Tăng cường hiệu quả của việc triển khai các hạng mục trong xây dựng cơ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (Trang 87 - 98)

bản

3.2.4.1 Hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB

Xây dựng các quy định cụ thể, chi tiết, đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo cho phù hợp với thực tế, đó là cơ chế công khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh.

Cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý đầu tư và xây dựng khi để xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư XDCB của nhà nước do vi phạm các quy định quản lý đầu tư xây dựng.

Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chủđầu tư theo hướng chủđầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án.

82

được quyền lợi của 3 bên: Nhà nước, chủđầu tư và người dân. Đền bù thỏa đáng cho người phải di dời, đồng thời cũng phải có biện pháp cứng rắn yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương và quyết định của cấp có thẩm quyền về giải phóng mặt bằng.

Phát triển, khuyến khích hình thức đầu tư tín dụng thay cho hình thức cấp phát vốn đối với các dựán đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội có khảnăng thu hồi vốn.

3.2.4.2 Một số giải pháp hỗ trợ

Một là, nâng cao chất lượng của quy hoạch: Huy động sự tham gia rộng rãi của đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân vào việc lập quy hoạch. Đồng thời, tăng cường kỷ cương thực thi theo quy hoạch đã được phê duyệt trên tất cả các bình diện: công khai quy hoạch, tuânthủ quy hoạch, chế tài theo quy hoạch.

Xây dựng quy hoạch chiến lược là sự hợp nhất các quy hoạch: kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị để tìm tiếng nói chung đảm bảo yêu cầu công bằng, sống tốt và tính bền vững. Quy hoạch chiến lược là sự hợp tác về mặt tổ chức giữa Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp theo phương pháp quy hoạch có sự tham gia. Điều đó là sức mạnh để huy động các nguồn lực và phối hợp hành động trên diện rộng, là công cụ quản lý của chính quyền, quản lý đầu tưcông hiệu quả.

Hai là, lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án: Thực hiện cơ chế người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ quyết định đầu tư trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn. Áp dụng các chế tài buộc người có thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư phải cân nhắc thận trọng khi quyết định đầu tưnhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay từ chủ trương đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình. Tăng cường việc phân cấp trong công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát trong quản lý đầu tư công để kịp thời xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Cần cần tập trung đầu tư vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng. Cần tập trung xây dựng dứt điểm và đồng bộ một số công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm trong khu công nghiệp.

83

Ba là, thẩm định và thẩm định độc lập dự án: Công tác thẩm định dự án đã được quy định trong các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư công. Vấn đề là làm thế nào để việc thẩm định dự án trở nên thực chất và có chất lượng. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tưcông. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mực thẩm định dự án cho mọi dự án đầu tưcông, bất kể nguồn vốn như thế nào. Áp dụng thẩm định độc lập đối với các dự án quan trọng, dự án nhóm A, B để xác định tính khả thi, hiệu quả của dự án một các tốt nhất. Sự lạc quan thái quá và thiếu khách quan đối với các dự án đầu tư công - do xác định chi phí quá thấp và lợi ích quá cao - là hiện tượng phổ biến. Chính vì vậy, luôn cần phải kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn, hơn nữa lại do chính cơ quan thực hiện tự thẩm định.

Tăng cường vai trò giám sát- tưvấn phản biện của các tổ chức chính trịxã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Ngoài việc thực hiện tốt vai trò giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc,.… cần có những quy định Pháp luật bắt buộc phải có giám sát, tư vấn - phản biện và giám định xã hội của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng đối với các dự án lớn - quan trọng ở trung ương và địa phương giao một số dịch vụ công sang cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp (cấp chứng chỉ, đào

tạo, xây dựng tiêu chuẩn ....), một số lĩnh vực có thể giao cho tổ chức xã hội nghề

nghiệpsáng kiến và soạn thảo luật thuộc ngành nghề chuyên môn phù hợp.

Bốn là, tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án: Về các mặt tổ chức, việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý, dự kiến tiến độ v.v. tất cả phải được chuẩn bị kỹ càng và thực tế. Quy trình đấu thầu công khai, công bằng, và hiệu quả cũng cần được xây dựng và công bố. Cũng cần lường trước những cơ chế để ngăn chặn nguy cơ tăng chi phí trong tương lai. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư công thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tưcông. Chỉ khởi công công trình khi đã giải phóng mặt bằng theo tiến độ.

Trong giai đoạn này thì chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm, quyết định đến chất lượng của dự án (cả kinh tế, xã hội và chất lượng công trình). Vì vậy việc qui định

84

trình độ năng lực của chủ đầu tưđối với từng loại dự án là hết sức quan trọng. Các đơn vị tưvấn quản lý dự án, giám sát chất lượng, các nhà thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tưthông qua hợp đồng kinh tế, điều đáng lưu ý là hợp đồng kinh tế hiện đang chưa được coi trọng, còn rất chung chung, thiếu các quy định ràng buộc, các chế tài cần thiết. Vì vậy cần phải có những qui định chi tiết cụ thể theo hướng phù hợp với hội nhập quốc tế. Các chủ thể liên quan như người quyết định đầu tư, người cấp vốn, phải chịu trách nhiệm việc bố trí đủ vốn theo tiến độ kế hoạch và phải chịu trách nhiệm chế tài khi vi phạm. Bổ sung các qui định về bảo trì, bảo dưỡng, duy tu đối với các dự án. Đưa ra các qui định nhằm thực hiện đúng thời gian theo qui định.

Năm là, siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án: Để tránh khả năng những điều chỉnh này bị lợi dụng cũng như để giảm chi phí điều chỉnh, cần thực hiện thật tốt các khâu ở phía trước, đặc biệt là các khâu lập dự toán, thẩm định, lựa chọn, ký kết hợp đồng mua sắm, lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai dự án. Đồng thời, hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ cũng cần được thực hiện để có được bức tranh cập nhật về tình hình triển khai dự án, đặc biệt là về chi phí và lợi ích. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để đình chỉ thậm chí hủy bỏ các dự án được phát hiện là kém hiệu quả và lãng phí. Đồng thời phải thắt chặt khả năng điều chỉnh tiến độ, dự toán và phương án tài chính để buộc chủ đầu tưphải tính toán căn cơ ngay từ trước khi thực hiện dự án; Những dự án đề nghị điều chỉnh cần có luận chứng chi tiết; Quy rõ trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân là nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án.

Sáu là, kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc: Mục đích chính của khâu này là đánh giá xem dự án có được triển khai theo đúng thiết kế, tiến độ và ngân sách dự toán, có chất lượng và kết quả đúng như kỳ vọng, và đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Bên cạnh việc đánh giá này, dự án cũng có thể được kiểm toán (một

cách chọn lọc) để đánh giá mức độ tuân thủ của dự án đối với hệ thống luật định về

đầu tư công.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu quả đầu tư và xử lý mạnh những người có liên quan chịu trách nhiệm đối với dự án kém hiệu quả. Giáo dục đào tạo, lựa chọn cán

85

bộ liên quan, xử lý nghiêm khắc mọi cán bộ vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Đưa vào luật việc bắt buộc phải kiểm toán mọi khoản thanh toán sử dụng vốn nhà nước.

3.2.4.3 Một số kiến nghị với các cấp quản lý Tăng cường công tác quản lý về đấu thầu

Thực hiện nghiêm chỉnh, cũng như hướng dẫn chi tiết cho các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Nhà nước trong công tác đấu thầu. Nghiêm cấm và tham mưu UBND tỉnh chế tài đối với các địa phương, đơn vị đưa các tiêu chí chưa phù hợp hoặc quá cao so với yêu cầu kỹ thuật của gói thầu vào hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, qua đó làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu.

Cung cấp và đăng tải đầy đủ thông tin trên báo đấu thầu, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và thực hiện lộ trình đấu thầu qua mạng theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 3/2014/NĐ-CP ngày 2 / /2014 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Quy định niêm yết công khai số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh) tại nơi bán hồ sơ mời thầu; vị trí niêm yết phải rõ ràng, dễ quan sát để tổ chức, công dân kịp thời phản ánh nếu phát hiện thiếu công khai, minh bạch.

Chủ trì tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý về đấu thầu trên địa bàn; kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về đấu thầu.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dựán đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Thường xuyên rà soát, đôn đốc, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp vốn đầu tư từ NSNN. Chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho nhà thầu, nhất là mặt bằng, nguồn

86

nguyên liệu. Tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị và nhà thầu rà soát tiến độ thi công của từng dự án; yêu cầu các đơn vị báo cáo kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện dự án và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Đối với các dự án được giao vốn thực hiện trong kế hoạch hàng năm, Ban Quản lý các khu công nghiệp cần tham mưu UBND tỉnh những quy định về tiến độ đối với từng thời điểm cụ thể như: yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện giao dịch tại KBNN hoặc hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu để khởi công xây dựng công trình (đối với các dự án khởi

công mới) trước ngày 30/ ; điều chuyển vốn đối với các dự án đến hết ngày 30/9 có tỷ

lệ giải ngân dưới 0% hay đến hết ngày 30/11 có tỷ lệ giải ngân dưới 85%,hoặc không bố trí kế hoạch vốn năm sau đối với các dự án đến hết ngày 30/9 có tỷ lệ giải ngân dưới 30%; ….

Ban Quản lý các khu công nghiệp cần thường xuyên phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nắm bắt tình hình, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư theo từng loại nguồn vốn, từng lĩnh vực, từng chương trình, dự án để kịp thời đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Phối hợp với Sở Tài chính tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư lập hồ sơ, thủ tục thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật hiện hành. Rà soát, thống kê và đề xuất xử lý các chủ đầu tư chậm trễ trong việc hoàn tất thủ tục quyết toán các công trình hoàn thành thuộc thẩm quyền phê duyệt quyết toán của Chủ tịch UBND tỉnh.

Tăng cường công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra và giám sát, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công

Tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công. Nâng cao chất lượng công tac kiểm toán, thanh tra, kiểm tra các dự án, công trình đầu tư công từ NSNN, trong đó tập trung vào những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực. Kịp thời phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm, nghiêm minh các sai trái, vi phạm.

87

Tăng cường vai trò của cơ quan dân cử, tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể quân chúng trong giám sát, phát hiện và đánh giá hoạt động đầu tư.

Xử lý nghiêm minh trong việc sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước cho đầu tư công. Làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị trong quá trình quản lý, điều hành đầu tư công từ NSNN khi để xảy ra thất thoát, lãng phí và chi tiêu không đúng mục đích.

Kết luận chương 3

Trên thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư công từ NSNN tại Ban Quản lý các khu

công nghiệp tỉnh Sơn La đã được phân tích, đánh giá trong Chương 2 và định hướng

mục tiêu của công tác này trong thời gian tới; Chương 3 đã đềra định hướng phát triển cơ sở hạ tầng tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La và một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư công từ NSNN tại Ban Quản lý các khu

công nghiệp tỉnh Sơn La như: nâng cao chất lượng công tác lập dự án, khảo sát thiết

kế, công tác đánh giá đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; tăng cường công tác quản lý, lựa chọn nhà thầu; nâng cao năng lực, trách nhiệm của nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý vốn đầu tư công; nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công, chất lượng nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư công và hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách quản lý đầu tư công. Như vậy, quản lý vốn đầu tư nói chung và quản lý vốn đầu tư công từ NSNN là hoạt động phức tạp, chủ thể quản lý có nhiều cấp, nhiều ngành và đối tượng quản lý chính là vốn, đặc biệt trong XDCB sử

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La (Trang 87 - 98)