Thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (Trang 63 - 65)

Trong những năm qua, công tác thanh tra, giám sát đánh giá đầu tư được tăng cường ở tất cả các cấp đến chủđầu tư. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La chấp hành các cuộc thanh tra, giám sát, kiểm toán của cấp trên như: HĐND tỉnh Sơn La, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Xây dựng, Kiểm toán Nhà nước. Tập trung vào các nội dung giám sát như theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của Bộ, ngành…quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết vùng kinh tế, các khu công nghiệp,…kế hoạch đầu tư có liên quan đến địa bàn theo quy định của pháp luật. Giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tư dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.

Bảng 2.8 Tổng hợp các cuộc kiểm tra giám sát

TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng số dự án thực hiện 12 12 13

2 Số dự án thực hiện giám

58

Từđó, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều tiến bộ, chất lượng, hiệu quả công trình, dựán ngày được nâng cao, cụ thể:

- Việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, kết quảđấu thầu, thanh quyết toán đã tuân thủ theo các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quy định của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng. Trong quá trình thẩm định các dựán đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt như: quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lãnh thổ đểxem xét đến sự phát triển của kiến trúc đô thị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan;

- Công tác kiểm tra để chỉ đạo tiến độ và chất lượng công trình được quan tâm hơn. Luôn theo dõi sâu sát, kiểm tra chất lượng và tiến độ các công trình, nhất là các công trình trọng điểm. Từ đó phát hiện và bổ sung những sai sót kịp thời đểđẩy nhanh tiến độ thi công;

- Việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đã được thực hiện có kinh nghiệm hơn, đạt kết quả tốt hơn, tạo điều kiện để các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đẩy nhanh tiến độvà hoàn thành đưa vào sử dụng;

- Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB của Ban có nhiều tiến bộ, nề nếp, hiệu quả và chất lượng công trình đảm bảo.

Bảng 2.9 Đánh giá kết quả triển khai thực hiện côngtác thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án

Nội dung/tiêu chí đánh giá Rất Thang đánh giá

tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án

Số ý

kiến 5 7 22 17 9

% 8 12 37 28 15

(Nguồn:Báo cáo tổng kếtnăm 2018)

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án thực hiện chưa đạt yêu cầu. Có đến 15% đối tượng nhận xét công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở mức yếu, 28% trung bình. Trong khi đó trong giai đoạn 2011-2017 đã có nhiều đoàn thanh tra của các Bộ, ngành Trung ương, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra tỉnh, thanh tra thuộc các Sở, ngành tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

59

nhằm mục tiêu phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiệncủa các chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thuộc tỉnh triển khai thực hiện và định kỳ lập, gửi báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư các dự án theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (Trang 63 - 65)