Biểu đạt về cách nói năng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG NGỮ THỂ HIỆN TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH 10600929 (Trang 45)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.2. Biểu đạt về cách nói năng, lối sống và phong tục tập quán

3.2.1. Biểu đạt về cách nói năng

Nói năng, giao tiếp là một phần khơng thể thiếu của bất kì ai, bất kì người dân ở chốn nào. Người Nghệ rất coi trọng việc nói năng giao tiếp giữa người với người, họ quan niệm rằng: “Khéo bán khéo mua vẫn thua người

khéo nói”.

Bn may, bán đắt nhưng vẫn không thể thắng được cái tài của người khéo nói. Đời người trước hết phải học ăn, quan trọng thứ hai chính là học nói. Đối với nhừng người có tài ăn nói, đến mức “Nói thì cóc trong bơộng (lỗ) cụng (cũng) muốn bị ra nghe” thì chắc hẳn sẽ dành được cho mình rất

nhiều tài lộc. Tuy nhiên không phải lúc nào người Nghệ cũng thích nghe những lời nói hay ho, những lời nói ngọt ngào, có lúc họ lại muốn “nói một

câu cho vng”, lời nói nhanh gọn, dứt khốt nhưng như vậy khơng có nghĩa

là họ thích kiểu “Nói như dùi cui (dùi đục) chấm nác (nước) mắm” hay “Nói

như đá xán (ném)” mà tùy theo hoàn cảnh, tùy theo từng vai giao tiếp để chọn

cách nói năng. Ở đâu cũng có những kẻ nhiều chuyện nói từ chuyện đồng hoang sang chuyện đồng rậm, những kẻ “Nói thì sắc lẻm, mần (làm) thì cùn trơ”, chỉ biết nói khoe khoang mà làm khơng nên hồn, những kẻ “ăn khơng nên đọi (chén) nói khơng nên lời” khiến người dân xứ Nghệ vô cùng khinh

ghét. Hơn thế, cịn có những kẻ điêu ngoa, chua chát muốn “nói cơộc (gốc) tre nhè cơộc hóp”, nói người này mà ám chỉ người kia, khơng nói trực tiếp

mà nói bóng, nói gió vơ cùng khó chịu. Người Nghệ tuy rằng khơng nói năng hoa mỹ, thậm chí có lúc cịn rất cộc lốc nhưng quan trọng hơn cả là tấm lịng của họ vẫn ln rộng rãi, hiếu khách với tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG NGỮ THỂ HIỆN TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NGHỆ TĨNH 10600929 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)