- váy → mấn: “Áo mấn vấn cột đầu”. - lúa → ló: Xuân Viên lắm ló.
- trơng → coi: Ăn coi nồi, ngồi xem hướng.
- thấy → chộ: Có khun (khơn) ngoan đến cựa quan mới chộ. - không → nỏ: Chuồng gà hướng Đơng cái lơng nỏ cịn. - níu → tríu: Tríu chắc như rạm trơi bè.
- lỗ → bộơng: Nói thì cóc trong bơộng cụng (cũng) muốn bị ra nghe. - ném → xán: Nói như đá xán.
- làm → mần: Nói thì sắc lẻm, mần thì cùn trơ. - cong → vẹo: Cam tròn, thị vẹo, khế cù queo.
- dùi đục → dùi cui: Nói như dùi cui chấm nác mắm. - vạch → phéc: Phéc rọt (ruột) cho troi (dịi) rng. - đục → ruông: Phéc rọt cho troi ruông.
- sợ → hại: Khun cho người ta hại.
- dây → chạc: Bò trao chạc, bạc trao tay. - gặp → kháp: Ở ác kháp ông xanh.
- sân → cươi: Sấm tháng mười cày cươi mà cấy. - trồng → lông: Kê chớ lông tra, Cà chớ lông non.
- mẹ chồng → bà gia-mụ gia: Con du vô nhà, mụ gia ra ngọ.
- khoe khoang → trăng tre: Tốt thì trăng tre, xấu thì dè dự (giữ). -gìn giữ → dè dự:Tốt thì trăng tre, xấu thì dè dự.
- thủng → trôộng: Ăn như bịch (bồ) trơộng khu (đít). - núi → rú: Bà rú Lơng đi ông rú Trà.
- ngái → xa: Bán chị em ngái mua láng giềng ghin (gần).
Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh, một nét nghĩa nhưng lại có rất nhiều cách gọi. Ví dụ từ “vụng” trong “ăn vụng” thì ở phương ngữ Nghệ Tĩnh có hai cách gọi khác nhau, đó là ăn “chùng” và ăn “phúng”: “Đói ăn chùng,
cùng ăn trộm”; “Đói ăn phúng, túng mần càn”.
2.2.2. Từ đa nghĩa
Từ địa phương Nghệ Tĩnh ngoài sự biến âm tương đối đơn giản với ý nghĩa giống nhau như tru – trâu, trù – trầu, du – dâu, mói – muối, nác – nước, thì cịn có các từ ngữ khi biến âm lại mang thêm một nghĩa khác ngoài nghĩa giống từ ngữ tồn dân. Ví dụ từ “gấy” trong câu: “Ả em gấy như trấy (trái) cau non” ngoài mang nghĩa là con gái thì cịn mang thêm một nghĩa nữa là chỉ người vợ: “Buồn như anh mất gấy”.
Đi ăn cỗ người Nghệ Tĩnh gọi là đi ăn cộ: “Ai mà biết ma ăn cộ (cỗ)”;
“Ăn khơng lo, ba bị đơm khơng nên một cộ”.
Và từ “cộ” cịn có thêm một nét nghĩa nữa là “cũ” (đồ vật): “Áo mới
may, xỏ cựa (cửa) tay vào là cộ”.
Từ “chắc” trong câu: “Anh em chém chắc đàng sống không chém chắc
đàng lại”. Đối chiếu về từ tồn dân, từ “chắc” có nghĩa giống với từ “nhau”
nhưng khi người Nghệ nói “một chắc” thì nó cịn có nghĩa là một mình. Từ “mự” trong tiếng Nghệ ngồi dùng để gọi mợ (vợ của cậu): “Cậu
bụng trự khơng bằng mự bụng lịng”. Ngồi ra “mợ” cịn được dùng để gọi vợ
của chú (thím): “Bác một trự, mự cũng một đồng”.
“Bạo” là từ dùng để chỉ sự khỏe mạnh, ngồi ra nó cịn thêm một nét nghĩa khác là bão (mưa bão): “Bạo (khỏe) không ai khen, hèn người ta chê”
“Con ơi nghe lấy lời cha
Mồng năm tháng chín thật là bạo (bão) rươi”.
Từ “cơộc”, có hai nét nghĩa, nét nghĩa thứ nhất, từ “cơộc” có nghĩa là “gốc”: “Đồ hàm hô côộc chuối’; “Ngài (người) trên cơn (cây) không hại (sợ)
Ngài dưới côộc lại lo”. Nét nghĩa thứ hai, từ cơộc” có nghĩa là gậy.
Từ “mơ” trong phương Nghệ Tĩnh có hai nét nghĩa, “mơ” tương đương vơi từ “đâu” và “mô” tương đương với từ “nào” trong ngơn ngữ tồn dân:
“Cơm mơ (đâu) no chó, Ló mơ no ga”; “Mưa khi mô (nào) mát mặt khi nấy (ấy)”.
Trong phương ngữ Nghệ Tĩnh ta còn thấy sự đa dạng khi một từ có thể ghép với rất nhiều từ để tạo ra từ mới. Ví dụ, từ “mụ” có 2 nét nghĩa là vợ và chỉ người phụ nữ đã đứng tuổi thì trong phương ngữ từ “mụ” có thể ghép với rất nhiều từ có nghĩa hồn tồn khác nhau: mụ o (bà cô), mụ gia (mẹ chồng), mụ nậy (vợ lớn), mụ mọn (vợ bé), mụ du (con dâu), mụ tra (bà già):
“Mụ o nhọn mồm”.
“Con du vô nhà, mụ gia ra ngọ”. “Cười như mụ tra được mấn mới”.
Tương tự ta có từ “bựa” có nghĩa là hơm, ngày bữa lần, tương tự từ “bữa” trong ngơn ngữ tồn dân có thể ghép và tạo ra rất nhiều từ mới, ví dụ: bựa diếp (hơm kia), bựa lâu (ngày quá đã lâu), bựa mai (ngày mai), bựa mốt (ngày mốt), bựa sơ (hôm kia), bựa tê (hôm kia), bựa tề (hôm kia), bựa tê bựa tệ (ngày hoặc những ngày hơm trước kìa):
“Ăn bựa hôm lo bựa mai”.
“Ăn bựa mai nhớ để cổ khoai bựa mốt”.
Phương ngữ Nghệ Tĩnh có số lượng từ ngữ đa dạng hơn hẳn so với ngơn ngữ tồn dân. Có nhiều từ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh ngồi có ý nghĩa tương xứng với từ tồn dân thì cịn có thêm một nghĩa khác, ví dụ từ
“gấy”, hoặc một biến âm của phương ngữ Nghệ lại có cách đọc trùng với từ khác trong ngơn ngữ tồn dân, ví dụ từ “điều” trong ngơn ngữ tồn dân, khi sang phương ngữ Nghệ Tĩnh sẽ là “đều”: “Hơn một ngày sinh hay một đều (điều)”.
Nhưng từ “đều” trong ngôn ngữ tồn dân lại có nghĩa khác là “đều đặn”. Tương tự từ “cắn” trong phương ngữ Nghệ Tĩnh có nghĩa là đục: “Cắn
(trong) dự giá như vàng”, và từ “cắn” trong ngơn ngữ tồn dân lại có thêm
một nét nghĩa nữa là cắn trong cắn nhau. Sự đa dạng trong từ ngữ đã làm cho phương ngữ Nghệ Tĩnh trở nên đặc sắc, có những nét đặc riêng nhưng cũng khơng dễ dàng để tìm hiểu. Phải tùy theo hoàn cảnh, tùy theo nhân vật giao tiếp mà chúng ta mới có thể hiểu hết được nội dung, thái độ của người Nghệ đối với vấn đề, với nhân vật đang giao tiếp để từ đó có cách ứng xử phù hợp.
Tiểu kết:
Phương ngữ Nghệ Tĩnh có số lượng biến đổi tương đối nhiều so với ngơn ngữ tồn dân, kể cả về nguyên âm, phụ âm, về cấu tạo từ,…Sự biến đổi này đã tạo nên sự đa dạng trong lời ăn tiếng nói khi giao tiếp của người Nghệ bởi ngoài cách sử dụng từ ngữ toàn dân ra, cịn có cách dùng từ ngữ địa phương. Và từ địa phương không chỉ được người Nghệ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hằng ngày mà còn được sử dụng trong thành ngữ và tục ngữ, trong kho tàng văn hóa dân gian. Chính điều này đã làm cho thành ngữ, tục ngữ mang những đặc sắc riêng, khó có thể trộn lẫn với thành ngữ, tục ngữ của bất kỳ vùng miền nào trên cả nước.
CHƯƠNG 3
Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA PHƯƠNG NGỮ NGHỆ TĨNH TRONG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ